Hai mặt sòng bài
Bài bạc hợp pháp là con dao hai lưỡi, sử dụng như thế nào cho có lợi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người cầm dao
Từ Macao tới Mexico, sòng bạc mọc lên nhanh hơn những miếng phỉnh bay trên bàn xóc đĩa.
Sinh ra bởi các tập đoàn đa quốc gia, quảng bá bởi Internet, thúc đẩy bởi du lịch, bài bạc hợp pháp đã xuất hiện ở những nơi ít ai ngờ, nhưng liệu ngành kinh doanh này có giúp các nước nghèo trở nên giàu có hay không?
Macao hợp pháp hóa cờ bạc từ thế kỷ 19 nhưng chỉ năm năm gần đây, sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc (1999) lãnh thổ này mới là thánh địa của dân bài bạc. Năm 2004 sòng bạc the Sands của ông trùm Las Vegas là Sheldon Adelson trở thành sòng bạc phương Tây đầu tiên mở tại Macao; năm ngoái sòng bạc Wynn Macau có vốn đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ bắt đầu hoạt động.
Nay thì lãnh thổ này có 23 sòng bạc và nhiều sòng khác đang được thiết kế. Doanh thu sòng bạc của Macao năm ngoái là 6,8 tỉ đô la, hơn cả Las Vegas. Macao chỉ là trường hợp điển hình cho hiện tượng bùng nổ sòng bài ở châu Á. Theo Công ty PricewaterhouseCoopers, doanh số ngành sòng bạc hợp pháp toàn cầu hiện vào khoảng 80 tỉ đô la, sẽ lên 125 tỉ đô la năm 2010.
Có nhiều yếu tố khiến cho bài bạc hợp pháp bùng nổ. Sự gia tăng tiêu dùng ở các nước đang phát triển tạo ra một nguồn khách hàng mới; các tập tục xã hội được nới lỏng, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của ngành du lịch toàn cầu, trong đó sòng bài được coi là công cụ không thể thiếu để tăng lợi thế so sánh. Ở đâu có các yếu tố này, ở đó có sòng bài.
Nước Nga chẳng hạn, từ số không hiện đã có khoảng 800 sòng bài; các nước nghèo Myanmar, Việt Nam, Campuchia, thậm chí CHDCND Triều Tiên cũng có sòng bài. Đảo quốc nổi tiếng thận trọng là Singapore năm ngoái cũng phá lệ, mở cửa mời gọi đầu tư vào hai khu du lịch-sòng bài kiểu Las Vegas để thu hút du khách, cạnh tranh với Campuchia và Trung Quốc là hai điểm đến có nhiều di tích văn hóa lịch sử.
Bài bạc được toàn cầu hóa, hiện đại hóa mang theo những mặt đối lập cần chú ý để khai thác hoặc hạn chế. Nếu bị buông lỏng, sòng bài có thể xói mòn sự ổn định chính trị và nền tài chính quốc gia bằng cách gây ra những núi nợ khổng lồ, bần cùng hóa một bộ phận dân chúng; ngược lại nếu khai thác hợp lý, nó có thể giúp các nước đang phát triển có nguồn thu ngân sách để không phụ thuộc quá đáng vào việc gia tăng thuế khóa.
Mong La là một thị trấn nhỏ ở miền Đông Bắc nghèo khó và bất ổn của Myanmar, nằm trong khu vực Tam giác Vàng. Tại đây tổ chức ma túy khét tiếng UWSA xây dựng sòng bài trên biên giới Myanmar-Lào-Trung Quốc, thuê cả các đoàn vũ công chuyển đổi giới tính từ Thái Lan sang phục vụ. Vào thời cao điểm, Mong La đón tới 350.000 du khách Trung Quốc mỗi năm và doanh thu từ sòng bạc Mong La từ 1998-2004 khoảng 5 tỉ đô la Mỹ.
Một phần số tiền này được đầu tư vào cơ sở hạ tầng của thị trấn nhưng do luật pháp lỏng lẻo, phần lớn khoản tiền này chảy vào túi các quan chức tham nhũng và các tay trùm thuốc phiện. Lo ngại vì Mong La ở cận kề biên giới, cuối năm 2005 Trung Quốc siết chặt việc xuất cảnh sang Myanmar, và mùa xuân 2006 nhiều sòng bạc tại Mong La đã phải đóng cửa.
