Hai lý do chính tăng giá xăng dầu
Người phát ngôn Chính phủ nói về quyết định tăng giá xăng dầu gây xôn xao hôm 28/3
“Nếu không cho tăng ở thời điểm giá xăng dầu thế giới đang đỉnh điểm mà đợi khi giá xăng dầu thế giới có biểu hiện đi xuống mới tăng thì truyền thông có thể sẽ suy diễn không đúng do không hiểu hết”.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lý giải như vậy tại buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 29/3, trước nhiều câu hỏi của báo giới về quyết định tăng giá xăng dầu của liên bộ Tài chính – Công Thương cách đây một ngày.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, chúng ta đã nhiều lần bàn về giá xăng dầu và hiện các bộ đang điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84, trong đó quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục… để điều chỉnh tăng hay giảm giá xăng dầu.
Về lý do phải tăng giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đứ Đam cho rằng, có hai yếu tố chính, đó là giá xăng dầu của Việt Nam hiện thấp hơn các nước có cùng biên giới, và quan trọng hơn là do giá bán hiện thấp hơn giá cơ sở.
“Nếu duy trì giá cũ thì quỹ bình ổn giá sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ, chỉ còn cách lấy ngân sách để bù, nhưng chúng ta đã thống nhất nguyên tắc là không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải dần tiến tới theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, người phát ngôn của Chính phủ nói.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, lẽ ra giá xăng dầu phải được tăng từ tháng trước, nhưng do phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên Chính phủ quyết định chưa cho tăng. Đến nay, trước tình hình quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết khả năng, mặc dù giá xăng dầu thế giới có đi xuống nhưng giá bán xăng dầu vẫn thấp hơn nên cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, ông Đam thông tin thêm, giá xăng thế giới tăng giảm ngoài lý do biến động chính trị bất thường thì cũng có quy luật của nó. Ngay tại cuộc họp tháng trước, các bộ đã dự liệu từ giữa tháng 3 trở đi, khi thời tiết qua mùa đông, giá xăng dầu sẽ không tăng cao nữa.
Do đó, nếu không cho tăng ở thời điểm giá xăng dầu thế giới đang đỉnh điểm mà đợi khi giá xăng dầu thế giới có biểu hiện đi xuống mới tăng thì truyền thông có thể sẽ suy diễn không đúng do không hiểu hết. Điều quan trọng nhất là phải công khai minh bạch tất cả các yếu tố, quỹ bình ổn có bao nhiêu, từng doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu, giá nhập khẩu, giá thế giới là bao nhiêu...
Chính phủ khẳng định “điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, bảo đảm an ninh năng lượng và vì lợi ích chung của nền kinh tế xã hội, của đất nước chứ không vì lợi ích cục bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Lý giải vì sao lại có sự điều chỉnh khá cao, khiến người dân và doanh nghiệp khá ngỡ ngàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, quan điểm điều hành của Chính phủ và liên bộ Tài chính - Công Thương là luôn xác định và cân nhắc các lợi ích và hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.
“Trong lần điều chỉnh này, sau khi tính toán đủ chi phí của xăng dầu thì kết quả là giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành, cụ thể với mặt hàng xăng là 1.430 đồng/lít, dầu diesel là 362 đồng/lít, dầu hỏa 480 đồng/lít, dầu mazut 807 đồng/kg. Đấy chính là chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành trước thời điểm 20 giờ ngày 28/3. Liên bộ đã quyết định đề xuất phương án là điều chỉnh giá đúng bằng chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành”, Thứ trưởng Mai cho hay.
Trước băn khoăn của báo giới về hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện chưa được công khai minh bạch, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính nói, trong quá trình điều hành giá xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương luôn luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ “ghi nhận” ý kiến này và trong thời gian tới sẽ làm sao công khai minh bạch để các cơ quan báo chí và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến để việc điều hành giá xăng dầu được sát hơn.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã lý giải như vậy tại buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 29/3, trước nhiều câu hỏi của báo giới về quyết định tăng giá xăng dầu của liên bộ Tài chính – Công Thương cách đây một ngày.
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, chúng ta đã nhiều lần bàn về giá xăng dầu và hiện các bộ đang điều hành giá xăng dầu theo Nghị định 84, trong đó quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục… để điều chỉnh tăng hay giảm giá xăng dầu.
Về lý do phải tăng giá xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Đứ Đam cho rằng, có hai yếu tố chính, đó là giá xăng dầu của Việt Nam hiện thấp hơn các nước có cùng biên giới, và quan trọng hơn là do giá bán hiện thấp hơn giá cơ sở.
“Nếu duy trì giá cũ thì quỹ bình ổn giá sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ, chỉ còn cách lấy ngân sách để bù, nhưng chúng ta đã thống nhất nguyên tắc là không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải dần tiến tới theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, người phát ngôn của Chính phủ nói.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, lẽ ra giá xăng dầu phải được tăng từ tháng trước, nhưng do phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên Chính phủ quyết định chưa cho tăng. Đến nay, trước tình hình quỹ bình ổn giá đã sử dụng hết khả năng, mặc dù giá xăng dầu thế giới có đi xuống nhưng giá bán xăng dầu vẫn thấp hơn nên cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, ông Đam thông tin thêm, giá xăng thế giới tăng giảm ngoài lý do biến động chính trị bất thường thì cũng có quy luật của nó. Ngay tại cuộc họp tháng trước, các bộ đã dự liệu từ giữa tháng 3 trở đi, khi thời tiết qua mùa đông, giá xăng dầu sẽ không tăng cao nữa.
Do đó, nếu không cho tăng ở thời điểm giá xăng dầu thế giới đang đỉnh điểm mà đợi khi giá xăng dầu thế giới có biểu hiện đi xuống mới tăng thì truyền thông có thể sẽ suy diễn không đúng do không hiểu hết. Điều quan trọng nhất là phải công khai minh bạch tất cả các yếu tố, quỹ bình ổn có bao nhiêu, từng doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu, giá nhập khẩu, giá thế giới là bao nhiêu...
Chính phủ khẳng định “điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định, bảo đảm an ninh năng lượng và vì lợi ích chung của nền kinh tế xã hội, của đất nước chứ không vì lợi ích cục bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Lý giải vì sao lại có sự điều chỉnh khá cao, khiến người dân và doanh nghiệp khá ngỡ ngàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, quan điểm điều hành của Chính phủ và liên bộ Tài chính - Công Thương là luôn xác định và cân nhắc các lợi ích và hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.
“Trong lần điều chỉnh này, sau khi tính toán đủ chi phí của xăng dầu thì kết quả là giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành, cụ thể với mặt hàng xăng là 1.430 đồng/lít, dầu diesel là 362 đồng/lít, dầu hỏa 480 đồng/lít, dầu mazut 807 đồng/kg. Đấy chính là chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành trước thời điểm 20 giờ ngày 28/3. Liên bộ đã quyết định đề xuất phương án là điều chỉnh giá đúng bằng chênh lệch giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành”, Thứ trưởng Mai cho hay.
Trước băn khoăn của báo giới về hoạt động của quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện chưa được công khai minh bạch, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính nói, trong quá trình điều hành giá xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương luôn luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ “ghi nhận” ý kiến này và trong thời gian tới sẽ làm sao công khai minh bạch để các cơ quan báo chí và nhân dân giám sát, đóng góp ý kiến để việc điều hành giá xăng dầu được sát hơn.