Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam
Hàn Quốc hiện dẫn đầu trong số 78 các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
Với 1.458 dự án và trên 9,36 tỷ USD vốn đăng ký, Hàn Quốc hiện dẫn đầu trong số 78 các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Thống kê từ Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, những năm gần đây doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng. Năm 2005 Hàn Quốc có gần 5,3 tỷ USD vốn đầu tư, đứng thứ tư trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam; năm 2006 đã vươn lên vị trí dẫn đầu với khoảng 8,6 tỷ USD vốn đầu tư.
Nhìn vào xu hướng phát triển về nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, cùng với những động thái của các doanh nghiệp Hàn Quốc thời gian qua, một quan chức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) dự báo sẽ có bước đột phá mạnh mẽ về đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Ông Park Sam Koo, Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam - cho biết tập đoàn này có kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD cho một số dự án tại Việt Nam. Trong số đó, đáng kể nhất là dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội), với tổng vốn 2,5 tỷ USD.
Hiện Kumho Asiana đã có 1 tỷ USD vốn đầu tư tại Việt Nam. Theo kế hoạch, vào tháng 10 tới, Công ty xây dựng Daewoo - một trong 38 công ty thành viên của Kumho Asiana sẽ khởi công dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây, với số vốn 300 triệu USD.
Ông Park Sam Koo cho biết, Kumho Asiana còn xúc tiến tìm hiểu đầu tư một số dự án lớn khác như xây dựng cảng biển Vũng Tàu, đường cao tốc Thủ Đức-Nhơn Trạch (Tp.HCM)...
Teachang - một liên doanh giữa tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may với tập đoàn Dệt may Việt Nam và Công ty TNHH Thiên Nam - sau thời gian hoạt động ổn định tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên) đã tiếp tục đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất vải Denim tại thành phố Nam Định, với tổng công suất 30 triệu mét vải/năm, tổng vốn đầu tư 40 triệu USD.
Trong số 170 doanh nghiệp tham gia kỳ họp lần thứ 9 của Ủy ban Hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc hồi đầu tháng 7 vừa qua, có nhiều doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng, dịch vụ, thương mại và tài chính, cho thấy tín hiệu về hợp tác của giới doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực này được mở rộng không chỉ trong lĩnh vực dệt may, da giày mà còn sang cả những lĩnh vực công nghệ cao.
Thống kê từ Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, những năm gần đây doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày một tăng. Năm 2005 Hàn Quốc có gần 5,3 tỷ USD vốn đầu tư, đứng thứ tư trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam; năm 2006 đã vươn lên vị trí dẫn đầu với khoảng 8,6 tỷ USD vốn đầu tư.
Nhìn vào xu hướng phát triển về nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, cùng với những động thái của các doanh nghiệp Hàn Quốc thời gian qua, một quan chức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) dự báo sẽ có bước đột phá mạnh mẽ về đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.
Ông Park Sam Koo, Chủ tịch Tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam - cho biết tập đoàn này có kế hoạch đầu tư thêm 4 tỷ USD cho một số dự án tại Việt Nam. Trong số đó, đáng kể nhất là dự án xây dựng Trung tâm Văn hóa Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội), với tổng vốn 2,5 tỷ USD.
Hiện Kumho Asiana đã có 1 tỷ USD vốn đầu tư tại Việt Nam. Theo kế hoạch, vào tháng 10 tới, Công ty xây dựng Daewoo - một trong 38 công ty thành viên của Kumho Asiana sẽ khởi công dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây, với số vốn 300 triệu USD.
Ông Park Sam Koo cho biết, Kumho Asiana còn xúc tiến tìm hiểu đầu tư một số dự án lớn khác như xây dựng cảng biển Vũng Tàu, đường cao tốc Thủ Đức-Nhơn Trạch (Tp.HCM)...
Teachang - một liên doanh giữa tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may với tập đoàn Dệt may Việt Nam và Công ty TNHH Thiên Nam - sau thời gian hoạt động ổn định tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên) đã tiếp tục đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất vải Denim tại thành phố Nam Định, với tổng công suất 30 triệu mét vải/năm, tổng vốn đầu tư 40 triệu USD.
Trong số 170 doanh nghiệp tham gia kỳ họp lần thứ 9 của Ủy ban Hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc hồi đầu tháng 7 vừa qua, có nhiều doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng, dịch vụ, thương mại và tài chính, cho thấy tín hiệu về hợp tác của giới doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực này được mở rộng không chỉ trong lĩnh vực dệt may, da giày mà còn sang cả những lĩnh vực công nghệ cao.