Hàng chục nghìn người Venezuela đổ sang Colombia tìm thức ăn
Một người Venezuela nói “cảm thấy hạnh phúc vì nhìn thấy nhiều thực phẩm đến vậy” ở quốc gia láng giềng Colombia
Hàng chục nghìn người Venezuela đã vượt biên giới sang Colombia sau khi Venezuela mở cửa đường biên giới chung giữa hai nước để người dân nước này có thể sang quốc gia láng giềng mua thực phẩm và thuốc men - hãng tin BBC dẫn lời quan chức cho hay.
Vào tháng 8 năm ngoái, Venezuela đã đóng cửa biên giới với Colombia như một biện pháp chống tội phạm. Cuối tuần vừa rồi, Caracas đã cho mở cửa đường biên trên trong vòng 12 giờ đồng hồ.
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ giàu tài nguyên dầu lửa và là một thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu lửa (OPEC), đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nhiều hãng thông tấn lớn gọi Venezuela là quốc gia “khốn khổ nhất thế giới”, và nhiều người dân nước này cho biết họ không thể kiếm đủ cái ăn cho gia đình.
Tuần trước, khoảng 500 phụ nữ Venezuela đã vượt các chốt kiểm soát biên giới để sang Colombia tìm kiếm thức ăn.
Tống thống Venezuela Nicolas Maduro là người đã ra lệnh đóng cửa đường biên vì cho rằng khu vực này là nơi mà lực lượng bán quaan sự và các băng đảng tội phạm của Colombia xâm nhập vào Venezuela. Đóng cửa biên giới cũng nhằm ngăn chặn tình trạng hàng hóa được trợ giá ở Venezuela được tuồn sang Colombia để bán kiếm lời.
Một quan chức Colombia cho biết khoảng 35.000 người đã vượt qua biên giới giữa San Antonio del Tachira của Venezuela và Cucuta của Colombia khi biên giới được mở cửa vào cuối tuần vừa rồi.
Các siêu thị của Colombia ở khu vực biên giới vì vậy đã đông nghẹt người Venezuela vào mua các hàng hóa thiết yếu như gạo, dầu ăn, bột mì và đường. Giá những mặt hàng này ở Venezuela đều đang cao ngất ngưởng do tình trạng thiếu nguồn cung và siêu lạm phát.
Một phụ nữ Venezuela có tên Gloria Archilla vui vẻ nói với phóng viên BBC: “Họ có tất cả mọi thứ”, và so sánh sự đầy đủ hàng hóa ở đất nước láng giềng với những kệ hàng trống rỗng trong siêu thị ở quê nhà. Một người khác nói “cảm thấy hạnh phúc vì nhìn thấy nhiều thực phẩm đến vậy”.
Tuy phàn nàn về đồng nội tệ Bolivar mất giá và nhận thấy không ít mặt hàng được buôn lậu từ Venezuela được bán lại ở Colombia, những người Venezuela này vẫn vui vẻ. Gần đến giờ biên giới đóng cửa trở lại, những đoàn người Venezuela lên xe bus về nước, mang theo “chiến lợi phẩm” là những chiếc túi đựng đầy hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Một người phụ nữ Venezuela cùng chồng và hai đứa con nhỏ sang Colombia để mua hàng nói với hãng tin Efe rằng việc tiếp tục đóng cửa biên giới là “không công bằng”. “Chúng tôi đến từ San Antonio, và thực tế là ở đó chúng tôi không thể mua được đồ ăn cho con cái”, người phụ nữ này nói.
Người Venezuela muốn sang Colombia ở những bang nơi biên giới bị đóng cần phải có giấy phép đặc biệt. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu thực phẩm nghiêm trọng, nhiều người Venezuela đã “túng làm liều”, vượt qua biên giới mà không xin phép.
Giá dầu giảm sâu và các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm được xem là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Venezuela. Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Maduro lại nói rằng tình trạng khó khăn hiện nay là kết quả của một cuộc “chiến tranh kinh tế” do các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây ra.
Vào tháng 8 năm ngoái, Venezuela đã đóng cửa biên giới với Colombia như một biện pháp chống tội phạm. Cuối tuần vừa rồi, Caracas đã cho mở cửa đường biên trên trong vòng 12 giờ đồng hồ.
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ giàu tài nguyên dầu lửa và là một thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu lửa (OPEC), đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nhiều hãng thông tấn lớn gọi Venezuela là quốc gia “khốn khổ nhất thế giới”, và nhiều người dân nước này cho biết họ không thể kiếm đủ cái ăn cho gia đình.
Tuần trước, khoảng 500 phụ nữ Venezuela đã vượt các chốt kiểm soát biên giới để sang Colombia tìm kiếm thức ăn.
Tống thống Venezuela Nicolas Maduro là người đã ra lệnh đóng cửa đường biên vì cho rằng khu vực này là nơi mà lực lượng bán quaan sự và các băng đảng tội phạm của Colombia xâm nhập vào Venezuela. Đóng cửa biên giới cũng nhằm ngăn chặn tình trạng hàng hóa được trợ giá ở Venezuela được tuồn sang Colombia để bán kiếm lời.
Một quan chức Colombia cho biết khoảng 35.000 người đã vượt qua biên giới giữa San Antonio del Tachira của Venezuela và Cucuta của Colombia khi biên giới được mở cửa vào cuối tuần vừa rồi.
Các siêu thị của Colombia ở khu vực biên giới vì vậy đã đông nghẹt người Venezuela vào mua các hàng hóa thiết yếu như gạo, dầu ăn, bột mì và đường. Giá những mặt hàng này ở Venezuela đều đang cao ngất ngưởng do tình trạng thiếu nguồn cung và siêu lạm phát.
Một phụ nữ Venezuela có tên Gloria Archilla vui vẻ nói với phóng viên BBC: “Họ có tất cả mọi thứ”, và so sánh sự đầy đủ hàng hóa ở đất nước láng giềng với những kệ hàng trống rỗng trong siêu thị ở quê nhà. Một người khác nói “cảm thấy hạnh phúc vì nhìn thấy nhiều thực phẩm đến vậy”.
Tuy phàn nàn về đồng nội tệ Bolivar mất giá và nhận thấy không ít mặt hàng được buôn lậu từ Venezuela được bán lại ở Colombia, những người Venezuela này vẫn vui vẻ. Gần đến giờ biên giới đóng cửa trở lại, những đoàn người Venezuela lên xe bus về nước, mang theo “chiến lợi phẩm” là những chiếc túi đựng đầy hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Một người phụ nữ Venezuela cùng chồng và hai đứa con nhỏ sang Colombia để mua hàng nói với hãng tin Efe rằng việc tiếp tục đóng cửa biên giới là “không công bằng”. “Chúng tôi đến từ San Antonio, và thực tế là ở đó chúng tôi không thể mua được đồ ăn cho con cái”, người phụ nữ này nói.
Người Venezuela muốn sang Colombia ở những bang nơi biên giới bị đóng cần phải có giấy phép đặc biệt. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu thực phẩm nghiêm trọng, nhiều người Venezuela đã “túng làm liều”, vượt qua biên giới mà không xin phép.
Giá dầu giảm sâu và các biện pháp quản lý kinh tế sai lầm được xem là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Venezuela. Tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Maduro lại nói rằng tình trạng khó khăn hiện nay là kết quả của một cuộc “chiến tranh kinh tế” do các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây ra.