Hệ thống EcoStruxure - giải pháp quả lý “thành phố thông minh”
Muốn có các thành phố thông minh cần có các công cụ cấy sâu vào từng tòa nhà và đô thị, giải pháp EcoStruxure của Schneider Electric chính là điều cần thiết ấy
Thành phố thông minh đang trở thành từ khóa quan trọng trong cách hình dung về quản trị đô thị tương lai tại Việt Nam. Nhưng thành phố thông minh không phải là ước mơ hay các hình ảnh trong phim viễn tưởng, đột ngột mà trở thành. Muốn có các thành phố thông minh cần có các công cụ cấy sâu vào từng tòa nhà và đô thị, giải pháp EcoStruxure của Schneider Electric chính là điều cần thiết ấy.
Thành phố thông minh đã ở gần
Ngày 24/11/2017, UBND Tp.HCM đã phê duyệt đề án "Xây dựng Tp.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025". Theo đó, khi thực hiện thành công đề án này, "thành phố thông minh" góp phần đảm bảo một môi trường sống thoải mái, tích cực, lành mạnh và an toàn.
Người dân có thể thụ hưởng các tiện ích: sử dụng năng lượng với chi phí thấp; hệ thống giao thông công cộng tiện lợi; giảm thiểu tác động của ngập nước; dịch vụ y tế tốt hơn; an tâm khi sử dụng thực phẩm; học sinh có thể học tại các trường học đạt chất lượng tốt; không khí trong lành, nguồn nước sạch, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng…
Để có một thành phố thông minh, tạo được sự an toàn và tiện nghi cho mọi công dân, thành phố cần có một sự kết nối khổng lồ giữa các tế bào của mình-các tòa nhà thông minh.
Smart Building (xây dựng thông minh) phải đáp ứng ít nhất 3 tiêu chí: kết nối hệ thống điện của các tòa nhà vào mạng lưới điện, sử dụng hiệu quả năng lượng (cả trong quá trình vận hành và bảo dưỡng) và bảo vệ môi trường trái đất.
Điều cơ bản nhất mà các tòa nhà thông minh phải làm được là mang lại một cuộc sống tiện nghi cho người sử dụng, (ví dụ như khả năng chiếu sáng, an toàn về cháy nổ, làm sạch không khí, an ninh, sạch sẽ...) nhưng với chi phí thấp nhất có thể và hạn chế tác động xấu đến môi trường trong suốt vòng đời sử dụng.
Để đạt được mục tiêu này, các tòa nhà phải cập nhật những tính năng vượt trội từ những giai đoạn đầu tiên của việc thiết kế cho đến khi tòa nhà kết thúc vòng đời sử dụng".
Có thể hình dung toàn bộ thành phố là một cùng hoạt động nhịp nhàng theo cách thông minh và tiết kiệm nhất dù đó là đèn đường tự điều chỉnh độ sáng, các cống thoát nước đóng mở theo dữ liệu cảm biến báo về, các tòa nhà tự động điều chỉnh hệ thống làm mát, mở đèn theo cách nhận biết các cư dân bên trong, các tòa nhà hành chính có thể giải quyết mọi nhu cầu công dân dựa trên hệ thống dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở chính xác nhưng đầy thân thiện.
Tại Hội thảo - triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh (Smart Industry World 2017) ở chủ đề "Chiến lược xây dựng đô thị thông minh", Schneider Electric và các khách mời đã thảo luận sâu về giải pháp xây dựng khung kiến trúc hạ tầng thành phố thông minh, mạng lưới Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và công nghệ phân tích, quản lý tòa nhà thông minh và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các đô thị thông minh.
Schneider chú trọng bối cảnh dân số bùng nổ đồng nghĩa với số lượng những tòa nhà cao tầng ngày càng tăng cao tại Việt Nam. Trong tình thế đó, muốn có tòa nhà hay thông minh thì phải làm sao để hệ thống điều khiển tòa nhà có thể bảo đảm sự an toàn, hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả vận hành, không gian sống khỏe mạnh và năng suất làm việc cho con người bên trong tòa nhà.
Kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric là giải pháp thiết thực, tích cực nhất cho việc này khi đóng vai trò trung tâm kết nối các hệ thống điều khiển, hệ thống quản lý năng lượng trong tòa nhà thông minh bằng một phần mềm điều khiển duy nhất EcoStruxure Building Operation.
Công cụ để "thông minh hóa" đô thị
Kiến trúc EcoStruxure bao gồm nhiều mảng, đảm bảo tất cả các mặt của tòa nhà hay đô thị thông minh. Trong đó, Hệ thống EcoStruxure™ Building là một kiến trúc mở, tận dụng sức mạnh của nền tảng IoT (Internet vạn vật).
Bằng phần mềm và phần cứng quản lý tòa nhà, hệ thống EcoStruxure™ Building cung cấp dữ liệu cho người sử dụng giúp họ có một môi trường sống an toàn hơn, thoải hơn, hiệu quả hơn đến hơn 30%.
Bằng cách kết nối mọi thứ từ bộ cảm biến đến với các dịch vụ tiện nghi và các hệ thống an ninh… hệ thống EcoStruxure hoạt động dựa trên nền tảng IoT tích hợp thông tin từ các hệ thống chính yếu của tòa nhà như là hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống HVAC, hệ thống chiếu sáng, an toàn cháy nổ, hệ thống an ninh và quản lý nơi làm việc để đưa ra các giải pháp vận hành tòa nhà một cách an toàn nhất.
EcoStruxure for Buildings giúp biến mỗi tòa nhà thành một cỗ máy thông minh và tiết kiệm nhất trong việc đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn cho các chủ nhân cư ngụ bên trong.
Bên cạnh đó, để bổ sung và hỗ trợ các tòa nhà và đô thị thông minh trong việc chia sẻ và sử dụng các dữ liệu dùng chung một cách hiệu quả nhất, EcoStruxure còn có EcoStruxure for Data Center - Trung tâm dữ liệu và hệ thống kiến trúc hạ tầng.
Đây là một mô hình khái niệm giúp định hình kiến trúc và nguyên tắc hoạt động của một hệ thống. EcoStruxure for Data Center bao gồm 3 cấp độ: các sản phẩm có tính liên kết cao, phần mềm điều khiển tại biên, và ứng dụng/phân tích/dịch vụ điện toán đám mây.
Hệ thống này tận dụng tối đa những lợi ích mà IoT, điện toán đám mây và công nghệ phân tích Big Data để tạo ra và cung cấp các thông tin hữu hiệu nhất cho hoạt động của trung tâm dữ liệu. Những dữ liệu này, với sự tối ưu của mình sẽ nhanh chóng phục vụ hiệu quả các nhu cầu hoạt động hay đảm bảo an toàn của tòa nhà, đô thị hay mỗi công dân.
Đã có chiến lược và các công cụ giải pháp hoàn hảo, có lẽ bước chuyển mình của các tòa nhà, nhà máy và đô thị lớn như Tp.HCM theo hướng "thông minh hóa" sẽ diễn ra nhanh, vì đó chính là nhu cầu của thời đại.