Hỗ trợ doanh nghiệp đến giai đoạn “vượt chướng ngại vật”
Mình Thủ tướng thì không thể đến đích được mà "lửa cải cách" phải được chuyển đến mỗi cán bộ, công chức
"Nhìn bảnh bao thế thôi chứ nghèo lắm, không chơi bời cờ bạc rượu chè gì doanh nghiệp vẫn cứ nghèo", Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hoà Bình Nguyễn Cao Sơn khái quát trong buổi làm việc với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc chiều 13/12.
Cuộc gặp ghi nhận không ít những khó khăn của các doanh nhân, dù Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã được thực hiện gần 1 năm.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc - người vừa gửi báo cáo nhanh về việc triển khai Nghị quyết 35 đến Văn phòng Chính phủ - nói với các doanh nghiệp Hoà Bình rằng còn rất nhiều chướng ngại vật trên con đường thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 35.
Liên hệ với 4 chặng đường của cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia, Chủ tịch VCCI hy vọng sau khởi động mạnh mẽ của 2016, năm nay - 2017 sẽ là năm "vượt chướng ngại vật" để sau đó cộng đồng doanh nghiệp có thể "tăng tốc" và "về đích".
Ví công cuộc cải cách - trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp - đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm như một cuộc chạy tiếp sức, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, mình Thủ tướng thì không thể đến đích được mà "lửa cải cách" từ người đứng đầu Chính phủ phải được chuyển đến mỗi cán bộ, công chức, những người trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp.
Vừa rồi đánh giá sơ bộ về Nghị quyết 35 tôi có nói trong cuộc họp có mặt của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ là qua phản ánh của doanh nghiệp thì hiện có một căn bệnh khá hiểm nghèo là "trên nóng dưới lạnh". Tinh thần cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hừng hực trong Chính phủ, một số bộ, ngành nhưng xuống địa phương thì chưa tốt và nhiều nơi còn lạnh lẽo lắm, ông Lộc cho biết. Và Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: một cơ thể mà đầu nóng nhưng chân tay lạnh thì có vấn đề, còn nhiều chướng ngại trên con đường phát triển của doanh nghiệp.
Câu chuyện với Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình, ông Bùi Văn Tỉnh bên lề cuộc gặp mặt các doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh này chiều 13/2 cũng cho thấy có những việc dù lãnh đạo có "nóng" đến mấy cũng chưa chắc đã hiệu quả như mong muốn.
Chẳng hạn, ông đã từng chỉ đạo để các doanh nghiệp "chấm điểm" sở ngành, chỉ rõ những địa chỉ đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Không nhằm cách chức kỷ luật ai mà chỉ để hiểu rõ tình hình, bố trí nhân sự tốt hơn nhưng việc này cũng đã ồn ào với đơn thư nặc danh, tố cáo này nọ, khiến ông phải nhắc đến hai chữ "thất bại".
Nhưng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc vẫn đề nghị Hoà Bình kiên định thực hiện lấy ý kiến doanh nghiệp về chất lượng phục vụ của các sở ngành và cán bộ công chức.
Thực tế thì cũng đã có một số vị được điều chuyển vị trí công tác, vì nếu chỉ vài doanh nghiệp phản ánh thì chỉ là một chiều, nhưng nhiều doanh nghiệp cùng phản ánh là anh "có vấn đề" thì cần xem xét, một lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cho biết.
Phản ánh từ các doanh nhân trong cuộc gặp với Chủ tịch VCCI cũng cho thấy, cho dù được cộng đồng doanh nghiệp hào hứng đón nhận, tinh thần của Nghị quyết 35 dường như vẫn còn khá xa lạ với không ít công chức Nhà nước. Và sự vô cảm của không ít người thừa hành chính là chướng ngại vật rất lớn cần phải được vượt qua.
Nhận xét từ Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Cao Sơn là lãnh đạo Chính phủ rất sâu sát cơ sở, rất lắng nghe doanh nghiệp nhưng nhiều nội dung của Nghị quyết 35 vẫn chỉ là... khẩu hiệu.
Chẳng hạn, nghị quyết nêu rõ thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm) nhưng sau khi nghị quyết ra tình hình vẫn nguyên xi, có chuyển biến cũng chỉ được 1- 2%. Rồi việc vay vốn ngân hàng cũng rất khó khăn, vì thế mà doanh nghiệp không thể phát triển được.