Macao cũng từng phải đối phó với những hệ quả xấu của nạn bài bạc. Vào thập niên 1990, các băng đảng tội phạm ở Macao thường bắn nhau trên đường phố để tranh giành lãnh địa, rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác. Khách du lịch tránh xa Macao. Nhưng rồi thành phố hợp pháp hóa việc kinh doanh sòng bạc và thực hiện các biện pháp quản lý.
Cùng với việc mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư sòng bài, chính quyền ra sức tấn công tội phạm và siết chặt việc chống rửa tiền. Các sòng bài Macao phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, minh bạch hóa các hoạt động tài chính để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thành phố trở lại yên tĩnh và du khách kéo tới ngày càng đông, không chỉ để chơi bài mà để chiêm ngưỡng một di sản văn hóa thế giới.
Mong La và Macao thể hiện hai mặt của quá trình toàn cầu hóa ngành công nghiệp bài bạc. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sòng bạc dễ trở thành nơi kinh doanh bất hợp pháp thu lợi nhuận tài trợ các hoạt động tội ác; ngược lại sẽ là một ngành kinh doanh có lợi nhuận cao.
So với bài bạc bất hợp pháp, chính quyền dễ dàng quản lý và giám sát hoạt động của sòng bài hợp pháp, nhất là ở các khu du lịch-sòng bài có hệ thống giám sát công nghệ cao, có kiểm tra hoạt động tài chính nghiêm ngặt. Về lâu dài, sự điều hành tốt và luật hóa có thể hạn chế được việc bùng nổ sòng bài “chui” do các ông trùm mafia nắm giữ. Bài bạc hợp pháp còn có những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Ở Argentina, các sòng bài sử dụng 55.000 lao động; trong khi ở Singapore việc mở ra bốn khu sòng bài sẽ tạo thêm 35.000 việc làm, chưa kể việc làm trong các dịch vụ liên quan.
Nhưng “cờ bạc là bác thằng bần”. Ở những xã hội luật pháp còn yếu kém, bài bạc có thể làm cho hàng triệu người khánh kiệt. Bài bạc không giúp đưa nền kinh tế tiến lên nấc cao hơn trên chuỗi giá trị gia tăng, không phát triển sản phẩm hay rèn luyện kỹ năng lao động. Đồng tiền thu được từ bài bạc cũng dễ bị phân phối một cách mờ ám, không phục vụ cho các mục tiêu xã hội. Chưa kể sòng bài là nơi tốt nhất để rửa những đồng tiền bẩn thu được từ ma túy, tội ác và tham nhũng mà hiện đã lên tới quy mô 1.500 tỉ đô la mỗi năm trên quy mô toàn cầu.
Những vấn đề này không phải là không giải quyết được. Để hạn chế mặt xấu, tận dụng lợi ích của sòng bài, các chính phủ phải có mối quan tâm tích cực và cẩn trọng. Trong những trường hợp thành công, các quốc gia vừa hợp pháp hóa sòng bài vừa tiến hành những biện pháp đủ mạnh để hạn chế tác động tai hại của nó.
Có những nước đưa ra mức phí vào cửa sòng bạc thật cao, như Singapore sắp làm, để bảo đảm rằng dân nghèo không thể vào đánh bài xả láng. Có nước như Nam Phi quy định các sòng bạc phải dành một phần lợi nhuận thích đáng cho các chương trình phúc lợi xã hội. Có nước bắt buộc nhà đầu tư phải dùng một phần diện tích đất để xây dựng và kinh doanh các dịch vụ không liên quan tới bài bạc như bảo tàng hay rạp hát.
Các quốc gia thành công đã giải quyết tốt bài toán làm thế nào để công nghiệp sòng bài không chỉ không làm hại người dân thường mà còn mang lại lợi ích cho quốc gia thông qua việc đóng thuế và tạo công ăn việc làm. Các nước có cơ chế điều hành tốt và hệ thống tư pháp vững vàng như Singapore có thể giải bài toán này khá nhanh trong khi những nước yếu kém hơn như Campuchia phải mất vài thập kỷ. Nhưng trong lúc đối mặt với thách thức của việc làm trong sạch ngành cờ bạc, các nước này vẫn có thể thu hút du khách, tăng doanh thu du lịch và nguồn thu ngân sách một cách hợp lý.
