Hàng điện tử, công nghệ “rung rinh” cùng tỷ giá
Tỷ giá USD/VND chính thức tăng mạnh nhưng giá một số hàng điện tử vẫn giữ nguyên, giá hàng công nghệ đang rục rịch tăng
Mặc dù tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước công bố đã tăng mạnh, nhưng phần lớn các mặt hàng công nghệ, điện tử trên thị trường vẫn được giữ nguyên giá bán.
Thậm chí nhiều mặt hàng điện tử giá vẫn giảm so với tháng trước đó do nằm trong chính sách khuyến mại của công ty, siêu thị. Tuy nhiên, giá một số sản phẩm công nghệ cũng đã bắt đầu rục rịch tăng.
Vẫn được mua giá khuyến mại
Tại siêu thị điện máy Pico Plaza và cac cửa hàng trên phố Hai Bà Trưng, phố Huế... khách hàng vẫn nườm nượp ra vào mua hàng. Vì, hầu hết các mặt hàng điện tử, điện lạnh như: ti vi, tủ lạnh, dàn loa, máy ảnh kỹ thuật số… vẫn đang trong “mùa giảm giá”của các siêu thị, đại lý.
Một nhân viên bán hàng tại hệ thống điện máy Media Mart nằm trên phố Hai Bà Trưng cho biết, từ gần một tháng nay, sau khi thực hiện chính sách khuyến mại, giá các loại ti vi LCD Full HD của các hãng Samsung, Sony, Sharp vẫn được giữ nguyên mức giá giảm từ 1- 2 triệu so với tháng trước đó. Ví dụ như TV LCD HD 42” của hãng Sharp giảm từ 16.990.000 xuống 15.900.000 đồng, TV Full HD 1080 của Samsung giảm từ 30.900.000 đồng xuống còn 28.900.000 đồng…
Một trong những trung tâm điện máy có doanh số bán hàng lớn nhất khu vực Hà Nội là Pico Plaza cũng vẫn giữ nguyên giá, trong đó, nhiều mặt hàng điện tử còn nằm trong “ngày vàng” trước đây của Pico, với giá giảm từ 20- 30%.
Ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Maketing Công ty Cổ phần PICO giải thích, siêu thị vẫn thực hiện chính sách giảm giá vì đây là thời điểm đang có sức mua rất lớn nên nếu tăng giá sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, và như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của công ty.
Nhưng lý do quan trọng hơn, theo ông Đạt, do các mặt hàng điện tử điện lạnh tại Pico cũng như nhiều đại lý, siêu thị thường được nhập trước đó từ ba bốn tháng để dự trữ hàng cho mùa tiêu điểm nên gần như không bị rơi vào quãng thời điểm tăng tỷ giá mạnh trên thị trường tự do. Hơn nữa, với Pico, phần lớn các mặt hàng điện tử là nhập qua nhà cung cấp liên doanh chính hãng tại Việt Nam như Samsung, Panasonic, Sony nên giá cũng không bị tác động của việc tăng tỷ giá mạnh mới đây của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, trái ngược với các mặt hàng điện tử, nhiều mặt hàng như máy tính xách tay, để bàn, linh kiện máy tính, điện thoại di động đang được các công ty, đại lý trên cả nước rục rịch nâng giá bán. Chủ một số đại lý bán máy tính trên phố Lý Nam Đế cho biết, sau ngày tỷ giá USD/VND được điều chỉnh, giá một số loại máy tính, cả xách tay, để bàn, netbook và các loại linh kiện máy tính cũng được điều chỉnh tăng từ 3- 5%, vì “đại lý nhỏ, doanh số bán ra không nhiều, nếu không tăng thì sẽ lỗ mất”.
Ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Maketing Công ty Cổ phần PICO cũng cho biết, ngược lại với mặt hàng điện tử, một số mặt hàng công nghệ như Laptop, Netbook, ổ cứng, các linh kiện máy tính… được nhập trực tiếp Pico cũng đang tăng giá với mức dưới 5%.
Nhưng cũng bắt đầu "rung rinh"
Sở dĩ các nhà phân phối, công ty nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng công nghệ như máy tính, điện thoại di động “khổ nhất” là vì, do đơn hàng thường được nhập theo ngày, theo tuần nên việc chịu tác động lên xuống hàng ngày của tỷ giá là gần như không thể tránh khỏi.
Tại nhiều cửa hàng bán hàng công nghệ xách tay ở Hà Nội và Tp.PHCM, nhiều sản phẩm như các dòng điện thoại thông minh cao cấp như iPhone, HTC Snap, HTC Hero, Sony Ericsson Satio, dòng BlackBerry giá cũng đã được điều chỉnh tăng từ 5%-15%.
Giám đốc kinh doanh một hãng kinh doanh điện thoại di động lớn trên cả nước (đề nghị không nêu tên) nói đang muốn tăng giá mặt hàng này, vì tỷ giá tăng khiến lợi nhuận của công ty mỗi ngày một giảm, nhưng còn phải “nhìn ngó” sang các công ty khác xem có kế hoạch giảm không không sẽ mất khách hàng vì đang là mùa người tiêu dùng đi mua sắm.