Doanh nhân Nguyễn Cao Sơn cũng phản ánh rằng có một số tờ báo còn nhũng nhiễu, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Một số người của các cơ quan báo chí này tìm đến từng dự án, công trình, tìm điểm yếu của doanh nghiệp để gây nhiễu, khiến doanh nghiệp đã khó lại càng khó.
Cuộc gặp ghi nhận không ít những khó khăn của các doanh nhân, dù Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã được thực hiện gần 1 năm.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc - người vừa gửi báo cáo nhanh về việc triển khai Nghị quyết 35 đến Văn phòng Chính phủ - nói với các doanh nghiệp Hoà Bình rằng còn rất nhiều chướng ngại vật trên con đường thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 35.
Liên hệ với 4 chặng đường của cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia, Chủ tịch VCCI hy vọng sau khởi động mạnh mẽ của 2016, năm nay - 2017 sẽ là năm "vượt chướng ngại vật" để sau đó cộng đồng doanh nghiệp có thể "tăng tốc" và "về đích".
Ví công cuộc cải cách - trong đó có hỗ trợ doanh nghiệp - đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm như một cuộc chạy tiếp sức, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, mình Thủ tướng thì không thể đến đích được mà "lửa cải cách" từ người đứng đầu Chính phủ phải được chuyển đến mỗi cán bộ, công chức, những người trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp.
Vừa rồi đánh giá sơ bộ về Nghị quyết 35 tôi có nói trong cuộc họp có mặt của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ là qua phản ánh của doanh nghiệp thì hiện có một căn bệnh khá hiểm nghèo là "trên nóng dưới lạnh". Tinh thần cải cách, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hừng hực trong Chính phủ, một số bộ, ngành nhưng xuống địa phương thì chưa tốt và nhiều nơi còn lạnh lẽo lắm, ông Lộc cho biết. Và Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: một cơ thể mà đầu nóng nhưng chân tay lạnh thì có vấn đề, còn nhiều chướng ngại trên con đường phát triển của doanh nghiệp.
Câu chuyện với Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình, ông Bùi Văn Tỉnh bên lề cuộc gặp mặt các doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh này chiều 13/2 cũng cho thấy có những việc dù lãnh đạo có "nóng" đến mấy cũng chưa chắc đã hiệu quả như mong muốn.
Chẳng hạn, ông đã từng chỉ đạo để các doanh nghiệp "chấm điểm" sở ngành, chỉ rõ những địa chỉ đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Không nhằm cách chức kỷ luật ai mà chỉ để hiểu rõ tình hình, bố trí nhân sự tốt hơn nhưng việc này cũng đã ồn ào với đơn thư nặc danh, tố cáo này nọ, khiến ông phải nhắc đến hai chữ "thất bại".
Nhưng, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc vẫn đề nghị Hoà Bình kiên định thực hiện lấy ý kiến doanh nghiệp về chất lượng phục vụ của các sở ngành và cán bộ công chức.
Thực tế thì cũng đã có một số vị được điều chuyển vị trí công tác, vì nếu chỉ vài doanh nghiệp phản ánh thì chỉ là một chiều, nhưng nhiều doanh nghiệp cùng phản ánh là anh "có vấn đề" thì cần xem xét, một lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh cho biết.
Phản ánh từ các doanh nhân trong cuộc gặp với Chủ tịch VCCI cũng cho thấy, cho dù được cộng đồng doanh nghiệp hào hứng đón nhận, tinh thần của Nghị quyết 35 dường như vẫn còn khá xa lạ với không ít công chức Nhà nước. Và sự vô cảm của không ít người thừa hành chính là chướng ngại vật rất lớn cần phải được vượt qua.
Nhận xét từ Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Cao Sơn là lãnh đạo Chính phủ rất sâu sát cơ sở, rất lắng nghe doanh nghiệp nhưng nhiều nội dung của Nghị quyết 35 vẫn chỉ là... khẩu hiệu.
Chẳng hạn, nghị quyết nêu rõ thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá một lần/năm) nhưng sau khi nghị quyết ra tình hình vẫn nguyên xi, có chuyển biến cũng chỉ được 1- 2%. Rồi việc vay vốn ngân hàng cũng rất khó khăn, vì thế mà doanh nghiệp không thể phát triển được.
Doanh nhân Nguyễn Cao Sơn cũng phản ánh rằng có một số tờ báo còn nhũng nhiễu, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Một số người của các cơ quan báo chí này tìm đến từng dự án, công trình, tìm điểm yếu của doanh nghiệp để gây nhiễu, khiến doanh nghiệp đã khó lại càng khó.