Hàng loạt cổ phiếu giảm sàn
Trong phiên giao dịch ngày 22/3, tại sàn Tp.HCM, nhiều nhà đầu tư đã tăng mạnh lượng cổ phiếu đặt bán vào đợt 2 và 3
Trong phiên giao dịch ngày 22/3, tại sàn Tp.HCM, nhiều nhà đầu tư đã tăng mạnh lượng cổ phiếu đặt bán vào đợt 2 và 3.
Việc này xảy ra sau khi các nhà đầu tư nhận được thông tin chính thức là Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp để phát triển thị trường bền vững, trong đó có biện pháp thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lên niêm yết tại thị trường chứng khoán.
Tin này đã làm cho số lượng cổ phiếu giảm giá tăng mạnh ở sàn Tp.HCM, riêng cổ phiếu giảm giá sàn tăng gần gấp đôi phiên trước. Chỉ số giá chứng khoán ở cả 2 sàn đều giảm nhanh. Đợt điều chỉnh giảm này đã bước sang ngày thứ 3.
Tại sàn Tp.HCM, phiên ngày 22/3, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh hơn do giá hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, còn 1.099,82 điểm, giảm 11,81 điểm.
Vào giờ đóng cửa, 82 cổ phiếu giảm giá, trong đó có đến 44 cổ phiếu giảm giá xuống mức sàn, 12 cổ phiếu tăng giá nhưng chỉ có 5 cổ phiếu “ít tên tuổi” tăng giá trần là HAX, LGC, PNC, VIS và VTA, 11 cổ phiếu đứng giá.
Giá đóng cửa chứng chỉ quỹ BF1 giảm xuống sàn, còn 16.300 đồng/chứng chỉ quỹ, giá VF1 cũng giảm 1.600 đồng, còn 44.900 đồng/chứng chỉ quỹ.
5 cổ phiếu có mức giảm giá nhiều nhất là BMC giảm 19.000 đồng, còn 391.000 đồng, DHG giảm 10.000 đồng, xuống 280.000 đồng/cổ phiếu, DRC giảm 10.000 đồng, còn 218.000 đồng/cổ phiếu, NKD giảm 8.000 đồng, xuống 174.000 đồng và 2 cổ phiếu có mức giá giảm 6.000 đồng là ABT và VNM.
Sau 2 phiên giảm 44.000 đồng/cổ phiếu, phiên 22/3, giá đóng cửa cổ phiếu FPT đã tăng 20.000 đồng, tăng nhiều nhất trên thị trường, tiếp đến là SJS tăng 14.000 đồng, lên 369.000 đồng, giá cổ phiếu HRC tiếp tục tăng mạnh, tăng 10.000 đồng, lên mức 368.000 đồng, RAL tăng 5.000 đồng, lên 135.000 đồng và LGC tăng 4.000 đồng, lên 85.000 đồng/cổ phiếu.
Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất gồm: STB với 1.413.610 cổ phiếu, giá giảm 2.000 đồng VF1 đạt 964.550 chứng chỉ quỹ, giá giảm 1.800 đồng, BF1 với 779.850 chứng chỉ quỹ, giá giảm 800 đồng, PPC với 774.960 cổ phiếu, giá giảm 1.000 đồng và BHS đạt 440.880 cổ phiếu, giá đứng yên.
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đạt gần 12,17 triệu chứng khoán, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường giảm nhẹ so phiên trước, đạt xấp xỉ 1.322 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu giảm 800.000 cổ phiếu, đạt 7,81 triệu cổ phiếu, trị giá đạt 1.008 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 251.700 cổ phiếu, trị giá gần 40 tỷ đồng.
Giao dịch chứng chỉ quỹ giảm nhẹ, đạt 1,77 triệu chứng khoán, trị giá 58 tỷ đồng. Giao dịch trái phiếu tương đương phiên trước, lên 256 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào ít hơn khoảng nửa triệu cổ phiếu so với số lượng bán ra, họ mua 65 mã chứng khoán với số lượng 827.420 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá 146 tỷ đồng, bán ra 40 mã chứng khoán với số lượng 1.323.620 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá hơn 132 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất 110.300 cổ phiếu BBC với giá 70.000 đồng/cổ phiếu, họ còn mua thỏa thuận 20.000 PVD và 80.000 Ttrái phiếu, bán 10.000 GMD và 455.000 trái phiếu, trị giá gần 49 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng giảm mạnh hơn phiên trước, giảm 5,70 điểm, còn 437,27 điểm với 66 cổ phiếu giảm giá, 16 cổ phiếu tăng giá và 4 cổ phiếu đứng giá. Giá giảm mạnh nhất là SDA, giảm 12.300 đồng, tiếp đến là SD5 giảm 10.000 đồng, EBS giảm 9.700 đồng, SD7 giảm 8.500 đồng và BVS giảm 6.900 đồng.
Giá cổ phiếu S99 tiếp tục tăng nhiều nhất với mức tăng 14.300 đồng, ILC tăng 10.900 đồng, nhiều hơn phiên trước 1.000 đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 19 mã chứng khoán với 35.200 cổ phiếu, mua nhiều nhất là 20.000 HPC và 7.100 SSI, bán ra 5 mã chứng khoán với 46.500 cổ phiếu, nhiều nhất là 25.000 SSI, 6.000 SD9, 5.000 NTP và 5.000 VNC.
