Hàn Quốc lo ngại đồng Won tăng giá
Các chuyên gia kinh tế lo ngại đồng Won tăng giá so với USD sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế của Hàn Quốc
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Won Hàn Quốc và USD đã giảm xuống mức 1.100 Won/USD, mức thấp nhất trong năm nay sau khi đạt đỉnh ở mức 1.600 Won ăn 1 USD năm 2008. Chỉ trong tháng 9/2008 tỷ giá Won-USD đã giảm giá 7%.
Các chuyên gia kinh tế lo ngại đồng Won tăng giá so với USD sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế của Hàn Quốc.
Nguyên nhân khiến đồng Won tăng giá
Theo Tiến sỹ Jeong Young-shik của Viện nghiên cứu kinh tế Samsung, lý do tỷ giá Won-USD giảm là do đồng USD đang trong xu thế yếu đi trên quy mô toàn cầu. Kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục nên nhu cầu đối với USD như là một tài sản ổn định bắt đầu giảm.
Một nhân tố khác làm giảm tỷ giá Won-USD là sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc. Trong quý 3/2009, kinh tế Hàn Quốc đạt tăng trưởng khoảng 1%, lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2008 và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đang trở lại mức trước khủng hoảng.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài tăng lượng tiền đầu tư ổn định tại Hàn Quốc, làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tháng 9 vừa qua, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt mức 250 tỷ USD trong 15 tháng, tăng liên tiếp trong 7 tháng qua nhờ thặng dư thương mại đạt được trong 8 tháng, đồng thời đầu tư nước ngoài tăng liên tiếp trong 2 quý.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc liên tục đạt thặng dư thương mại, nhờ kim ngạch xuất khẩu giảm ít hơn so với kim ngạch nhập khẩu. Riêng trong tháng 9 vừa qua, thặng dư thương mại là gần 5,4 tỷ USD.
Theo dự báo của Bộ Tài chính Hàn Quốc, thặng dư tài khoản vãng lai trong cả năm 2009 của nước này sẽ đạt hơn 30 tỷ USD. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Viện Nghiên cứu phát triển Hàn Quốc đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 của nước này lên 4% năm 2010, thặng dư cán cân vãng lai đạt khoảng 8 tỷ USD và lạm phát sẽ ở mức hơn 2%.
Hơn nữa việc thị trường chứng khoán Hàn Quốc được Tập đoàn cung cấp chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu (FTSE) nâng cấp thành thị trường phát triển, khiến cho dòng chảy ồ ạt vốn nước ngoài vào quốc gia này. Những nhân tố này đã nâng cao tính thanh khoản của đồng ngoại tệ trên thị trường, từ đó làm giảm tỷ giá đồng Won-USD.
Ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế
Các chuyên gia cho biết, khi đồng Won mạnh so với đồng USD là một bất lợi đối với các nhà xuất khẩu. Điều này cũng đe dọa cán cân vãng lai của Hàn Quốc bởi vì các nhà nhập khẩu nguyên liệu thô, người đi du lịch nước ngoài, và những đối tượng khác phải gửi tiền ra nước ngoài sẽ có xu hướng tiêu nhiều tiền bởi có thể đổi được nhiều USD hơn với cùng số tiền Won họ có.
Để đối phó với tỷ giá Won-USD thấp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các nhà quản lý ngoại hối của Hàn Quốc cần ngăn chặn sự thay đổi quá nhanh của tỷ giá hối đoái như điều chỉnh cung và cầu đối với đồng USD. Chính phủ có thể tập trung vào việc giảm nhu cầu về USD hay kiểm soát đầu ra của USD. Đối với các công ty, cần tăng cường hệ thống quản lý rủi ro tiền tệ để đề phòng bất cứ thay đổi tỷ giá nào.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu các nhà xuất khẩu Hàn Quốc gánh chịu hậu quả nặng nề khi tỷ giá hối đoái đi xuống, thì sự hồi phục kinh tế của nước này cũng sẽ chậm lại. Do đó, chính phủ phải tìm cách giảm thiểu tác động của tỷ giá hối đoái thấp và doanh nghiệp phải nỗ lực khai thác các thị trường mới, đồng thời cắt giảm chi phí bằng việc phát triển công nghệ tiên tiến và các chiến lược tiếp thị năng động.
