Họ, tên, đệm một người không được quá 25 chữ cái?
Đã có khoảng 7,5 triệu lượt người tham gia góp ý về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái là đề nghị của nhiều ý kiến trong quá trình góp ý Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 12/5.
Tính đến ngày 28/4/2015, qua 86 báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân của các bộ, ngành, địa phương và kết quả của các hoạt động lấy ý kiến khác thì đã có khoảng 7,5 triệu lượt người tham gia góp ý về dự thảo Bộ luật, ông Cường cho biết.
Một trong số các vấn đề được tách riêng tại báo cáo để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội là quyền đối với họ, tên và chữ đệm.
Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: “Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái”, Chính phủ phản ánh kết quả lấy ý kiến.
Lập luận của đề nghị này là việc đặt họ, tên và chữ đệm, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.
Thứ hai, thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với "tập quán, thuần phong mỹ tục" của Việt Nam. Như quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối.
Thứ ba, quy định trên là để đồng bộ với quy định có liên quan của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Theo đó, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam và người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam.
Chính phủ thấy rằng, ý kiến nêu trên là hợp lý, cũng là phù hợp với ý kiến của đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật Hộ tịch, nên đã chỉ đạo bổ sung nội dung nêu trên vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), ông Cường cho biết.
Tuy nhiên, kết quả lấy ý kiến nhân dân cũng phản ánh nhiều ý kiến khác cho rằng, quyền đối với họ, tên và chữ đệm là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Dự thảo bộ luật không nên quy định quá nhiều hạn chế việc thực hiện quyền này.
Cơ quan thẩm tra dự án bộ luật - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng quy định họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái cần phải được thuyết minh rõ và thuyết phục hơn.
Ủy ban này cũng băn khoăn khi Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ quy định "họ và tên" còn dự thảo bộ luật sửa đổi lại bổ sung phần chữ "đệm” trong quy định về quyền đối với họ, tên và chữ đệm.
Việc sử dụng "họ và tên” đã trở thành thông dụng, thay đổi bổ sung này có cần thiết hay không, có dẫn tới việc phải thay đổi các loại giấy tờ, văn bản hành chính hay không?, cơ quan thẩm tra nêu hàng loạt câu hỏi.
Nêu thực tế có người họ, tên dài đến ba, bốn chục chữ cái, rất khó khi làm hồ sơ và khó cho nhiều giao dịch, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, nên khống chế không quá 25 chữ cái. 25 chữ cái thì họ, tên, đệm cũng đến 5 chữ, là rất dài rồi, ông Hiển lập luận.
Cần đảm bảo quyền công dân,song cũng phải có quy định về họ, tên, đệm là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu khi tham gia thảo luận.
Tính đến ngày 28/4/2015, qua 86 báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân của các bộ, ngành, địa phương và kết quả của các hoạt động lấy ý kiến khác thì đã có khoảng 7,5 triệu lượt người tham gia góp ý về dự thảo Bộ luật, ông Cường cho biết.
Một trong số các vấn đề được tách riêng tại báo cáo để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội là quyền đối với họ, tên và chữ đệm.
Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nội dung: “Tên và chữ đệm của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái”, Chính phủ phản ánh kết quả lấy ý kiến.
Lập luận của đề nghị này là việc đặt họ, tên và chữ đệm, tuy là một quyền nhân thân của cá nhân, nhưng Nhà nước cũng cần phải đề ra những quy định cần thiết để định hướng cho việc cá nhân thực hiện quyền này.
Thứ hai, thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc đặt họ, tên và chữ đệm có nhiều trường hợp không phù hợp với "tập quán, thuần phong mỹ tục" của Việt Nam. Như quá dài, không thuần Việt mà cơ quan đăng ký hộ tịch phải đăng ký, không có lý do để từ chối.
Thứ ba, quy định trên là để đồng bộ với quy định có liên quan của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Theo đó, người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam và người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam.
Chính phủ thấy rằng, ý kiến nêu trên là hợp lý, cũng là phù hợp với ý kiến của đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật Hộ tịch, nên đã chỉ đạo bổ sung nội dung nêu trên vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), ông Cường cho biết.
Tuy nhiên, kết quả lấy ý kiến nhân dân cũng phản ánh nhiều ý kiến khác cho rằng, quyền đối với họ, tên và chữ đệm là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Dự thảo bộ luật không nên quy định quá nhiều hạn chế việc thực hiện quyền này.
Cơ quan thẩm tra dự án bộ luật - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng quy định họ, tên và chữ đệm của một người không được vượt quá 25 chữ cái cần phải được thuyết minh rõ và thuyết phục hơn.
Ủy ban này cũng băn khoăn khi Bộ luật Dân sự hiện hành chỉ quy định "họ và tên" còn dự thảo bộ luật sửa đổi lại bổ sung phần chữ "đệm” trong quy định về quyền đối với họ, tên và chữ đệm.
Việc sử dụng "họ và tên” đã trở thành thông dụng, thay đổi bổ sung này có cần thiết hay không, có dẫn tới việc phải thay đổi các loại giấy tờ, văn bản hành chính hay không?, cơ quan thẩm tra nêu hàng loạt câu hỏi.
Nêu thực tế có người họ, tên dài đến ba, bốn chục chữ cái, rất khó khi làm hồ sơ và khó cho nhiều giao dịch, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, nên khống chế không quá 25 chữ cái. 25 chữ cái thì họ, tên, đệm cũng đến 5 chữ, là rất dài rồi, ông Hiển lập luận.
Cần đảm bảo quyền công dân,song cũng phải có quy định về họ, tên, đệm là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu khi tham gia thảo luận.