Hành trình lặng lẽ của Don Lam
Kinh doanh không phải là mối quan tâm duy nhất của người sáng lập VinaCapital
Không quá khi nói rằng doanh nhân Don Lam, Tổng giám đốc điều hành VinaCapital là một nhân vật có một “hành trình nổi bật” trên thị trường tài chính Việt Nam một thập kỷ qua.
Nhưng ít người biết rằng, ông có một “hành trình lặng lẽ” khác khi đã dành nhiều tâm huyết và tiền bạc cho những chương trình thiện nguyện tại Việt Nam.
Giúp mổ tim miễn phí cho 3.400 trẻ em
Don Lam trở về Việt Nam làm việc đầu những năm 2000, và năm 2003, ông thành lập VinaCapital để rồi từ đó đưa định chế này từng bước vươn lên thành một trong những công ty quản lý tài sản, quản lý đầu tư hàng đầu Việt Nam.
Nhưng kinh doanh không phải là mối quan tâm duy nhất của vị doanh nhân này. Ám ảnh bởi hình ảnh những bệnh nhi tim mất dần hy vọng sống trong các bệnh viện, năm 2006, Don Lam quyết định thành lập Quỹ Tài trợ VinaCapital (VinaCapital Foundation - VCF), mời bà Robin Austin King tham gia điều hành, xây dựng và thực hiện chương trình Nhịp Tim Việt Nam.
Khi đó, ông nghĩ rằng việc lập quỹ chỉ đơn giản là để cứu sống những em bé, và để làm được việc đó, Don Lam quyết định dành một phần lợi nhuận từ VinaCapital để tài trợ cho quỹ, đồng thời cam kết rằng với mỗi khoản tài chính mà quỹ huy động được, VinaCapital sẽ “đối ứng” thêm một khoản tương tự để quỹ có thể đẩy nhanh các chương trình hoạt động.
Quyết định lập VCF của Don Lam nhận được sự ủng hộ và khích lệ từ nhiều đối tác và đồng nghiệp, những người tin rằng nếu có sự chung tay, các doanh nhân có thể giúp cải thiện tình trạng của người nghèo ở Việt Nam, thông qua các hoạt động như chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cải thiện cơ sở y tế và hỗ trợ các chương trình đào tạo cấp cao về quản trị kinh doanh.
Từ chỗ hoạt động dựa vào VinaCapital, cho đến nay, VCF đã thành công trong việc kết nối và hợp tác với một loạt các nhà tài trợ trong và ngoài nước như Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAid), Đại sứ quán Canada, tập đoàn dầu khí ExxonMobil, Talisman, Bến Thành Art & Frame, FedEx, Coca Cola, UPS, HSBC, Hiệp hội Kỹ sư dầu khí Quốc tế tại Việt Nam… và hàng ngàn cá nhân trong và ngoài nước.
Chính điều này đã giúp cho VCF huy động được tổng cộng 140 tỷ đồng để tiến hành các chương trình thiện nguyện.
Trong số này, phần đóng góp của tập đoàn VinaCapital dành cho VCF là hơn 80 tỷ đồng, bao gồm chi phí hoạt động và đóng góp trực tiếp cho nhiều chương trình của VCF. Nhờ nguồn lực tài chính này, hơn 3.400 em bé nghèo từ hơn 50 tỉnh thành đã được mổ tim miễn phí. Trong số này, các tỉnh thành được giúp mổ tim nhiều nhất là Khánh Hòa, Nghệ An, Kiên Giang, Đà Nẵng, An Giang…
Sống là sẻ chia
Như nhiều công ty quản lý quỹ khác, VinaCapital cũng đã và đang hứng chịu những cú sốc từ thị trường, vốn không mấy êm ả nhiều năm qua. Nhưng, ngay cả khi tình hình kinh doanh không thuận lợi, theo ông Don Lam, cam kết của cá nhân ông và VinaCapital đối với VCF là không thay đổi.
Trao đổi với báo chí, Don Lam nói rằng với ông kinh doanh không phải chỉ là để kinh doanh; kinh doanh sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu hoạt động đó mang lại những lợi ích thực tế cho cộng đồng, và một người thành đạt thật sự chính là người biết sẻ chia với người khác, làm được một cái gì đó tốt đẹp cho cộng đồng.
“VinaCapital rất làm vinh dự khi tài trợ kinh phí quản lý cho VCF và tham gia tích cực vào chương trình Nhịp Tim Việt Nam. Hàng năm, các nhân viên của chúng tôi đều quyên góp dù ít hay nhiều cho chương trình này và ban lãnh đạo tập đoàn cũng như cá nhân tôi, đều tham gia đối ứng cho số tiền mà các thành viên tập đoàn đóng góp. Chúng tôi muốn dành lòng biết ơn đến từng nhà tài trợ, cá nhân hay tổ chức, và hy vọng các bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi”, Don Lam nói.
Vị doanh nhân từng nhận được Huân chương Lao động hạng 3 về thành tích kinh doanh và hoạt động xã hội này cho hay, thành công của tập đoànVinaCapital và các quỹ do VinaCapital quản lý đến nay là dựa trên tốc độ phát triển kinh tế ổn định và quá trình tăng trưởng lâu dài của Việt Nam. Và với tư cách một doanh nghiệp thành công trong quá trình ấy, việc sẻ chia những lợi ích của mình với cộng đồng thực sự là trách nhiệm.