Nhiều ý kiến cho rằng, Hàn Quốc cần khai thác nguồn dự trữ ngoại tệ mới hoặc tăng dự trữ vàng. Theo Ủy ban Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc, dự trữ vàng của nước này chỉ còn 14,4 tấn, đứng thứ 56 trên thế giới, trong khi đó gần 65% của dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc là USD.
Các chuyên gia kinh tế lo ngại đồng Won tăng giá so với USD sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế của Hàn Quốc.
Nguyên nhân khiến đồng Won tăng giá
Theo Tiến sỹ Jeong Young-shik của Viện nghiên cứu kinh tế Samsung, lý do tỷ giá Won-USD giảm là do đồng USD đang trong xu thế yếu đi trên quy mô toàn cầu. Kinh tế thế giới đang bắt đầu hồi phục nên nhu cầu đối với USD như là một tài sản ổn định bắt đầu giảm.
Một nhân tố khác làm giảm tỷ giá Won-USD là sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc. Trong quý 3/2009, kinh tế Hàn Quốc đạt tăng trưởng khoảng 1%, lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2008 và các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đang trở lại mức trước khủng hoảng.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài tăng lượng tiền đầu tư ổn định tại Hàn Quốc, làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Tháng 9 vừa qua, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đạt mức 250 tỷ USD trong 15 tháng, tăng liên tiếp trong 7 tháng qua nhờ thặng dư thương mại đạt được trong 8 tháng, đồng thời đầu tư nước ngoài tăng liên tiếp trong 2 quý.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc liên tục đạt thặng dư thương mại, nhờ kim ngạch xuất khẩu giảm ít hơn so với kim ngạch nhập khẩu. Riêng trong tháng 9 vừa qua, thặng dư thương mại là gần 5,4 tỷ USD.
Theo dự báo của Bộ Tài chính Hàn Quốc, thặng dư tài khoản vãng lai trong cả năm 2009 của nước này sẽ đạt hơn 30 tỷ USD. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Viện Nghiên cứu phát triển Hàn Quốc đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009 của nước này lên 4% năm 2010, thặng dư cán cân vãng lai đạt khoảng 8 tỷ USD và lạm phát sẽ ở mức hơn 2%.
Hơn nữa việc thị trường chứng khoán Hàn Quốc được Tập đoàn cung cấp chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu (FTSE) nâng cấp thành thị trường phát triển, khiến cho dòng chảy ồ ạt vốn nước ngoài vào quốc gia này. Những nhân tố này đã nâng cao tính thanh khoản của đồng ngoại tệ trên thị trường, từ đó làm giảm tỷ giá đồng Won-USD.
Ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế
Các chuyên gia cho biết, khi đồng Won mạnh so với đồng USD là một bất lợi đối với các nhà xuất khẩu. Điều này cũng đe dọa cán cân vãng lai của Hàn Quốc bởi vì các nhà nhập khẩu nguyên liệu thô, người đi du lịch nước ngoài, và những đối tượng khác phải gửi tiền ra nước ngoài sẽ có xu hướng tiêu nhiều tiền bởi có thể đổi được nhiều USD hơn với cùng số tiền Won họ có.
Để đối phó với tỷ giá Won-USD thấp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các nhà quản lý ngoại hối của Hàn Quốc cần ngăn chặn sự thay đổi quá nhanh của tỷ giá hối đoái như điều chỉnh cung và cầu đối với đồng USD. Chính phủ có thể tập trung vào việc giảm nhu cầu về USD hay kiểm soát đầu ra của USD. Đối với các công ty, cần tăng cường hệ thống quản lý rủi ro tiền tệ để đề phòng bất cứ thay đổi tỷ giá nào.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, nếu các nhà xuất khẩu Hàn Quốc gánh chịu hậu quả nặng nề khi tỷ giá hối đoái đi xuống, thì sự hồi phục kinh tế của nước này cũng sẽ chậm lại. Do đó, chính phủ phải tìm cách giảm thiểu tác động của tỷ giá hối đoái thấp và doanh nghiệp phải nỗ lực khai thác các thị trường mới, đồng thời cắt giảm chi phí bằng việc phát triển công nghệ tiên tiến và các chiến lược tiếp thị năng động.
Nhiều ý kiến cho rằng, Hàn Quốc cần khai thác nguồn dự trữ ngoại tệ mới hoặc tăng dự trữ vàng. Theo Ủy ban Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc, dự trữ vàng của nước này chỉ còn 14,4 tấn, đứng thứ 56 trên thế giới, trong khi đó gần 65% của dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc là USD.