Ở quy mô xã hội, bài bạc hợp pháp là con dao hai lưỡi, sử dụng như thế nào cho có lợi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người cầm dao.
Sinh ra bởi các tập đoàn đa quốc gia, quảng bá bởi Internet, thúc đẩy bởi du lịch, bài bạc hợp pháp đã xuất hiện ở những nơi ít ai ngờ, nhưng liệu ngành kinh doanh này có giúp các nước nghèo trở nên giàu có hay không?
Macao hợp pháp hóa cờ bạc từ thế kỷ 19 nhưng chỉ năm năm gần đây, sau khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc (1999) lãnh thổ này mới là thánh địa của dân bài bạc. Năm 2004 sòng bạc the Sands của ông trùm Las Vegas là Sheldon Adelson trở thành sòng bạc phương Tây đầu tiên mở tại Macao; năm ngoái sòng bạc Wynn Macau có vốn đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ bắt đầu hoạt động.
Nay thì lãnh thổ này có 23 sòng bạc và nhiều sòng khác đang được thiết kế. Doanh thu sòng bạc của Macao năm ngoái là 6,8 tỉ đô la, hơn cả Las Vegas. Macao chỉ là trường hợp điển hình cho hiện tượng bùng nổ sòng bài ở châu Á. Theo Công ty PricewaterhouseCoopers, doanh số ngành sòng bạc hợp pháp toàn cầu hiện vào khoảng 80 tỉ đô la, sẽ lên 125 tỉ đô la năm 2010.
Có nhiều yếu tố khiến cho bài bạc hợp pháp bùng nổ. Sự gia tăng tiêu dùng ở các nước đang phát triển tạo ra một nguồn khách hàng mới; các tập tục xã hội được nới lỏng, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt của ngành du lịch toàn cầu, trong đó sòng bài được coi là công cụ không thể thiếu để tăng lợi thế so sánh. Ở đâu có các yếu tố này, ở đó có sòng bài.
Nước Nga chẳng hạn, từ số không hiện đã có khoảng 800 sòng bài; các nước nghèo Myanmar, Việt Nam, Campuchia, thậm chí CHDCND Triều Tiên cũng có sòng bài. Đảo quốc nổi tiếng thận trọng là Singapore năm ngoái cũng phá lệ, mở cửa mời gọi đầu tư vào hai khu du lịch-sòng bài kiểu Las Vegas để thu hút du khách, cạnh tranh với Campuchia và Trung Quốc là hai điểm đến có nhiều di tích văn hóa lịch sử.
Bài bạc được toàn cầu hóa, hiện đại hóa mang theo những mặt đối lập cần chú ý để khai thác hoặc hạn chế. Nếu bị buông lỏng, sòng bài có thể xói mòn sự ổn định chính trị và nền tài chính quốc gia bằng cách gây ra những núi nợ khổng lồ, bần cùng hóa một bộ phận dân chúng; ngược lại nếu khai thác hợp lý, nó có thể giúp các nước đang phát triển có nguồn thu ngân sách để không phụ thuộc quá đáng vào việc gia tăng thuế khóa.
Mong La là một thị trấn nhỏ ở miền Đông Bắc nghèo khó và bất ổn của Myanmar, nằm trong khu vực Tam giác Vàng. Tại đây tổ chức ma túy khét tiếng UWSA xây dựng sòng bài trên biên giới Myanmar-Lào-Trung Quốc, thuê cả các đoàn vũ công chuyển đổi giới tính từ Thái Lan sang phục vụ. Vào thời cao điểm, Mong La đón tới 350.000 du khách Trung Quốc mỗi năm và doanh thu từ sòng bạc Mong La từ 1998-2004 khoảng 5 tỉ đô la Mỹ.
Một phần số tiền này được đầu tư vào cơ sở hạ tầng của thị trấn nhưng do luật pháp lỏng lẻo, phần lớn khoản tiền này chảy vào túi các quan chức tham nhũng và các tay trùm thuốc phiện. Lo ngại vì Mong La ở cận kề biên giới, cuối năm 2005 Trung Quốc siết chặt việc xuất cảnh sang Myanmar, và mùa xuân 2006 nhiều sòng bạc tại Mong La đã phải đóng cửa.
