Hệ lụy hai mặt của độc quyền
Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Xăng dầu Hàng không (Vinapco) 3 tỉ đồng
Một chuyện hi hữu xảy ra. Vừa qua, Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia đã tuyên phạt Công ty Cổ phần Xăng dầu Hàng không (Vinapco) 3 tỉ đồng do đã đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu, khiến cho 30 chuyến bay của Jetstar Pacific bị hoãn với 5.100 hành khách bị huỷ chuyến.
Vụ việc này xảy ra hơn một năm về trước. Khi ấy, Vinapco với tư cách là đơn vị độc quyền cung cấp nhiên liệu hàng không tại Việt Nam, đã ngừng bơm xăng cho Jetstar Pacific để gây sức ép tăng giá cao hơn so với giá bơm cho Vietnam Airlines.
Vinapco với thế độc quyền ép giá đã làm thiệt hại cho Jetstar Pacific đã đành, mà còn gây phiền lụy tới hàng ngàn hành khách. Phán quyết đã đánh dấu, lần đầu tiên Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia - với chức năng và thẩm quyền của mình - đã nhập cuộc phân xử và đưa ra phán quyết sòng phẳng, gọi đúng tên căn bệnh đã sống quá lâu trong cơ thể của nền kinh tế Việt Nam: Lạm dụng vị thế độc quyền, vi phạm Luật Cạnh tranh.
Cần nói rằng, lạm dụng vị thế độc quyền không chỉ có mỗi Vinapco, nhưng bị Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia xử phạt thì mới chỉ có đơn vị này. Còn rất nhiều "ông độc quyền khác" như ngành điện, xăng dầu, viễn thông..., chưa bị xử lý sòng phẳng và kiên quyết.
Xử phạt Vinapco 3 tỉ đồng, nhưng Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia khó có thể ngăn chặn được căn bệnh lạm dụng vị thế độc quyền. Quyết định xử phạt chỉ là "phương thuốc trị triệu chứng" trên một vụ việc cụ thể.
Trên thực tế, cơ chế độc quyền dành cho Vinapco cũng gây ra hệ lụy "gậy ông đập lưng ông" đối với chính đơn vị này. Ngày 16/4, công ty này đã phát văn bản "kêu cứu" lần hai đến các cơ quan chức năng, cho biết rằng hai hãng hàng không Jetstar Pacific và Indochina Airlines đang nợ tiền nhiên liệu quá hạn chưa trả lên tới hơn 75 tỉ đồng.
Mặc dù vậy, Vinapco vẫn phải ngậm đắng tiếp tục cung cấp nhiên liệu, vì nếu ngừng e rằng lại vi phạm vào điều khoản lạm dụng vị thế độc quyền đã được quy định trong Luật Cạnh tranh.
Đây là căn bệnh trái khoáy mà cơ chế kinh doanh độc quyền đã sinh ra, nó không chỉ gây thiệt hại đến các doanh nghiệp bị o ép và người tiêu dùng, mà còn gây tác hại đối với chính doanh nghiệp sống nhờ vị thế độc quyền.
Hệ lụy hai mặt của độc quyền là như vậy!
Thẩm Hồng Thụy (Lao Động)
Vụ việc này xảy ra hơn một năm về trước. Khi ấy, Vinapco với tư cách là đơn vị độc quyền cung cấp nhiên liệu hàng không tại Việt Nam, đã ngừng bơm xăng cho Jetstar Pacific để gây sức ép tăng giá cao hơn so với giá bơm cho Vietnam Airlines.
Vinapco với thế độc quyền ép giá đã làm thiệt hại cho Jetstar Pacific đã đành, mà còn gây phiền lụy tới hàng ngàn hành khách. Phán quyết đã đánh dấu, lần đầu tiên Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia - với chức năng và thẩm quyền của mình - đã nhập cuộc phân xử và đưa ra phán quyết sòng phẳng, gọi đúng tên căn bệnh đã sống quá lâu trong cơ thể của nền kinh tế Việt Nam: Lạm dụng vị thế độc quyền, vi phạm Luật Cạnh tranh.
Cần nói rằng, lạm dụng vị thế độc quyền không chỉ có mỗi Vinapco, nhưng bị Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia xử phạt thì mới chỉ có đơn vị này. Còn rất nhiều "ông độc quyền khác" như ngành điện, xăng dầu, viễn thông..., chưa bị xử lý sòng phẳng và kiên quyết.
Xử phạt Vinapco 3 tỉ đồng, nhưng Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia khó có thể ngăn chặn được căn bệnh lạm dụng vị thế độc quyền. Quyết định xử phạt chỉ là "phương thuốc trị triệu chứng" trên một vụ việc cụ thể.
Trên thực tế, cơ chế độc quyền dành cho Vinapco cũng gây ra hệ lụy "gậy ông đập lưng ông" đối với chính đơn vị này. Ngày 16/4, công ty này đã phát văn bản "kêu cứu" lần hai đến các cơ quan chức năng, cho biết rằng hai hãng hàng không Jetstar Pacific và Indochina Airlines đang nợ tiền nhiên liệu quá hạn chưa trả lên tới hơn 75 tỉ đồng.
Mặc dù vậy, Vinapco vẫn phải ngậm đắng tiếp tục cung cấp nhiên liệu, vì nếu ngừng e rằng lại vi phạm vào điều khoản lạm dụng vị thế độc quyền đã được quy định trong Luật Cạnh tranh.
Đây là căn bệnh trái khoáy mà cơ chế kinh doanh độc quyền đã sinh ra, nó không chỉ gây thiệt hại đến các doanh nghiệp bị o ép và người tiêu dùng, mà còn gây tác hại đối với chính doanh nghiệp sống nhờ vị thế độc quyền.
Hệ lụy hai mặt của độc quyền là như vậy!
Thẩm Hồng Thụy (Lao Động)