“Tuy nhiên, công ty cũng không dám chắc liệu có thể giữ nguyên giá bán không nếu giá USD ngoài thị trường tự do không xuống”, ông nói.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh cho biết, hiện giá hàng hóa tại hệ thống cửa hàng của Trần Anh vẫn được niêm yết theo tỷ giá cũ (tỷ giá trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hôm 25/11 vừa qua).
“Lẽ ra chúng tôi phải bán theo tỷ giá mới nhưng chúng tôi đã chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để giữ khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ giá cứ đứng ở mức cao thế này chắc chắn chúng tôi cũng phải tính đến kế hoạch điều chỉnh giá bán”, ông Tuấn cho biết.
Thực tế, không chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chính tăng tỷ giá, mà ngay trước đó tỷ giá ngoài thị trường tự do cũng liên tục được đẩy lên cao, trong khi do công ty khó có thể mua được USD tại các ngân hàng thương mại, mà hầu hết đều phải mua USD ở thị trường tự do để nhập hàng nên cũng đã bị ảnh hưởng rồi.
Mặc dù, khi Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá mới thì giá USD tại thị trường tự do đã giảm bớt “nhiệt” hơn, nhưng theo nhiều đại lý bán hàng công nghệ tỷ giá vẫn cao, vẫn ở mức 19.400 -19.500 đồng/USD, hơn nữa đại lý cũng đã phải mua với giá rất cao khoảng gần 20.000 đồng/USD ở thời điểm trước nên bắt buộc phải tăng giá bán.
“Trớ trêu” hơn, ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty phân phối CMC cho biết, mặc dù công ty đã phải mua hàng với giá USD rất cao nhưng sau ngày 25/11, khi giá thị trường tự do giảm nhưng công ty lại gặp khó trong thu hồi công nợ vì các đại lý “găm” USD vì sợ tỷ giá tiếp tục giảm xuống, nếu trả thì lỗ.
Vì thế, “việc tỷ giá biến động liên tục đang là vấn đề rất “căng” của công ty”. Vì theo ông Huệ, với hệ thống khoảng 350 đại lý bán hàng IT và 400 đại lý bán hàng điện thoại di động, mỗi năm doanh thu của công ty đạt trên 90 triệu USD, nhưng với “đòn đánh” tỷ giá thời gian qua đã làm giảm doanh số Công ty phân phối CMC khoảng 1,5 triệu USD trong tháng 11, vì theo dự kiến doanh thu tháng 11 của công ty là 7,5 triệu USD nhưng chỉ đạt 6 triệu USD.
“Nếu tỷ giá không giảm thì chắc chắn nhiều mặt hàng cũng sẽ được điều chỉnh trên dưới 10%”, ông Đạt dự báo.
Thậm chí nhiều mặt hàng điện tử giá vẫn giảm so với tháng trước đó do nằm trong chính sách khuyến mại của công ty, siêu thị. Tuy nhiên, giá một số sản phẩm công nghệ cũng đã bắt đầu rục rịch tăng.
Vẫn được mua giá khuyến mại
Tại siêu thị điện máy Pico Plaza và cac cửa hàng trên phố Hai Bà Trưng, phố Huế... khách hàng vẫn nườm nượp ra vào mua hàng. Vì, hầu hết các mặt hàng điện tử, điện lạnh như: ti vi, tủ lạnh, dàn loa, máy ảnh kỹ thuật số… vẫn đang trong “mùa giảm giá”của các siêu thị, đại lý.
Một nhân viên bán hàng tại hệ thống điện máy Media Mart nằm trên phố Hai Bà Trưng cho biết, từ gần một tháng nay, sau khi thực hiện chính sách khuyến mại, giá các loại ti vi LCD Full HD của các hãng Samsung, Sony, Sharp vẫn được giữ nguyên mức giá giảm từ 1- 2 triệu so với tháng trước đó. Ví dụ như TV LCD HD 42” của hãng Sharp giảm từ 16.990.000 xuống 15.900.000 đồng, TV Full HD 1080 của Samsung giảm từ 30.900.000 đồng xuống còn 28.900.000 đồng…
Một trong những trung tâm điện máy có doanh số bán hàng lớn nhất khu vực Hà Nội là Pico Plaza cũng vẫn giữ nguyên giá, trong đó, nhiều mặt hàng điện tử còn nằm trong “ngày vàng” trước đây của Pico, với giá giảm từ 20- 30%.
Ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Maketing Công ty Cổ phần PICO giải thích, siêu thị vẫn thực hiện chính sách giảm giá vì đây là thời điểm đang có sức mua rất lớn nên nếu tăng giá sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, và như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của công ty.