Tổng số lượng giao dịch khớp lệnh giảm nhẹ, đạt 2,189 triệu cổ phiếu, trị giá 279,4 tỷ đồng.
Việc này xảy ra sau khi các nhà đầu tư nhận được thông tin chính thức là Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp để phát triển thị trường bền vững, trong đó có biện pháp thúc đẩy nhanh các doanh nghiệp đã cổ phần hóa lên niêm yết tại thị trường chứng khoán.
Tin này đã làm cho số lượng cổ phiếu giảm giá tăng mạnh ở sàn Tp.HCM, riêng cổ phiếu giảm giá sàn tăng gần gấp đôi phiên trước. Chỉ số giá chứng khoán ở cả 2 sàn đều giảm nhanh. Đợt điều chỉnh giảm này đã bước sang ngày thứ 3.
Tại sàn Tp.HCM, phiên ngày 22/3, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh hơn do giá hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, còn 1.099,82 điểm, giảm 11,81 điểm.
Vào giờ đóng cửa, 82 cổ phiếu giảm giá, trong đó có đến 44 cổ phiếu giảm giá xuống mức sàn, 12 cổ phiếu tăng giá nhưng chỉ có 5 cổ phiếu “ít tên tuổi” tăng giá trần là HAX, LGC, PNC, VIS và VTA, 11 cổ phiếu đứng giá.
Giá đóng cửa chứng chỉ quỹ BF1 giảm xuống sàn, còn 16.300 đồng/chứng chỉ quỹ, giá VF1 cũng giảm 1.600 đồng, còn 44.900 đồng/chứng chỉ quỹ.
5 cổ phiếu có mức giảm giá nhiều nhất là BMC giảm 19.000 đồng, còn 391.000 đồng, DHG giảm 10.000 đồng, xuống 280.000 đồng/cổ phiếu, DRC giảm 10.000 đồng, còn 218.000 đồng/cổ phiếu, NKD giảm 8.000 đồng, xuống 174.000 đồng và 2 cổ phiếu có mức giá giảm 6.000 đồng là ABT và VNM.
Sau 2 phiên giảm 44.000 đồng/cổ phiếu, phiên 22/3, giá đóng cửa cổ phiếu FPT đã tăng 20.000 đồng, tăng nhiều nhất trên thị trường, tiếp đến là SJS tăng 14.000 đồng, lên 369.000 đồng, giá cổ phiếu HRC tiếp tục tăng mạnh, tăng 10.000 đồng, lên mức 368.000 đồng, RAL tăng 5.000 đồng, lên 135.000 đồng và LGC tăng 4.000 đồng, lên 85.000 đồng/cổ phiếu.
Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch lớn nhất gồm: STB với 1.413.610 cổ phiếu, giá giảm 2.000 đồng VF1 đạt 964.550 chứng chỉ quỹ, giá giảm 1.800 đồng, BF1 với 779.850 chứng chỉ quỹ, giá giảm 800 đồng, PPC với 774.960 cổ phiếu, giá giảm 1.000 đồng và BHS đạt 440.880 cổ phiếu, giá đứng yên.
Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận đạt gần 12,17 triệu chứng khoán, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường giảm nhẹ so phiên trước, đạt xấp xỉ 1.322 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu giảm 800.000 cổ phiếu, đạt 7,81 triệu cổ phiếu, trị giá đạt 1.008 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt 251.700 cổ phiếu, trị giá gần 40 tỷ đồng.
Giao dịch chứng chỉ quỹ giảm nhẹ, đạt 1,77 triệu chứng khoán, trị giá 58 tỷ đồng. Giao dịch trái phiếu tương đương phiên trước, lên 256 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào ít hơn khoảng nửa triệu cổ phiếu so với số lượng bán ra, họ mua 65 mã chứng khoán với số lượng 827.420 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá 146 tỷ đồng, bán ra 40 mã chứng khoán với số lượng 1.323.620 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trị giá hơn 132 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất 110.300 cổ phiếu BBC với giá 70.000 đồng/cổ phiếu, họ còn mua thỏa thuận 20.000 PVD và 80.000 Ttrái phiếu, bán 10.000 GMD và 455.000 trái phiếu, trị giá gần 49 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng giảm mạnh hơn phiên trước, giảm 5,70 điểm, còn 437,27 điểm với 66 cổ phiếu giảm giá, 16 cổ phiếu tăng giá và 4 cổ phiếu đứng giá. Giá giảm mạnh nhất là SDA, giảm 12.300 đồng, tiếp đến là SD5 giảm 10.000 đồng, EBS giảm 9.700 đồng, SD7 giảm 8.500 đồng và BVS giảm 6.900 đồng.
Giá cổ phiếu S99 tiếp tục tăng nhiều nhất với mức tăng 14.300 đồng, ILC tăng 10.900 đồng, nhiều hơn phiên trước 1.000 đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 19 mã chứng khoán với 35.200 cổ phiếu, mua nhiều nhất là 20.000 HPC và 7.100 SSI, bán ra 5 mã chứng khoán với 46.500 cổ phiếu, nhiều nhất là 25.000 SSI, 6.000 SD9, 5.000 NTP và 5.000 VNC.
Tổng số lượng giao dịch khớp lệnh giảm nhẹ, đạt 2,189 triệu cổ phiếu, trị giá 279,4 tỷ đồng.