Macao cũng từng phải đối phó với những hệ quả xấu của nạn bài bạc. Vào thập niên 1990, các băng đảng tội phạm ở Macao thường bắn nhau trên đường phố để tranh giành lãnh địa, rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác. Khách du lịch tránh xa Macao. Nhưng rồi thành phố hợp pháp hóa việc kinh doanh sòng bạc và thực hiện các biện pháp quản lý.
Cùng với việc mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia đầu tư sòng bài, chính quyền ra sức tấn công tội phạm và siết chặt việc chống rửa tiền. Các sòng bài Macao phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, minh bạch hóa các hoạt động tài chính để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thành phố trở lại yên tĩnh và du khách kéo tới ngày càng đông, không chỉ để chơi bài mà để chiêm ngưỡng một di sản văn hóa thế giới.
Mong La và Macao thể hiện hai mặt của quá trình toàn cầu hóa ngành công nghiệp bài bạc. Nếu không được quản lý chặt chẽ, sòng bạc dễ trở thành nơi kinh doanh bất hợp pháp thu lợi nhuận tài trợ các hoạt động tội ác; ngược lại sẽ là một ngành kinh doanh có lợi nhuận cao.
So với bài bạc bất hợp pháp, chính quyền dễ dàng quản lý và giám sát hoạt động của sòng bài hợp pháp, nhất là ở các khu du lịch-sòng bài có hệ thống giám sát công nghệ cao, có kiểm tra hoạt động tài chính nghiêm ngặt. Về lâu dài, sự điều hành tốt và luật hóa có thể hạn chế được việc bùng nổ sòng bài “chui” do các ông trùm mafia nắm giữ. Bài bạc hợp pháp còn có những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Ở Argentina, các sòng bài sử dụng 55.000 lao động; trong khi ở Singapore việc mở ra bốn khu sòng bài sẽ tạo thêm 35.000 việc làm, chưa kể việc làm trong các dịch vụ liên quan.
Nhưng “cờ bạc là bác thằng bần”. Ở những xã hội luật pháp còn yếu kém, bài bạc có thể làm cho hàng triệu người khánh kiệt. Bài bạc không giúp đưa nền kinh tế tiến lên nấc cao hơn trên chuỗi giá trị gia tăng, không phát triển sản phẩm hay rèn luyện kỹ năng lao động. Đồng tiền thu được từ bài bạc cũng dễ bị phân phối một cách mờ ám, không phục vụ cho các mục tiêu xã hội. Chưa kể sòng bài là nơi tốt nhất để rửa những đồng tiền bẩn thu được từ ma túy, tội ác và tham nhũng mà hiện đã lên tới quy mô 1.500 tỉ đô la mỗi năm trên quy mô toàn cầu.
Những vấn đề này không phải là không giải quyết được. Để hạn chế mặt xấu, tận dụng lợi ích của sòng bài, các chính phủ phải có mối quan tâm tích cực và cẩn trọng. Trong những trường hợp thành công, các quốc gia vừa hợp pháp hóa sòng bài vừa tiến hành những biện pháp đủ mạnh để hạn chế tác động tai hại của nó.
Có những nước đưa ra mức phí vào cửa sòng bạc thật cao, như Singapore sắp làm, để bảo đảm rằng dân nghèo không thể vào đánh bài xả láng. Có nước như Nam Phi quy định các sòng bạc phải dành một phần lợi nhuận thích đáng cho các chương trình phúc lợi xã hội. Có nước bắt buộc nhà đầu tư phải dùng một phần diện tích đất để xây dựng và kinh doanh các dịch vụ không liên quan tới bài bạc như bảo tàng hay rạp hát.
Các quốc gia thành công đã giải quyết tốt bài toán làm thế nào để công nghiệp sòng bài không chỉ không làm hại người dân thường mà còn mang lại lợi ích cho quốc gia thông qua việc đóng thuế và tạo công ăn việc làm. Các nước có cơ chế điều hành tốt và hệ thống tư pháp vững vàng như Singapore có thể giải bài toán này khá nhanh trong khi những nước yếu kém hơn như Campuchia phải mất vài thập kỷ. Nhưng trong lúc đối mặt với thách thức của việc làm trong sạch ngành cờ bạc, các nước này vẫn có thể thu hút du khách, tăng doanh thu du lịch và nguồn thu ngân sách một cách hợp lý.
Ở quy mô xã hội, bài bạc hợp pháp là con dao hai lưỡi, sử dụng như thế nào cho có lợi phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của người cầm dao.