Hoa Sa Đéc: Lượng giảm, giá tăng
Năm nay, lượng hoa cung cấp ra thị trường ít, nên giá bán hoa tăng khoảng 20-30% so với năm ngoái
Chỉ còn dăm ngày nữa là đến Tết, ghe thuyền của thương lái gần xa xuôi theo dòng sông Tiền về làng hoa Sa Đéc ngày càng nhộn nhịp hơn. Năm nay, lượng hoa cung cấp ra thị trường ít, nên giá bán hoa tăng khoảng 20-30% so với năm ngoái.
Nghề trồng hoa kiểng phát triển, góp phần nâng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, bình quân đạt 170 triệu đồng/ha/năm vào năm 2010, cho lợi nhuận cao gấp 5-10 lần so với trồng màu hay trồng lúa.
Mặc dù có khá nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển nghề trồng hoa kiểng bán Tết, nhưng khó có thể sánh với nghề trồng hoa ở làng hoa Sa Đéc. Hoa hồng Sa Đéc đã trở thành thương hiệu của làng hoa, nay còn có cúc đại đóa, cúc mâm xôi và vạn thọ.
Trước đây, làng hoa Sa Đéc chỉ co cụm ở xã Tân Quy Đông, nay đã lan ra các xã Tân Khánh Đông, phường 3, Tân Quy Tây, phường An Hòa (Đồng Tháp). Diện tích trồng hoa, cây kiểng của thị xã Sa Đéc lên trên 200 ha, trước đây ít người có được 1.000 giỏ hoa, thì nay vào mùa tết một nhà vườn có thể có hàng chục ngàn giỏ.
Tết năm nay, làng hoa Sa Đéc chỉ trồng khoảng 3 triệu giỏ hoa các loại, giảm gần 1 triệu giỏ so với năm ngoái. Những loại hoa truyền thống như: cúc mâm xôi, cúc tiger, vạn thọ Đài Loan, vạn thọ Pháp, đều giảm khoảng 40% sản lượng so với năm trước.
Theo các hộ trồng hoa Tết, năm nay do chi phí đầu tư cao hơn năm trước đến 30 - 40%, vào thời điểm xuống giống hoa, giá phân bón, giỏ tre và các loại vật tư đều tăng quá cao, giá nhân công cũng tăng, nên nhà vườn hạn chế đầu tư. Năm ngoái, do lượng hoa bán ra thị trường quá lớn, hoa Tết bị dội chợ, nên năm nay bà con không dám đầu tư lớn. Tuy vậy, bà con trồng hoa kiểng ở đây vẫn trồng ổn định hơn 284 ha phục vụ Tết năm nay.
Diễn biến thời tiết trong những tháng, ngày cận Tết khá phức tạp nên những nhà vườn tính xuống giống hơi bị sớm thì lại trúng mùa. Còn nhà vườn nào tính xuống giống đúng thời vụ thì lại bị trễ, khiến cho hoa nở chậm so với năm qua khoảng 1 tuần.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa kiểng Tân Qui Đông cho biết, vụ hoa năm nay rất được giá, có 2 lý do. Thứ nhất, do năm ngoái hoa Tết bị dội chợ nên năm nay số lượng hoa ít hơn khoảng 40%. Thứ hai, do thời tiết thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến thời gian ra hoa, nên số lượng hoa đưa ra thị trường rất ít. Một số lượng trồng đã giảm so với năm ngoái, cộng với hoa năm nay trỗ muộn nên lượng hoa Tết đã ít lại càng ít hơn, khiến giá hoa Tết bán tại vườn năm nay cao hơn năm rồi khoảng 20%.
Cúc Đài Loan năm nay bán ra tại vườn từ 35.000 - 38.000 đồng/cặp, trong khi năm ngoái chỉ có 34.000 - 35.000 đồng/giỏ; cúc tiger giá 37.000 - 38.000 đồng/giỏ tăng khoảng 5.000 - 8.000 đồng/giỏ, cúc mâm xôi dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/cặp nhưng không có hàng, vì năm nay loại cúc này rất được thị trường phía Bắc ưa chuộng.
Sản phẩm chính của làng hoa Sa Đéc là hoa hồng, năm nay cũng đang bị đội giá. Giá hồng nhung tại vườn 17.000 đồng/giỏ, cao hơn 7.000đồng/giỏ so với năm ngoái, nhưng vẫn không đủ hàng cung cấp cho thương lái. Mặc dù giá bán các loại hoa năm nay tăng mạnh so với năm rồi, nhưng nhà vườn vẫn tỏ ra không vui vì hầu như nhà vườn nào cũng còn kẹt hàng do ra cây không ra hoa kịp để bán Tết, nên dù giá bán cao nhưng thu nhập của bà con không cao. Chỉ những nhà vườn nào bán trọn vẹn sản phẩm thì trúng đậm, nếu nhà vườn nào bị rơi rớt lại khoảng 20% - 30% thì kể như phá huề.
