Hiệu quả sàn giao dịch việc làm không như mong đợi
Nhiều sàn giao dịch việc làm cả năm chỉ hoạt động một lần, còn những sàn hoạt động khá đều đặn thì chỉ mang tính hình thức
Nhiều sàn giao dịch việc làm cả năm chỉ hoạt động một lần, còn những sàn hoạt động khá đều đặn thì chỉ mang tính hình thức...
Những nhận định này đã được ra tại hội nghị đánh giá hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm giai đoạn 2006 - 2010 và công tác dự báo nhu cầu nhân lực, diễn ra sáng 9/9 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ý tưởng xây dựng cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, hay nói cách khác giữa cung và cầu lao động hoạt động từ năm 1990, thông qua các hội chợ việc làm. Sau này mô hình này được phát triển thành sàn giao dịch việc làm.
Ông Đồng cho rằng, mục đích của ngành lao động đặt ra ở mô hình sàn giao giao dịch việc làm khác với hội chợ việc làm là tổ chức hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, có thể hoạt động nhiều lần trong một tháng. Tuy nhiên, thực tế, hiệu quả của các sàn giao dịch việc làm không được như mong đợi.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều có các sàn giao dịch việc làm. Trong đó, có 44 sàn đang hoạt động định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 phiên/tháng, nhiều trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất 2 phiên/tháng.
Mức đầu tư cho một sàn giao dịch việc làm khoảng từ 5 đến 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ tìm việc qua trung tâm mới chỉ đạt 14%; tỷ lệ người sử dụng lao động qua trung tâm cũng mới chỉ đạt 16,4%.
Báo cáo từ các trung tâm giới thiệu việc làm của các địa phương cũng cho thấy hiệu quả cung ứng lao động thông qua các sàn hiện vẫn thấp.
Cụ thể, tại phiên giao dịch việc làm lần thứ 19 hồi tháng 4 của tình Bình Dương, có 317 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với hơn 20.000 chỗ làm trống nhưng chỉ có hơn 1.000 lao động tới tham gia tuyển dụng trực tiếp. Tỉnh Vĩnh Phúc từ đầu năm đến nay cũng đã tổ chức 6 phiên giao dịch việc làm với nhu cầu cần tuyển dụng khoảng 12.000 lao động. Tuy nhiên, số lao động được tuyển cũng chỉ đáp ứng được khoảng 10%.
Tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm cho biết, từ năm 2007 đến tháng 6/2010, nơi này đã tổ chức 56 phiên giao dịch với 4.868 đơn vị doanh nghiệp tham gia. Số người đến phiên giao dịch việc làm 150.800 người, bình quân gần 2.700 người/phiên; số người được các nhà tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp và tiếp nhận hồ sơ tại các phiên giao dịch việc làm là 116.135 lượt lao động; trung bình mỗi phiên giao dịch việc làm có 1.874 người được phỏng vấn và tiếp nhận hồ sơ.
Tuy nhiên, với những con số xem ra rất “hoành tráng” trên, ông Chính vẫn thừa nhận, khả năng đáp ứng cầu lao động của sàn chưa cao, số lượng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của các doanh nghiệp.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm, Giám đốc Trung tâm quốc gia Dự báo và thông tin thị trường lao động cũng đưa ra nhận định, hệ thống dịch vụ việc làm hiện thời chủ yếu tổ chức các hoạt động định kỳ của sàn giao dịch, mới chỉ đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu thực tế về tư vấn và giải quyết việc làm.
Nguyên nhân của sự kém nói trên, theo bà Vân, là do công tác phân tích thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế, chưa có đánh giá sâu về thị trường lao động tại các địa phương. Bên cạnh đó, một số địa phương sử dụng vốn đầu tư chưa đúng mục đích; đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực này thiếu cả về số lượng và sự chuyên nghiệp.
Những nhận định này đã được ra tại hội nghị đánh giá hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm giai đoạn 2006 - 2010 và công tác dự báo nhu cầu nhân lực, diễn ra sáng 9/9 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, ý tưởng xây dựng cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, hay nói cách khác giữa cung và cầu lao động hoạt động từ năm 1990, thông qua các hội chợ việc làm. Sau này mô hình này được phát triển thành sàn giao dịch việc làm.
Ông Đồng cho rằng, mục đích của ngành lao động đặt ra ở mô hình sàn giao giao dịch việc làm khác với hội chợ việc làm là tổ chức hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, có thể hoạt động nhiều lần trong một tháng. Tuy nhiên, thực tế, hiệu quả của các sàn giao dịch việc làm không được như mong đợi.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều có các sàn giao dịch việc làm. Trong đó, có 44 sàn đang hoạt động định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 phiên/tháng, nhiều trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất 2 phiên/tháng.
Mức đầu tư cho một sàn giao dịch việc làm khoảng từ 5 đến 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ tìm việc qua trung tâm mới chỉ đạt 14%; tỷ lệ người sử dụng lao động qua trung tâm cũng mới chỉ đạt 16,4%.
Báo cáo từ các trung tâm giới thiệu việc làm của các địa phương cũng cho thấy hiệu quả cung ứng lao động thông qua các sàn hiện vẫn thấp.
Cụ thể, tại phiên giao dịch việc làm lần thứ 19 hồi tháng 4 của tình Bình Dương, có 317 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với hơn 20.000 chỗ làm trống nhưng chỉ có hơn 1.000 lao động tới tham gia tuyển dụng trực tiếp. Tỉnh Vĩnh Phúc từ đầu năm đến nay cũng đã tổ chức 6 phiên giao dịch việc làm với nhu cầu cần tuyển dụng khoảng 12.000 lao động. Tuy nhiên, số lao động được tuyển cũng chỉ đáp ứng được khoảng 10%.
Tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, ông Vũ Trung Chính, Giám đốc Trung tâm cho biết, từ năm 2007 đến tháng 6/2010, nơi này đã tổ chức 56 phiên giao dịch với 4.868 đơn vị doanh nghiệp tham gia. Số người đến phiên giao dịch việc làm 150.800 người, bình quân gần 2.700 người/phiên; số người được các nhà tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp và tiếp nhận hồ sơ tại các phiên giao dịch việc làm là 116.135 lượt lao động; trung bình mỗi phiên giao dịch việc làm có 1.874 người được phỏng vấn và tiếp nhận hồ sơ.
Tuy nhiên, với những con số xem ra rất “hoành tráng” trên, ông Chính vẫn thừa nhận, khả năng đáp ứng cầu lao động của sàn chưa cao, số lượng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của các doanh nghiệp.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm, Giám đốc Trung tâm quốc gia Dự báo và thông tin thị trường lao động cũng đưa ra nhận định, hệ thống dịch vụ việc làm hiện thời chủ yếu tổ chức các hoạt động định kỳ của sàn giao dịch, mới chỉ đáp ứng được khoảng 10 - 15% nhu cầu thực tế về tư vấn và giải quyết việc làm.
Nguyên nhân của sự kém nói trên, theo bà Vân, là do công tác phân tích thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế, chưa có đánh giá sâu về thị trường lao động tại các địa phương. Bên cạnh đó, một số địa phương sử dụng vốn đầu tư chưa đúng mục đích; đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực này thiếu cả về số lượng và sự chuyên nghiệp.