Hỗ trợ lãi suất: Dừng ngắn hạn, kéo dài trung và dài hạn?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi báo cáo kết quả thực hiện các chính sách kích thích kinh tế đến các vị đại biểu Quốc hội
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều kiến nghị tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn.
Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và dự kiến sơ bộ các chính sách trong thời gian tới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Báo cáo giám sát việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh đều vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, “đây là báo cáo sơ bộ bước một, sẽ được trình Chính phủ cuối năm 2009. Sau khi Chính phủ cho ý kiến, sẽ được hoàn chỉnh để chính thức báo cáo Quốc hội”.
Cùng với nhiều báo cáo khác, báo cáo này được gửi để các đại biểu Quốc hội “tự nghiên cứu”.
Không công bằng
Đề ngày 14/10, bản báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kết quả giải ngân tín dụng hỗ trợ lãi suất đến 24/9/2009 cho vay vốn lưu động đạt trên 405 nghìn tỷ đồng. Trong đó 16% cho doanh nghiệp Nhà nước và 84% doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm kinh tế hộ gia đình). Tín dụng đầu tư đạt trên 34 nghìn tỷ đồng và giải ngân tín dụng được bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt trên 10 nghìn tỷ đồng.
Còn bản báo cáo ngày 16/10 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn con số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 30/9/2009 là 428.437 tỷ đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 360.850 tỷ, chiếm 84,4% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất.
Tổng số tiền hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10 nghìn tỷ đồng, trong tổng số 18 nghìn tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu do điều chỉnh tỷ giá từ 17.000 lên 18.000 đồng/USD), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo đánh giá của bộ này, việc thực hiện các cơ chế hỗ trợ lãi suất đã thu được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, một trong các hạn chế được chỉ ra là đã phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và không được vay vốn hỗ trợ lãi suất. Mặt khác, với mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/ năm là khá lớn, đối tượng thụ hưởng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng cơ chế hỗ trợ lãi suất chưa được nghiên cứu thật kỹ lưỡng nên chưa nhất quán về đối tượng, còn mang tính bình quân, dàn đều.
“Thực hiện chính sách này khó tránh khỏi tình trạng vay để đảo nợ và vay hỗ trợ đầu tư tài chính”, cơ quan thẩm tra nhận định.
Giãn thuế ba tháng cho một số doanh nghiệp
Năm 2010, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần thiết phải có các giải pháp hỗ trợ tiếp theo nhằm phục hồi nền kinh tế một cách vững chắc và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ này cũng đề nghị cho tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay vốn trung và dài hạn theo các quyết định 443, 497, 597 và quyết định 92 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, sẽ giảm mức hỗ trợ lãi suất so với hiện nay và giảm bớt thủ tục cho vay, nhất là với các hộ nông dân.
Đề nghị chấm dứt cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng thời hạn, song Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng kiến nghị Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay trung và dài hạn. Cụ thể những khoản vay trung và dài hạn theo quyết định 443 và cho vay hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quyết định 497 được giải ngân đến ngày 30/6/ 2010.
Việc làm này, theo Ủy ban, nhằm tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã chủ động cơ cấu lại sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế…
Cũng nằm trong dự kiến sơ bộ về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị năm 2010 không tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm thuế. Song, tiếp tục giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy…để giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng thuế do dồn kỳ nộp từ năm 2009.
Biện pháp hoàn thuế, giãn thuế nhập khẩu như năm 2009 cũng được Bộ kiến nghị tiếp tục thực hiện.
Trả lời báo chí chiều nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng cho rằng, đề xuất giãn 3 tháng để cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nộp thuế. Theo ông, việc hỗ trợ lãi suất cho dự án đầu tư, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất hay mua sắm thiết bị, tài sản cố định thì nên duy trì vì cái đó tác động dài đến nền kinh tế và còn một khía cạnh khác rất quan trọng là từng bước cơ cấu dần lại nền kinh tế. Còn hỗ trợ ngắn hạn, chủ yếu là hỗ trợ vốn lưu động, thì nên dừng.
Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và dự kiến sơ bộ các chính sách trong thời gian tới của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Báo cáo giám sát việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh đều vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, “đây là báo cáo sơ bộ bước một, sẽ được trình Chính phủ cuối năm 2009. Sau khi Chính phủ cho ý kiến, sẽ được hoàn chỉnh để chính thức báo cáo Quốc hội”.
Cùng với nhiều báo cáo khác, báo cáo này được gửi để các đại biểu Quốc hội “tự nghiên cứu”.
Không công bằng
Đề ngày 14/10, bản báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, kết quả giải ngân tín dụng hỗ trợ lãi suất đến 24/9/2009 cho vay vốn lưu động đạt trên 405 nghìn tỷ đồng. Trong đó 16% cho doanh nghiệp Nhà nước và 84% doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm kinh tế hộ gia đình). Tín dụng đầu tư đạt trên 34 nghìn tỷ đồng và giải ngân tín dụng được bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt trên 10 nghìn tỷ đồng.
Còn bản báo cáo ngày 16/10 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn con số dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 30/9/2009 là 428.437 tỷ đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 360.850 tỷ, chiếm 84,4% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất.
Tổng số tiền hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10 nghìn tỷ đồng, trong tổng số 18 nghìn tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu do điều chỉnh tỷ giá từ 17.000 lên 18.000 đồng/USD), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Theo đánh giá của bộ này, việc thực hiện các cơ chế hỗ trợ lãi suất đã thu được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, một trong các hạn chế được chỉ ra là đã phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và không được vay vốn hỗ trợ lãi suất. Mặt khác, với mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/ năm là khá lớn, đối tượng thụ hưởng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng cơ chế hỗ trợ lãi suất chưa được nghiên cứu thật kỹ lưỡng nên chưa nhất quán về đối tượng, còn mang tính bình quân, dàn đều.
“Thực hiện chính sách này khó tránh khỏi tình trạng vay để đảo nợ và vay hỗ trợ đầu tư tài chính”, cơ quan thẩm tra nhận định.
Giãn thuế ba tháng cho một số doanh nghiệp
Năm 2010, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần thiết phải có các giải pháp hỗ trợ tiếp theo nhằm phục hồi nền kinh tế một cách vững chắc và giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ này cũng đề nghị cho tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay vốn trung và dài hạn theo các quyết định 443, 497, 597 và quyết định 92 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, sẽ giảm mức hỗ trợ lãi suất so với hiện nay và giảm bớt thủ tục cho vay, nhất là với các hộ nông dân.
Đề nghị chấm dứt cho vay hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng thời hạn, song Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng kiến nghị Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các khoản cho vay trung và dài hạn. Cụ thể những khoản vay trung và dài hạn theo quyết định 443 và cho vay hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quyết định 497 được giải ngân đến ngày 30/6/ 2010.
Việc làm này, theo Ủy ban, nhằm tạo thêm điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã chủ động cơ cấu lại sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế…
Cũng nằm trong dự kiến sơ bộ về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị năm 2010 không tiếp tục áp dụng các chính sách miễn giảm thuế. Song, tiếp tục giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da, giầy…để giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng thuế do dồn kỳ nộp từ năm 2009.
Biện pháp hoàn thuế, giãn thuế nhập khẩu như năm 2009 cũng được Bộ kiến nghị tiếp tục thực hiện.
Trả lời báo chí chiều nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng cho rằng, đề xuất giãn 3 tháng để cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nộp thuế. Theo ông, việc hỗ trợ lãi suất cho dự án đầu tư, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất hay mua sắm thiết bị, tài sản cố định thì nên duy trì vì cái đó tác động dài đến nền kinh tế và còn một khía cạnh khác rất quan trọng là từng bước cơ cấu dần lại nền kinh tế. Còn hỗ trợ ngắn hạn, chủ yếu là hỗ trợ vốn lưu động, thì nên dừng.