Hỗ trợ lãi suất: Ngoài cuộc, công ty tài chính lo mất khách
Sẽ có sự dịch chuyển khách hàng từ các công ty tài chính sang các ngân hàng thương mại để hưởng lợi từ bù lãi suất
Sẽ có sự dịch chuyển khách hàng từ các công ty tài chính sang các ngân hàng thương mại để hưởng lợi từ bù lãi suất.
Đây là lo ngại mà Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đặt ra trong công văn vừa gửi Chính phủ, trong đó đề xuất cho phép các công ty tài chính vào được tham gia hỗ trợ lãi suất kích cầu.
Theo VNBA, tại Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, đối tượng thực hiện chỉ có các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân trung ương, còn các công ty tài chính không thuộc đối tượng được thực hiện Quyết định trên.
Trong khi đó, căn cứ theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 và Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008, công ty tài chính được phép “cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
Hiện tại, ở Việt Nam có 15 công ty tài chính đang hoạt động, với tổng dư nợ ngắn hạn khoảng trên 15.000 tỷ đồng. Theo đó, VNBA cho rằng việc các công ty tài chính không thuộc đối tượng được thực hiện Quyết định 131 sẽ phát sinh một số vấn đề đáng chú ý.
Thứ nhất, hàng ngàn khách hàng là doanh nghiệp đã và đang vay vốn tín dụng ngắn hạn ở các công tài chính sẽ không được hưởng quyền lợi từ quyết định trên, mặc dù họ thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất, vì vậy sẽ có sự di chuyển khách hàng từ công ty tài chính sang các ngân hàng thương mại để được hưởng lợi từ bù lãi suất.
Thứ hai, các khách hàng mới sẽ không đến vay vốn ngắn hạn tại công ty tài chính nữa vì không được cấp bù lãi suất.
“Do đó hoạt động của các công ty tài chính đang gặp khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế, nay sẽ càng khó khăn hơn vì số khách hàng giảm đi, quy mô hoạt động sẽ giảm theo”, VNBA nhận định.
Với những lý do trên, VNBA đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm bổ sung thêm công ty tài chính là đối tượng thực hiện vào Quyết định số 131/QĐ-TTg.
Đây là lo ngại mà Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đặt ra trong công văn vừa gửi Chính phủ, trong đó đề xuất cho phép các công ty tài chính vào được tham gia hỗ trợ lãi suất kích cầu.
Theo VNBA, tại Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất – kinh doanh, đối tượng thực hiện chỉ có các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân trung ương, còn các công ty tài chính không thuộc đối tượng được thực hiện Quyết định trên.
Trong khi đó, căn cứ theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 và Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008, công ty tài chính được phép “cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”.
Hiện tại, ở Việt Nam có 15 công ty tài chính đang hoạt động, với tổng dư nợ ngắn hạn khoảng trên 15.000 tỷ đồng. Theo đó, VNBA cho rằng việc các công ty tài chính không thuộc đối tượng được thực hiện Quyết định 131 sẽ phát sinh một số vấn đề đáng chú ý.
Thứ nhất, hàng ngàn khách hàng là doanh nghiệp đã và đang vay vốn tín dụng ngắn hạn ở các công tài chính sẽ không được hưởng quyền lợi từ quyết định trên, mặc dù họ thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất, vì vậy sẽ có sự di chuyển khách hàng từ công ty tài chính sang các ngân hàng thương mại để được hưởng lợi từ bù lãi suất.
Thứ hai, các khách hàng mới sẽ không đến vay vốn ngắn hạn tại công ty tài chính nữa vì không được cấp bù lãi suất.
“Do đó hoạt động của các công ty tài chính đang gặp khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế, nay sẽ càng khó khăn hơn vì số khách hàng giảm đi, quy mô hoạt động sẽ giảm theo”, VNBA nhận định.
Với những lý do trên, VNBA đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm bổ sung thêm công ty tài chính là đối tượng thực hiện vào Quyết định số 131/QĐ-TTg.