Hai sếp nữ Việt Nam được Forbes vinh danh
Tổng giám đốc Vinamilk và Chủ tịch Dược Hậu Giang vào top 50 nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á
Tạp chí uy tín Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2013. Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên và Chủ tịch Dược Hậu Giang Phạm Thị Việt Nga là hai nữ doanh nhân Việt Nam vinh dự lọt vào danh sách này.
Forbes cho biết, danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2013 (50 Businesswomen In The Mix) được thực hiện dựa trên thành tích hoạt động của các nữ doanh nhân trong năm qua.
Năm 2012 được tạp chí này đánh giá là một năm đầy khó khăn của kinh tế toàn cầu, với sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, sự phục hồi yếu ớt của kinh tế Mỹ, và khủng hoảng nợ tiếp tục bám đuổi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Bất chấp những khó khăn này, những nữ doanh nhân châu Á được vinh danh đã chèo lái doanh nghiệp của họ đạt mức lợi nhuận cao hơn, hoặc ít nhất cũng mở ra triển vọng kinh doanh sáng sủa hơn.
Nhận xét về Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp nằm dưới sự chèo lái của nữ Chủ tịch kiêm CEO 59 tuổi Mai Kiều Liên, Forbes viết: “Là một trong những thương hiệu có khả năng sinh lợi tốt nhất tại Việt Nam và là một cổ phiếu blue-chip tại thị trường chứng khoán trong nước, Vinamilk đã duy trì sự tăng trưởng liên tục cả về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi được niêm yết vào năm 2006. Bất chấp một năm khó khăn đối với hầu hết các công ty ở Việt Nam, Vinamilk đã đạt mức tăng trưởng doanh thu 23% trong năm 2013, với doanh thu lên tới 1,3 tỷ USD. Lợi nhuận ròng của công ty tăng gần 40%, lên mức 280 triệu USD. Bà Mai Kiều Liên đang đưa công ty tiến ra thị trường quốc tế, với sản phẩm hiện đã được xuất khẩu tới 23 quốc gia”.
Trong phần giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, công ty do nữ doanh nhân 61 tuổi Phạm Thị Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch, Forbes viết: “Bà Phạm Thị Việt Nga gia nhập Dược Hậu Giang vào năm 1988. Kể từ đó, bà đã đưa công ty này từ chỗ là một tập hơn những xí nghiệp nhỏ, làm ăn yếu kém, ngấp nghé bờ vực phá sản, trở thành một trong những công ty dược phẩm được niêm yết lớn nhất ở Việt Nam. Dược Hậu Giang sản xuất và tiếp thị hơn 300 sản phẩm dược. Công ty này cũng tham gia vào lĩnh vực sản xuất container và đóng gói. Năm 2012, lợi nhuận ròng của Dược Hậu Giang tăng 18%, đạt 24 triệu USD trên doanh thu 140 triệu USD”.
Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nhân Việt Nam nói chung và doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng được Forbes vinh danh. Năm ngoái, bà Mai Kiều Liên đã lọt vào danh sách 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất của khu vực châu Á của tạp chí này. Mới đây, Forbes cũng đưa ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, vào xếp hạng tỷ phú thế giới.
Cùng được Forbes vinh danh với bà Mai Kiều Liên và bà Phạm Thị Việt Nga còn có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiếng khác ở châu Á. Trong đó, phải kể tới bà Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, người đang nắm vai trò Giám đốc điều hành quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings của đảo quốc sư tử; nữ tỷ phú Zhang Xin, nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Soho; “bà hoàng khai mỏ” Gina Rinehart của Australia, Chủ tịch tập đoàn Hancock Prospecting…
Forbes cho biết, danh sách 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2013 (50 Businesswomen In The Mix) được thực hiện dựa trên thành tích hoạt động của các nữ doanh nhân trong năm qua.
Năm 2012 được tạp chí này đánh giá là một năm đầy khó khăn của kinh tế toàn cầu, với sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, sự phục hồi yếu ớt của kinh tế Mỹ, và khủng hoảng nợ tiếp tục bám đuổi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Bất chấp những khó khăn này, những nữ doanh nhân châu Á được vinh danh đã chèo lái doanh nghiệp của họ đạt mức lợi nhuận cao hơn, hoặc ít nhất cũng mở ra triển vọng kinh doanh sáng sủa hơn.
Nhận xét về Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp nằm dưới sự chèo lái của nữ Chủ tịch kiêm CEO 59 tuổi Mai Kiều Liên, Forbes viết: “Là một trong những thương hiệu có khả năng sinh lợi tốt nhất tại Việt Nam và là một cổ phiếu blue-chip tại thị trường chứng khoán trong nước, Vinamilk đã duy trì sự tăng trưởng liên tục cả về doanh thu và lợi nhuận kể từ khi được niêm yết vào năm 2006. Bất chấp một năm khó khăn đối với hầu hết các công ty ở Việt Nam, Vinamilk đã đạt mức tăng trưởng doanh thu 23% trong năm 2013, với doanh thu lên tới 1,3 tỷ USD. Lợi nhuận ròng của công ty tăng gần 40%, lên mức 280 triệu USD. Bà Mai Kiều Liên đang đưa công ty tiến ra thị trường quốc tế, với sản phẩm hiện đã được xuất khẩu tới 23 quốc gia”.
Trong phần giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, công ty do nữ doanh nhân 61 tuổi Phạm Thị Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch, Forbes viết: “Bà Phạm Thị Việt Nga gia nhập Dược Hậu Giang vào năm 1988. Kể từ đó, bà đã đưa công ty này từ chỗ là một tập hơn những xí nghiệp nhỏ, làm ăn yếu kém, ngấp nghé bờ vực phá sản, trở thành một trong những công ty dược phẩm được niêm yết lớn nhất ở Việt Nam. Dược Hậu Giang sản xuất và tiếp thị hơn 300 sản phẩm dược. Công ty này cũng tham gia vào lĩnh vực sản xuất container và đóng gói. Năm 2012, lợi nhuận ròng của Dược Hậu Giang tăng 18%, đạt 24 triệu USD trên doanh thu 140 triệu USD”.
Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nhân Việt Nam nói chung và doanh nhân nữ Việt Nam nói riêng được Forbes vinh danh. Năm ngoái, bà Mai Kiều Liên đã lọt vào danh sách 50 doanh nhân nữ quyền lực nhất của khu vực châu Á của tạp chí này. Mới đây, Forbes cũng đưa ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, vào xếp hạng tỷ phú thế giới.
Cùng được Forbes vinh danh với bà Mai Kiều Liên và bà Phạm Thị Việt Nga còn có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiếng khác ở châu Á. Trong đó, phải kể tới bà Ho Ching, phu nhân Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, người đang nắm vai trò Giám đốc điều hành quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings của đảo quốc sư tử; nữ tỷ phú Zhang Xin, nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Soho; “bà hoàng khai mỏ” Gina Rinehart của Australia, Chủ tịch tập đoàn Hancock Prospecting…