Nhưng lý do quan trọng hơn, theo ông Đạt, do các mặt hàng điện tử điện lạnh tại Pico cũng như nhiều đại lý, siêu thị thường được nhập trước đó từ ba bốn tháng để dự trữ hàng cho mùa tiêu điểm nên gần như không bị rơi vào quãng thời điểm tăng tỷ giá mạnh trên thị trường tự do. Hơn nữa, với Pico, phần lớn các mặt hàng điện tử là nhập qua nhà cung cấp liên doanh chính hãng tại Việt Nam như Samsung, Panasonic, Sony nên giá cũng không bị tác động của việc tăng tỷ giá mạnh mới đây của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, trái ngược với các mặt hàng điện tử, nhiều mặt hàng như máy tính xách tay, để bàn, linh kiện máy tính, điện thoại di động đang được các công ty, đại lý trên cả nước rục rịch nâng giá bán. Chủ một số đại lý bán máy tính trên phố Lý Nam Đế cho biết, sau ngày tỷ giá USD/VND được điều chỉnh, giá một số loại máy tính, cả xách tay, để bàn, netbook và các loại linh kiện máy tính cũng được điều chỉnh tăng từ 3- 5%, vì “đại lý nhỏ, doanh số bán ra không nhiều, nếu không tăng thì sẽ lỗ mất”.
Ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Maketing Công ty Cổ phần PICO cũng cho biết, ngược lại với mặt hàng điện tử, một số mặt hàng công nghệ như Laptop, Netbook, ổ cứng, các linh kiện máy tính… được nhập trực tiếp Pico cũng đang tăng giá với mức dưới 5%.
Nhưng cũng bắt đầu "rung rinh"
Sở dĩ các nhà phân phối, công ty nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng công nghệ như máy tính, điện thoại di động “khổ nhất” là vì, do đơn hàng thường được nhập theo ngày, theo tuần nên việc chịu tác động lên xuống hàng ngày của tỷ giá là gần như không thể tránh khỏi.
Tại nhiều cửa hàng bán hàng công nghệ xách tay ở Hà Nội và Tp.PHCM, nhiều sản phẩm như các dòng điện thoại thông minh cao cấp như iPhone, HTC Snap, HTC Hero, Sony Ericsson Satio, dòng BlackBerry giá cũng đã được điều chỉnh tăng từ 5%-15%.
Giám đốc kinh doanh một hãng kinh doanh điện thoại di động lớn trên cả nước (đề nghị không nêu tên) nói đang muốn tăng giá mặt hàng này, vì tỷ giá tăng khiến lợi nhuận của công ty mỗi ngày một giảm, nhưng còn phải “nhìn ngó” sang các công ty khác xem có kế hoạch giảm không không sẽ mất khách hàng vì đang là mùa người tiêu dùng đi mua sắm.
“Tuy nhiên, công ty cũng không dám chắc liệu có thể giữ nguyên giá bán không nếu giá USD ngoài thị trường tự do không xuống”, ông nói.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh cho biết, hiện giá hàng hóa tại hệ thống cửa hàng của Trần Anh vẫn được niêm yết theo tỷ giá cũ (tỷ giá trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hôm 25/11 vừa qua).
“Lẽ ra chúng tôi phải bán theo tỷ giá mới nhưng chúng tôi đã chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để giữ khách hàng. Tuy nhiên nếu tỷ giá cứ đứng ở mức cao thế này chắc chắn chúng tôi cũng phải tính đến kế hoạch điều chỉnh giá bán”, ông Tuấn cho biết.
Thực tế, không chỉ sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chính tăng tỷ giá, mà ngay trước đó tỷ giá ngoài thị trường tự do cũng liên tục được đẩy lên cao, trong khi do công ty khó có thể mua được USD tại các ngân hàng thương mại, mà hầu hết đều phải mua USD ở thị trường tự do để nhập hàng nên cũng đã bị ảnh hưởng rồi.
Mặc dù, khi Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá mới thì giá USD tại thị trường tự do đã giảm bớt “nhiệt” hơn, nhưng theo nhiều đại lý bán hàng công nghệ tỷ giá vẫn cao, vẫn ở mức 19.400 -19.500 đồng/USD, hơn nữa đại lý cũng đã phải mua với giá rất cao khoảng gần 20.000 đồng/USD ở thời điểm trước nên bắt buộc phải tăng giá bán.
“Trớ trêu” hơn, ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty phân phối CMC cho biết, mặc dù công ty đã phải mua hàng với giá USD rất cao nhưng sau ngày 25/11, khi giá thị trường tự do giảm nhưng công ty lại gặp khó trong thu hồi công nợ vì các đại lý “găm” USD vì sợ tỷ giá tiếp tục giảm xuống, nếu trả thì lỗ.
Vì thế, “việc tỷ giá biến động liên tục đang là vấn đề rất “căng” của công ty”. Vì theo ông Huệ, với hệ thống khoảng 350 đại lý bán hàng IT và 400 đại lý bán hàng điện thoại di động, mỗi năm doanh thu của công ty đạt trên 90 triệu USD, nhưng với “đòn đánh” tỷ giá thời gian qua đã làm giảm doanh số Công ty phân phối CMC khoảng 1,5 triệu USD trong tháng 11, vì theo dự kiến doanh thu tháng 11 của công ty là 7,5 triệu USD nhưng chỉ đạt 6 triệu USD.
“Nếu tỷ giá không giảm thì chắc chắn nhiều mặt hàng cũng sẽ được điều chỉnh trên dưới 10%”, ông Đạt dự báo.