Thời tiết thất thường cuối năm, cũng đã ảnh hưởng mạnh đến mai trỗ hoa. Vụ Tết năm ngoái, ở Chợ Lách, bà con nhà vườn chuẩn bị mai gốc bán Tết, nhưng hoa mai đua nhau trỗ sớm khiến cho bà con rất lo lắng. Nhiều chủ vườn ở Chợ Lách dồn sức cho loại mai vàng mi-ni, bởi loại mai này giá vừa phải, dễ vận chuyển, nên dễ bán.
Hiện giá loại mai vàng cao khoảng 40cm, ghép mai Thủ Đức 12 cánh bán tại vườn từ 160.000 - 250.000 đồng/cây; mai vàng cao khoảng 1m giá tại vườn từ 2 - 2,5 triệu đồng/cây. Còn tắc từ 100.000-300.000 đồng/cây, nếu nhiều cây vô một chậu giá khoảng 500.000 - 1,5 triệu đồng/chậu. Mức giá này chỉ tương đương năm ngoái.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết, có khoảng 40% trong tổng số 4 triệu sản phẩm hoa kiểng phục vụ Tết được đặt hàng. Trong đó, thương lái đã chở hàng đi khoảng 20%, chủ yếu là mai vàng, tắc, kiểng thú. Không chỉ bán trong nước, nhiều đơn hàng từ Campuchia, Thái Lan, Đài Loan cũng đặt mua hoa Tết tại Tân Quy Đông.
Còn theo ông Trần Văn Hồng ở ấp Sa Nhiên thì từ tháng 9 âm lịch, thương lái Campuchia đã đến đặt tiền cọc để mua hoa. Hoa kiểng vườn ông Hồng hiện đã được đặt mua hết.
Ông Trần Văn Nhàn, kinh doanh hoa kiểng xuất sang Đài Loan cũng cho biết, các loại mai 12 cánh, kiểng bon sai, một số loại kiểng lá đã được đặt từ rất sớm. Tết năm nay, ông Nhàn xuất gần 500 loại hoa, kiểng các loại, trong đó có mặt mới là cây ÔSAKA (cây hoàng hậu) với số lượng gần 7.000 cây đi Đài Loan, Campuchia.
Nghề trồng hoa kiểng phát triển, góp phần nâng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, bình quân đạt 170 triệu đồng/ha/năm vào năm 2010, cho lợi nhuận cao gấp 5-10 lần so với trồng màu hay trồng lúa.
Mặc dù có khá nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển nghề trồng hoa kiểng bán Tết, nhưng khó có thể sánh với nghề trồng hoa ở làng hoa Sa Đéc. Hoa hồng Sa Đéc đã trở thành thương hiệu của làng hoa, nay còn có cúc đại đóa, cúc mâm xôi và vạn thọ.
Trước đây, làng hoa Sa Đéc chỉ co cụm ở xã Tân Quy Đông, nay đã lan ra các xã Tân Khánh Đông, phường 3, Tân Quy Tây, phường An Hòa (Đồng Tháp). Diện tích trồng hoa, cây kiểng của thị xã Sa Đéc lên trên 200 ha, trước đây ít người có được 1.000 giỏ hoa, thì nay vào mùa tết một nhà vườn có thể có hàng chục ngàn giỏ.
Tết năm nay, làng hoa Sa Đéc chỉ trồng khoảng 3 triệu giỏ hoa các loại, giảm gần 1 triệu giỏ so với năm ngoái. Những loại hoa truyền thống như: cúc mâm xôi, cúc tiger, vạn thọ Đài Loan, vạn thọ Pháp, đều giảm khoảng 40% sản lượng so với năm trước.
Theo các hộ trồng hoa Tết, năm nay do chi phí đầu tư cao hơn năm trước đến 30 - 40%, vào thời điểm xuống giống hoa, giá phân bón, giỏ tre và các loại vật tư đều tăng quá cao, giá nhân công cũng tăng, nên nhà vườn hạn chế đầu tư. Năm ngoái, do lượng hoa bán ra thị trường quá lớn, hoa Tết bị dội chợ, nên năm nay bà con không dám đầu tư lớn. Tuy vậy, bà con trồng hoa kiểng ở đây vẫn trồng ổn định hơn 284 ha phục vụ Tết năm nay.
