Hàn Quốc không thông qua FTA Hàn-Mỹ
Hiệp định thương mại tự do (FTA) Hàn-Mỹ đã không được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào cuối tuần qua
Ngày 29/5, Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc Chung Woon Chun chính thức công bố quyết định nối lại nhập khẩu thịt bò Mỹ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho Hiệp định thương mại tự do (FTA) Hàn-Mỹ không được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào cuối tuần qua.
Ngày 31/5, trên khắp đất nước Hàn Quốc đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối việc nhập khẩu thịt bò Mỹ của Chính phủ, với sự tham gia của khoảng 100.000 người.
Seoul náo động vì biểu tình
Tổ chức đối phó với bệnh bò điên cho biết, một cuộc biểu tình lớn phản đối việc Chính phủ đưa ra các quy định vệ sinh mới về thịt bò được tổ chức vào lúc 7 giờ tối ở quảng trường trước Tòa thị chính Seoul, với hơn 80.000 người tham gia.
Ngày 1/6, tiếp tục có gần 40 nghìn người biểu tình ở Seoul, đụng độ đã xảy ra làm nhiều người bị thương và cảnh sát bắt giữ 230 người quá khích. Các cuộc biểu tình tương tự với quy mô lớn cũng đã diễn ra ở khắp các thành phố lớn trên toàn quốc như Daejeon và Ulsan...
Nhằm loại bỏ lo ngại của dân chúng, Bộ trưởng Chung Woon-chun cam đoan sẽ cho kiểm tra kỹ lưỡng các lô thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời khẳng định việc sử dụng thịt bò của Mỹ là hoàn toàn an toàn. Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức công bố quy định vệ sinh và nhập khẩu mới đối với thịt bò Mỹ.
Quy định mới bao gồm các nội dung như Hàn Quốc sẽ ngừng nhập khẩu thịt bò khi bệnh bò điên tái phát tại Mỹ và Mỹ sẽ áp dụng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm chung cho cả thịt bò tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ chủ động kiểm dịch các nguyên liệu có nguy cơ gây bệnh bò điên cao. Quy định mới sẽ có hiệu lực sau khi được đăng trên công báo của Bộ Hành chính và An ninh từ 2 - 3 ngày. Do vậy, số thịt bò Mỹ đang lưu kho sẽ được đưa ra thị trường vào tháng 6.
Mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền Đại dân tộc và các đảng đối lập cũng đã lên tới đỉnh cao, khi các đảng đối lập tẩy chay phiên họp của Quốc hội, yêu cầu Chính phủ của Tổng thống Lee Muyng Bak đàm phán lại về quyết định nhập khẩu các sản phẩm thịt bò của Mỹ và hủy bỏ quy định vệ sinh mới về thịt bò Mỹ.
Chiều 31/5, ban lãnh đạo đảng Liên minh dân chủ đã tới thăm Tổ chức đối phó với bệnh bò điên và thảo luận về phương án đối phó với vấn đề thịt bò và biện pháp trả tự do cho những người bị cảnh sát bắt trong cuộc biểu tình. Đảng Lao động dân chủ cũng đã tổ chức họp báo khẩn cấp vào sáng thứ bảy, yêu cầu Chính phủ rút lại quy định vệ sinh mới về thịt bò Mỹ.
Đàm phán FTA trở lại vạch xuất phát
Trong khi đó, Chính phủ và đảng cầm quyền lại tăng cường tìm kiếm sự ủng hộ của người dân, và xem xét phương án đổi mới điều hành đất nước. Phủ tổng thống và Đảng Đại dân tộc đang xem xét khả năng sẽ đưa ra phương án đổi mới điều hành đất nước vào ngày 3/6 tới.
Sáng 31/5, ban lãnh đạo Đảng Đại dân tộc đã tới thăm các tổ chức của nông dân để thu thập ý kiến về việc tái nhập khẩu thịt bò Mỹ, chuẩn bị phương án hỗ trợ cho nông dân và kêu gọi sự ủng hộ đối với nội dung của quy định vệ sinh mới về thịt bò Mỹ. Trước đó, Chính phủ và đảng cầm quyền Đại dân tộc đã thảo luận các biện pháp đối phó với những nguy cơ mà việc nhập khẩu thịt bò Mỹ có thể gây; cam kết sẽ hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi gia súc.
Trước khi dịch bệnh bò điên bùng phát tại Mỹ năm 2003, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ ba nhập khẩu thịt bò Mỹ. Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn được ký tháng 6/2007, nhưng chưa được quốc hội hai nước phê chuẩn, chủ yếu do tranh cãi về vấn đề nhập khẩu thịt bò.
Trong khi phía Mỹ coi việc Hàn Quốc mở cửa hoàn toàn thị trường cho sản phẩm thịt bò Mỹ là điều kiện tiên quyết để Washington phê chuẩn FTA với Seoul, thì phe đối lập ở Hàn Quốc lại xem đây là "vật cản" cho việc thông qua FTA với Mỹ.
Ước tính FTA có thể nâng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc thêm 20 tỷ USD/ năm. Quốc hội khóa mới đã nhóm họp vào ngày 30/5, nhưng mọi thủ tục để phê chuẩn FTA với Mỹ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, và như vậy, quá trình này có thể mất tới 5 tháng.
Trong thành phần Quốc hội mới, Đảng Đại dân tộc (GNP) của Tổng thống Lee Muyng Bak chiếm 153 trong tổng số 299 ghế, đảng Dân chủ Thống nhất (UNP) - đảng đối lập chính, được 81 ghế. Giới quan sát nhận định việc giành quyền kiểm soát Quốc hội khóa mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thống Lee Muyng Bak thông qua FTA với Mỹ.
