Hàn Quốc muốn tuyển thuyền viên Việt Nam
Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc sẽ tiếp nhận lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ của nước này
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo về việc triển khai chương trình tu nghiệp sinh thuyền viên tàu cá gần bờ của Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc.
Theo đó, lao động Việt Nam sẽ có thêm cơ hội thực tập và làm việc tại thị trường được đánh giá là số một trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cùng với chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) do Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam trực tiếp triển khai, Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc cũng đang tiếp nhận lao động là thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ của Hàn Quốc thông qua một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Đối tượng tham gia tuyển chọn lần này là lao động tuổi từ 20 đến 40, có khả năng đi biển và kinh nghiệm đánh bắt thủy hải sản; có đủ sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài; không có tiền án tiền sự; không bị cấm xuất cảnh Việt Nam hoặc cấm nhập cảnh Hàn Quốc. Thời hạn hợp đồng theo quy định là 3 năm và có thể được gia hạn thêm 2 năm. Lương cơ bản: 900.000 won/tháng (khoảng 830 USD/tháng). Ngoài ra, người lao động sẽ được chủ tàu đài thọ tiền ăn, ở và bảo hiểm.
Thông báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng nêu rõ tổng mức chi phí người lao động phải nộp trước khi đi là không quá 4.500 USD/người. Chi phí này bao gồm tiền môi giới không quá 1.500 USD/lao động/hợp đồng; tiền visa 50 USD/lao động; vé máy bay theo giá của các hãng hàng không (khoảng 450 USD); tiền đào tạo định hướng khi sang tới Hàn Quốc (không quá 250 USD/lao động).
Cũng theo thông báo này, phí quản lý tại Hàn Quốc không quá 1.000 USD/lao động/3 năm; tiền dịch vụ sẽ thu trước 1,5 năm hợp đồng không quá 1.250 USD/lao động. Số tiền dịch vụ của thời gian làm việc còn lại sẽ được thu trong thời gian người lao động làm việc tại Hàn Quốc.
5 doanh nghiệp được phép cung ứng tu nghiệp sinh thuyền viên tàu cá gần bờ bao gồm: Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Giao thông vận tải (TRACIMEXCO), Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch (TTLC), Công ty TNHH một thành viên cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch (SOVILACO), Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (HOANGLONG HURESU.,CORP).
Theo đó, lao động Việt Nam sẽ có thêm cơ hội thực tập và làm việc tại thị trường được đánh giá là số một trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cùng với chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS) do Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam trực tiếp triển khai, Hiệp hội Thủy sản Hàn Quốc cũng đang tiếp nhận lao động là thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá gần bờ của Hàn Quốc thông qua một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
Đối tượng tham gia tuyển chọn lần này là lao động tuổi từ 20 đến 40, có khả năng đi biển và kinh nghiệm đánh bắt thủy hải sản; có đủ sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài; không có tiền án tiền sự; không bị cấm xuất cảnh Việt Nam hoặc cấm nhập cảnh Hàn Quốc. Thời hạn hợp đồng theo quy định là 3 năm và có thể được gia hạn thêm 2 năm. Lương cơ bản: 900.000 won/tháng (khoảng 830 USD/tháng). Ngoài ra, người lao động sẽ được chủ tàu đài thọ tiền ăn, ở và bảo hiểm.
Thông báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng nêu rõ tổng mức chi phí người lao động phải nộp trước khi đi là không quá 4.500 USD/người. Chi phí này bao gồm tiền môi giới không quá 1.500 USD/lao động/hợp đồng; tiền visa 50 USD/lao động; vé máy bay theo giá của các hãng hàng không (khoảng 450 USD); tiền đào tạo định hướng khi sang tới Hàn Quốc (không quá 250 USD/lao động).
Cũng theo thông báo này, phí quản lý tại Hàn Quốc không quá 1.000 USD/lao động/3 năm; tiền dịch vụ sẽ thu trước 1,5 năm hợp đồng không quá 1.250 USD/lao động. Số tiền dịch vụ của thời gian làm việc còn lại sẽ được thu trong thời gian người lao động làm việc tại Hàn Quốc.
5 doanh nghiệp được phép cung ứng tu nghiệp sinh thuyền viên tàu cá gần bờ bao gồm: Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác Đầu tư Giao thông vận tải (TRACIMEXCO), Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch (TTLC), Công ty TNHH một thành viên cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch (SOVILACO), Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long (HOANGLONG HURESU.,CORP).