Diễn biến thời tiết trong những tháng, ngày cận Tết khá phức tạp nên những nhà vườn tính xuống giống hơi bị sớm thì lại trúng mùa. Còn nhà vườn nào tính xuống giống đúng thời vụ thì lại bị trễ, khiến cho hoa nở chậm so với năm qua khoảng 1 tuần.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Hoa kiểng Tân Qui Đông cho biết, vụ hoa năm nay rất được giá, có 2 lý do. Thứ nhất, do năm ngoái hoa Tết bị dội chợ nên năm nay số lượng hoa ít hơn khoảng 40%. Thứ hai, do thời tiết thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến thời gian ra hoa, nên số lượng hoa đưa ra thị trường rất ít. Một số lượng trồng đã giảm so với năm ngoái, cộng với hoa năm nay trỗ muộn nên lượng hoa Tết đã ít lại càng ít hơn, khiến giá hoa Tết bán tại vườn năm nay cao hơn năm rồi khoảng 20%.
Cúc Đài Loan năm nay bán ra tại vườn từ 35.000 - 38.000 đồng/cặp, trong khi năm ngoái chỉ có 34.000 - 35.000 đồng/giỏ; cúc tiger giá 37.000 - 38.000 đồng/giỏ tăng khoảng 5.000 - 8.000 đồng/giỏ, cúc mâm xôi dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/cặp nhưng không có hàng, vì năm nay loại cúc này rất được thị trường phía Bắc ưa chuộng.
Sản phẩm chính của làng hoa Sa Đéc là hoa hồng, năm nay cũng đang bị đội giá. Giá hồng nhung tại vườn 17.000 đồng/giỏ, cao hơn 7.000đồng/giỏ so với năm ngoái, nhưng vẫn không đủ hàng cung cấp cho thương lái. Mặc dù giá bán các loại hoa năm nay tăng mạnh so với năm rồi, nhưng nhà vườn vẫn tỏ ra không vui vì hầu như nhà vườn nào cũng còn kẹt hàng do ra cây không ra hoa kịp để bán Tết, nên dù giá bán cao nhưng thu nhập của bà con không cao. Chỉ những nhà vườn nào bán trọn vẹn sản phẩm thì trúng đậm, nếu nhà vườn nào bị rơi rớt lại khoảng 20% - 30% thì kể như phá huề.
Thời tiết thất thường cuối năm, cũng đã ảnh hưởng mạnh đến mai trỗ hoa. Vụ Tết năm ngoái, ở Chợ Lách, bà con nhà vườn chuẩn bị mai gốc bán Tết, nhưng hoa mai đua nhau trỗ sớm khiến cho bà con rất lo lắng. Nhiều chủ vườn ở Chợ Lách dồn sức cho loại mai vàng mi-ni, bởi loại mai này giá vừa phải, dễ vận chuyển, nên dễ bán.
Hiện giá loại mai vàng cao khoảng 40cm, ghép mai Thủ Đức 12 cánh bán tại vườn từ 160.000 - 250.000 đồng/cây; mai vàng cao khoảng 1m giá tại vườn từ 2 - 2,5 triệu đồng/cây. Còn tắc từ 100.000-300.000 đồng/cây, nếu nhiều cây vô một chậu giá khoảng 500.000 - 1,5 triệu đồng/chậu. Mức giá này chỉ tương đương năm ngoái.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết, có khoảng 40% trong tổng số 4 triệu sản phẩm hoa kiểng phục vụ Tết được đặt hàng. Trong đó, thương lái đã chở hàng đi khoảng 20%, chủ yếu là mai vàng, tắc, kiểng thú. Không chỉ bán trong nước, nhiều đơn hàng từ Campuchia, Thái Lan, Đài Loan cũng đặt mua hoa Tết tại Tân Quy Đông.
Còn theo ông Trần Văn Hồng ở ấp Sa Nhiên thì từ tháng 9 âm lịch, thương lái Campuchia đã đến đặt tiền cọc để mua hoa. Hoa kiểng vườn ông Hồng hiện đã được đặt mua hết.
Ông Trần Văn Nhàn, kinh doanh hoa kiểng xuất sang Đài Loan cũng cho biết, các loại mai 12 cánh, kiểng bon sai, một số loại kiểng lá đã được đặt từ rất sớm. Tết năm nay, ông Nhàn xuất gần 500 loại hoa, kiểng các loại, trong đó có mặt mới là cây ÔSAKA (cây hoàng hậu) với số lượng gần 7.000 cây đi Đài Loan, Campuchia.