“Tôi rất phấn khởi vì không những được chứng kiến, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của quê hương mình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đang có hàng ngàn người bị “bỏ lại”, không theo kịp thị trường và sống trong cảnh nghèo túng. Chúng tôi có trách nhiệm sẻ chia và chung tay với cộng đồng để mang lại niềm vui cho họ”, ông nói.
Nhưng ít người biết rằng, ông có một “hành trình lặng lẽ” khác khi đã dành nhiều tâm huyết và tiền bạc cho những chương trình thiện nguyện tại Việt Nam.
Giúp mổ tim miễn phí cho 3.400 trẻ em
Don Lam trở về Việt Nam làm việc đầu những năm 2000, và năm 2003, ông thành lập VinaCapital để rồi từ đó đưa định chế này từng bước vươn lên thành một trong những công ty quản lý tài sản, quản lý đầu tư hàng đầu Việt Nam.
Nhưng kinh doanh không phải là mối quan tâm duy nhất của vị doanh nhân này. Ám ảnh bởi hình ảnh những bệnh nhi tim mất dần hy vọng sống trong các bệnh viện, năm 2006, Don Lam quyết định thành lập Quỹ Tài trợ VinaCapital (VinaCapital Foundation - VCF), mời bà Robin Austin King tham gia điều hành, xây dựng và thực hiện chương trình Nhịp Tim Việt Nam.
Khi đó, ông nghĩ rằng việc lập quỹ chỉ đơn giản là để cứu sống những em bé, và để làm được việc đó, Don Lam quyết định dành một phần lợi nhuận từ VinaCapital để tài trợ cho quỹ, đồng thời cam kết rằng với mỗi khoản tài chính mà quỹ huy động được, VinaCapital sẽ “đối ứng” thêm một khoản tương tự để quỹ có thể đẩy nhanh các chương trình hoạt động.
Quyết định lập VCF của Don Lam nhận được sự ủng hộ và khích lệ từ nhiều đối tác và đồng nghiệp, những người tin rằng nếu có sự chung tay, các doanh nhân có thể giúp cải thiện tình trạng của người nghèo ở Việt Nam, thông qua các hoạt động như chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, cải thiện cơ sở y tế và hỗ trợ các chương trình đào tạo cấp cao về quản trị kinh doanh.
Từ chỗ hoạt động dựa vào VinaCapital, cho đến nay, VCF đã thành công trong việc kết nối và hợp tác với một loạt các nhà tài trợ trong và ngoài nước như Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAid), Đại sứ quán Canada, tập đoàn dầu khí ExxonMobil, Talisman, Bến Thành Art & Frame, FedEx, Coca Cola, UPS, HSBC, Hiệp hội Kỹ sư dầu khí Quốc tế tại Việt Nam… và hàng ngàn cá nhân trong và ngoài nước.
Chính điều này đã giúp cho VCF huy động được tổng cộng 140 tỷ đồng để tiến hành các chương trình thiện nguyện.
Trong số này, phần đóng góp của tập đoàn VinaCapital dành cho VCF là hơn 80 tỷ đồng, bao gồm chi phí hoạt động và đóng góp trực tiếp cho nhiều chương trình của VCF. Nhờ nguồn lực tài chính này, hơn 3.400 em bé nghèo từ hơn 50 tỉnh thành đã được mổ tim miễn phí. Trong số này, các tỉnh thành được giúp mổ tim nhiều nhất là Khánh Hòa, Nghệ An, Kiên Giang, Đà Nẵng, An Giang…
Sống là sẻ chia
Như nhiều công ty quản lý quỹ khác, VinaCapital cũng đã và đang hứng chịu những cú sốc từ thị trường, vốn không mấy êm ả nhiều năm qua. Nhưng, ngay cả khi tình hình kinh doanh không thuận lợi, theo ông Don Lam, cam kết của cá nhân ông và VinaCapital đối với VCF là không thay đổi.
Trao đổi với báo chí, Don Lam nói rằng với ông kinh doanh không phải chỉ là để kinh doanh; kinh doanh sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu hoạt động đó mang lại những lợi ích thực tế cho cộng đồng, và một người thành đạt thật sự chính là người biết sẻ chia với người khác, làm được một cái gì đó tốt đẹp cho cộng đồng.
“VinaCapital rất làm vinh dự khi tài trợ kinh phí quản lý cho VCF và tham gia tích cực vào chương trình Nhịp Tim Việt Nam. Hàng năm, các nhân viên của chúng tôi đều quyên góp dù ít hay nhiều cho chương trình này và ban lãnh đạo tập đoàn cũng như cá nhân tôi, đều tham gia đối ứng cho số tiền mà các thành viên tập đoàn đóng góp. Chúng tôi muốn dành lòng biết ơn đến từng nhà tài trợ, cá nhân hay tổ chức, và hy vọng các bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi”, Don Lam nói.
Vị doanh nhân từng nhận được Huân chương Lao động hạng 3 về thành tích kinh doanh và hoạt động xã hội này cho hay, thành công của tập đoànVinaCapital và các quỹ do VinaCapital quản lý đến nay là dựa trên tốc độ phát triển kinh tế ổn định và quá trình tăng trưởng lâu dài của Việt Nam. Và với tư cách một doanh nghiệp thành công trong quá trình ấy, việc sẻ chia những lợi ích của mình với cộng đồng thực sự là trách nhiệm.
“Tôi rất phấn khởi vì không những được chứng kiến, mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của quê hương mình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đang có hàng ngàn người bị “bỏ lại”, không theo kịp thị trường và sống trong cảnh nghèo túng. Chúng tôi có trách nhiệm sẻ chia và chung tay với cộng đồng để mang lại niềm vui cho họ”, ông nói.