Hiệp hội Kinh doanh vàng phản đối tăng thuế xuất vàng
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam lên tiếng phản đối chủ trương tăng thuế đánh vào vàng nữ trang xuất khẩu lên 10%
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam vừa gửi công văn lên Bộ Tài chính, phản đối chủ trương tăng thuế đánh vào vàng nữ trang xuất khẩu lên 10%. Theo hiệp hội này, việc tăng thuế sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp, đồng thời có thể khuyến khích hoạt động xuất lậu vàng.
Theo quy định hiện tại của Bộ Tài chính về thuế xuất khẩu vàng, vàng nguyên liệu có hàm lượng dưới 99,99%, vàng trang sức và mỹ nghệ với trọng lượng trên 1 ounce và có hàm lượng vàng trên 99% phải chịu thuế suất xuất khẩu là 10%, các loại khác được hưởng mức thuế 0%.
Do có những ý kiến lo ngại tình trạng các doanh nghiệp ồ ạt xuất khẩu vàng nguyên liệu nhưng “biến tướng” dưới dạng nữ trang thô, Bộ Tài chính đưa ra chủ trương các sản phẩm nữ trang có khối lượng trên 1 ounce và hàm lượng vàng trên 80% sẽ bị đánh thuế xuất khẩu 10%. Như vậy, để hưởng mức thuế suất 0%, các doanh nghiệp xuất vàng chỉ còn “nước” là hạ tuổi vàng xuống dưới 80%.
Trong công văn trả lời Bộ Tài chính ngày 26/7, Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng, hoạt động xuất khẩu vàng có nhiều tác dụng đối với nền kinh tế như thu hút lượng vàng trong dân, góp phần tạo thế cân bằng thương mại và giảm áp lực tỷ giá, hạn chế hoạt động xuất lậu vàng…
Trên thực tế, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã đạt khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, riêng từ giữa tháng 5 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD nhóm hàng này, góp phần quan trọng giảm nhập siêu.
Trong nửa đầu tháng 7, hoạt động xuất khẩu vàng diễn ra đặc biệt mạnh khi giá vàng trong nước và thế giới cùng lập kỷ lục, người dân ồ ạt bán vàng và giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế 400.000 - 500.000 đồng/lượng. Theo một lãnh đạo doanh nghiệp kim hoàn phía Nam, mức chênh này có thể đem về khoản lợi 90.000 đồng/lượng vàng xuất khẩu.
Hiệp hội Kinh doanh vàng khẳng định, một khi tương quan giá vàng trong nước và quốc tế tạo điều kiện và thị trường có cung-cầu, thì hoạt động xuất vàng kiểu gì cũng diễn ra ra, cho dù cơ quan chức năng có kiểm soát đến đâu. “Thực chất của vấn đề là một khi do cung cầu của thị trường và khi giá trong nước thấp hơn giá quốc tế thì cơ hội xuất khẩu vàng dưới mọi hình thức sẽ xảy ra, nếu không xuất khẩu được theo con đường chính thức, thì xuất khẩu lậu vàng khó tránh khỏi”, công văn có đoạn viết.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là lần thứ hai Bộ Tài chính điều chỉnh khung tuổi vàng để áp thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, nếu chênh lệch giá trong nước và giá quốc tế vẫn có lợi, thì doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hạ tuổi vàng xuống dưới 80% theo quy định của cơ quan quản lý để có thể xuất khẩu. “Nếu như vậy, liệu quý Bộ có tiếp tục theo đuổi giải pháp này không?”, Hiệp hội đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cho biết, việc các doanh nghiệp cố hạ tuổi vàng để được xuất khẩu cho phù hợp với quy định sẽ chỉ dẫn tới hậu quả là đẩy chi phí tăng cao, hao hụt lớn trong sản xuất và gây tốn kém của cải cho xã hội một cách vô ích.
Theo quy định hiện tại của Bộ Tài chính về thuế xuất khẩu vàng, vàng nguyên liệu có hàm lượng dưới 99,99%, vàng trang sức và mỹ nghệ với trọng lượng trên 1 ounce và có hàm lượng vàng trên 99% phải chịu thuế suất xuất khẩu là 10%, các loại khác được hưởng mức thuế 0%.
Do có những ý kiến lo ngại tình trạng các doanh nghiệp ồ ạt xuất khẩu vàng nguyên liệu nhưng “biến tướng” dưới dạng nữ trang thô, Bộ Tài chính đưa ra chủ trương các sản phẩm nữ trang có khối lượng trên 1 ounce và hàm lượng vàng trên 80% sẽ bị đánh thuế xuất khẩu 10%. Như vậy, để hưởng mức thuế suất 0%, các doanh nghiệp xuất vàng chỉ còn “nước” là hạ tuổi vàng xuống dưới 80%.
Trong công văn trả lời Bộ Tài chính ngày 26/7, Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng, hoạt động xuất khẩu vàng có nhiều tác dụng đối với nền kinh tế như thu hút lượng vàng trong dân, góp phần tạo thế cân bằng thương mại và giảm áp lực tỷ giá, hạn chế hoạt động xuất lậu vàng…
Trên thực tế, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm đã đạt khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, riêng từ giữa tháng 5 đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD nhóm hàng này, góp phần quan trọng giảm nhập siêu.
Trong nửa đầu tháng 7, hoạt động xuất khẩu vàng diễn ra đặc biệt mạnh khi giá vàng trong nước và thế giới cùng lập kỷ lục, người dân ồ ạt bán vàng và giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế 400.000 - 500.000 đồng/lượng. Theo một lãnh đạo doanh nghiệp kim hoàn phía Nam, mức chênh này có thể đem về khoản lợi 90.000 đồng/lượng vàng xuất khẩu.
Hiệp hội Kinh doanh vàng khẳng định, một khi tương quan giá vàng trong nước và quốc tế tạo điều kiện và thị trường có cung-cầu, thì hoạt động xuất vàng kiểu gì cũng diễn ra ra, cho dù cơ quan chức năng có kiểm soát đến đâu. “Thực chất của vấn đề là một khi do cung cầu của thị trường và khi giá trong nước thấp hơn giá quốc tế thì cơ hội xuất khẩu vàng dưới mọi hình thức sẽ xảy ra, nếu không xuất khẩu được theo con đường chính thức, thì xuất khẩu lậu vàng khó tránh khỏi”, công văn có đoạn viết.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là lần thứ hai Bộ Tài chính điều chỉnh khung tuổi vàng để áp thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, nếu chênh lệch giá trong nước và giá quốc tế vẫn có lợi, thì doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hạ tuổi vàng xuống dưới 80% theo quy định của cơ quan quản lý để có thể xuất khẩu. “Nếu như vậy, liệu quý Bộ có tiếp tục theo đuổi giải pháp này không?”, Hiệp hội đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, Hiệp hội cho biết, việc các doanh nghiệp cố hạ tuổi vàng để được xuất khẩu cho phù hợp với quy định sẽ chỉ dẫn tới hậu quả là đẩy chi phí tăng cao, hao hụt lớn trong sản xuất và gây tốn kém của cải cho xã hội một cách vô ích.