Ngày 31/5, trên khắp đất nước Hàn Quốc đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối việc nhập khẩu thịt bò Mỹ của Chính phủ, với sự tham gia của khoảng 100.000 người.
Seoul náo động vì biểu tình
Tổ chức đối phó với bệnh bò điên cho biết, một cuộc biểu tình lớn phản đối việc Chính phủ đưa ra các quy định vệ sinh mới về thịt bò được tổ chức vào lúc 7 giờ tối ở quảng trường trước Tòa thị chính Seoul, với hơn 80.000 người tham gia.
Ngày 1/6, tiếp tục có gần 40 nghìn người biểu tình ở Seoul, đụng độ đã xảy ra làm nhiều người bị thương và cảnh sát bắt giữ 230 người quá khích. Các cuộc biểu tình tương tự với quy mô lớn cũng đã diễn ra ở khắp các thành phố lớn trên toàn quốc như Daejeon và Ulsan...
Nhằm loại bỏ lo ngại của dân chúng, Bộ trưởng Chung Woon-chun cam đoan sẽ cho kiểm tra kỹ lưỡng các lô thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời khẳng định việc sử dụng thịt bò của Mỹ là hoàn toàn an toàn. Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức công bố quy định vệ sinh và nhập khẩu mới đối với thịt bò Mỹ.
Quy định mới bao gồm các nội dung như Hàn Quốc sẽ ngừng nhập khẩu thịt bò khi bệnh bò điên tái phát tại Mỹ và Mỹ sẽ áp dụng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm chung cho cả thịt bò tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, Hàn Quốc sẽ chủ động kiểm dịch các nguyên liệu có nguy cơ gây bệnh bò điên cao. Quy định mới sẽ có hiệu lực sau khi được đăng trên công báo của Bộ Hành chính và An ninh từ 2 - 3 ngày. Do vậy, số thịt bò Mỹ đang lưu kho sẽ được đưa ra thị trường vào tháng 6.
Mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền Đại dân tộc và các đảng đối lập cũng đã lên tới đỉnh cao, khi các đảng đối lập tẩy chay phiên họp của Quốc hội, yêu cầu Chính phủ của Tổng thống Lee Muyng Bak đàm phán lại về quyết định nhập khẩu các sản phẩm thịt bò của Mỹ và hủy bỏ quy định vệ sinh mới về thịt bò Mỹ.
Chiều 31/5, ban lãnh đạo đảng Liên minh dân chủ đã tới thăm Tổ chức đối phó với bệnh bò điên và thảo luận về phương án đối phó với vấn đề thịt bò và biện pháp trả tự do cho những người bị cảnh sát bắt trong cuộc biểu tình. Đảng Lao động dân chủ cũng đã tổ chức họp báo khẩn cấp vào sáng thứ bảy, yêu cầu Chính phủ rút lại quy định vệ sinh mới về thịt bò Mỹ.
Đàm phán FTA trở lại vạch xuất phát
Trong khi đó, Chính phủ và đảng cầm quyền lại tăng cường tìm kiếm sự ủng hộ của người dân, và xem xét phương án đổi mới điều hành đất nước. Phủ tổng thống và Đảng Đại dân tộc đang xem xét khả năng sẽ đưa ra phương án đổi mới điều hành đất nước vào ngày 3/6 tới.
Sáng 31/5, ban lãnh đạo Đảng Đại dân tộc đã tới thăm các tổ chức của nông dân để thu thập ý kiến về việc tái nhập khẩu thịt bò Mỹ, chuẩn bị phương án hỗ trợ cho nông dân và kêu gọi sự ủng hộ đối với nội dung của quy định vệ sinh mới về thịt bò Mỹ. Trước đó, Chính phủ và đảng cầm quyền Đại dân tộc đã thảo luận các biện pháp đối phó với những nguy cơ mà việc nhập khẩu thịt bò Mỹ có thể gây; cam kết sẽ hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi gia súc.
Trước khi dịch bệnh bò điên bùng phát tại Mỹ năm 2003, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ ba nhập khẩu thịt bò Mỹ. Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn được ký tháng 6/2007, nhưng chưa được quốc hội hai nước phê chuẩn, chủ yếu do tranh cãi về vấn đề nhập khẩu thịt bò.
Trong khi phía Mỹ coi việc Hàn Quốc mở cửa hoàn toàn thị trường cho sản phẩm thịt bò Mỹ là điều kiện tiên quyết để Washington phê chuẩn FTA với Seoul, thì phe đối lập ở Hàn Quốc lại xem đây là "vật cản" cho việc thông qua FTA với Mỹ.
Ước tính FTA có thể nâng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc thêm 20 tỷ USD/ năm. Quốc hội khóa mới đã nhóm họp vào ngày 30/5, nhưng mọi thủ tục để phê chuẩn FTA với Mỹ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, và như vậy, quá trình này có thể mất tới 5 tháng.
Trong thành phần Quốc hội mới, Đảng Đại dân tộc (GNP) của Tổng thống Lee Muyng Bak chiếm 153 trong tổng số 299 ghế, đảng Dân chủ Thống nhất (UNP) - đảng đối lập chính, được 81 ghế. Giới quan sát nhận định việc giành quyền kiểm soát Quốc hội khóa mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng thống Lee Muyng Bak thông qua FTA với Mỹ.