Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn bất ổn
Trong khi diễn biến lạm phát xuất hiện những dấu hiệu cải thiện hơn, sự ổn định ngân hàng lại xuất hiện những cảnh báo
“Sau 4 tháng thực hiện Nghị quyết 11, nền kinh tế là một bức tranh khó phân định”, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viên Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lưu ý như vậy trong phần phát biểu của mình tại Hội thảo Bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động phúc lợi, được tổ chức sáng 28/6.
Các chỉ tiêu làm “nhiễu sóng” nhìn nhận về tình hình kinh tế thể hiện qua con số tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, chi tiêu dùng… đều tăng mạnh, không có vẻ gì là chịu tác động lớn từ loạt chính sách đánh vào tổng cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Có lẽ, duy nhất chỉ tiêu lạm phát là thể hiện tình hình xấu đi nhanh, nhưng với những diễn biến gần đây về mức độ giảm tốc CPI cũng đang phân đôi quan điểm xã hội: một bên là bi quan tiếp nối, bên còn lại phần nào yên tâm với hiệu quả điều hành.
Nhưng trong khi diễn biến lạm phát xuất hiện những dấu hiệu cải thiện hơn, sự ổn định ngân hàng lại xuất hiện những cảnh báo. “Lạm phát cao và sự ổn định ngân hàng là có vấn đề”, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nguyễn Thị Kim Thanh nhìn nhận như vậy về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay.
Chia sẻ thêm, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa liệt kê một số bất cập mà chính sách tiền tệ mang lại: lạm dụng hành chính; hệ thống ngân hàng "méo mó khủng khiếp" đến không còn đường cong lãi suất; các tổ chức tín dụng có vẻ “thích” công cụ hành chính, không thích công cụ thị trường…
Theo vị chuyên gia này, việc áp trần lãi suất huy động là biện pháp hành chính và không thực sự cần thiết. Bởi lẽ, Ngân hàng Trung ương không cần quan tâm đến lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại mà chỉ nên quan tâm đến lãi suất liên ngân hàng trên thị trường mở, ông nêu quan điểm.
“Liên ngân hàng ổn định, thị trường sẽ ổn định. Việc của Ngân hàng Trung ương là giữ cho thị trường liên ngân hàng ổn định. Việt Nam dường như đang xử lý ngọn, bỏ qua thị trường liên ngân hàng”, ông nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Nghĩa cũng cho rằng, việc áp trần lãi suất huy động, dù là biện pháp hành chính nhưng được các ngân hàng thương mại “thích” hơn vì dễ lách. Trong khi các biện pháp mạnh theo thị trường như tăng dự trữ bắt buộc không được các tổ chức này đồng tình vì quá minh bạch và khó tránh né.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, bên cạnh vấn đề về tiền tệ nói trên, rủi ro nợ xấu hệ thống ngân hàng và nợ Chính phủ tăng nhanh trở thành bộ ba tiềm tẩn rủi ro vĩ mô trong thời gian tới.
Cụ thể là hệ thống ngân hàng đang chịu áp lực lớn từ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hút vốn lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả và chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, trở thành nơi tích tụ nợ xấu cho chính bản thân họ và các ngân hàng.
Cộng hưởng thêm vào những rủi ro trên là nợ công tăng nhanh trong thời gian gần đây. Chỉ trong vòng 3 năm, khối nợ đã tăng bằng 7 - 8 năm trước đó với lãi suất ngày càng cao và kỳ hạn ngày càng ngắn.
Trong khi đó, tình trạng USD hóa và vàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, dân chúng có thể dễ dàng “nhảy” từ tiền sang vàng, ngoại tệ ngay trong hệ thống ngân hàng và ngoài ngân hàng, khiến cho tính toán cầu tiền thêm phức tạp...
Đây là nguy cơ trong những năm tới chứ không phải ra khỏi giai đoạn khó khăn này là “sạch sẽ như chùi”, ông Nghĩa cho hay.
Thêm vào đó, TS. Võ Trí Thành cũng “đánh động” rằng, sau khi có những đánh giá tốt về Nghị quyết 11, gần đây mức độ nghi ngờ của các tổ chức quốc tế lại “tái xuất”. Bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Việt Nam từ cuối tháng 5 đến nay tăng điểm mạnh mẽ. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức rất thấp sau 3 lần bị hạ điểm.
Từ phía Ngân hàng Nhà nước, dữ liệu công bố cũng cho biết nhiều vấn đề đáng quan ngại. Bài phát biểu của Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Hội thảo sáng 28/6 đề cập, nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, dù vẫn dưới 3%, do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ chức tín dụng tăng cao.
Cụ thể, dư nợ để đầu tư kinh doanh bất động sản là 220,787 tỷ đồng, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, chiếm 9,4% dư nợ tín dụng toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu là 2,37%. Trong đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 77%, trong khi vốn huy động của cá tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên có thể phát sinh rủi ro thanh khoản.
Dư nợ cho vay xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà để bán chiếm 45%, khả năng thu hồi nợ cho vay đối với nhu cầu vốn này gặp khó khăn do giá nhà ở đang vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người có nhu cầu mua nhà để ở, nên khả năng tiêu thụ nhà ở đang có xu hướng chậm lại.
Các chỉ tiêu làm “nhiễu sóng” nhìn nhận về tình hình kinh tế thể hiện qua con số tăng trưởng GDP, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, chi tiêu dùng… đều tăng mạnh, không có vẻ gì là chịu tác động lớn từ loạt chính sách đánh vào tổng cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Có lẽ, duy nhất chỉ tiêu lạm phát là thể hiện tình hình xấu đi nhanh, nhưng với những diễn biến gần đây về mức độ giảm tốc CPI cũng đang phân đôi quan điểm xã hội: một bên là bi quan tiếp nối, bên còn lại phần nào yên tâm với hiệu quả điều hành.
Nhưng trong khi diễn biến lạm phát xuất hiện những dấu hiệu cải thiện hơn, sự ổn định ngân hàng lại xuất hiện những cảnh báo. “Lạm phát cao và sự ổn định ngân hàng là có vấn đề”, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nguyễn Thị Kim Thanh nhìn nhận như vậy về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay.
Chia sẻ thêm, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Lê Xuân Nghĩa liệt kê một số bất cập mà chính sách tiền tệ mang lại: lạm dụng hành chính; hệ thống ngân hàng "méo mó khủng khiếp" đến không còn đường cong lãi suất; các tổ chức tín dụng có vẻ “thích” công cụ hành chính, không thích công cụ thị trường…
Theo vị chuyên gia này, việc áp trần lãi suất huy động là biện pháp hành chính và không thực sự cần thiết. Bởi lẽ, Ngân hàng Trung ương không cần quan tâm đến lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại mà chỉ nên quan tâm đến lãi suất liên ngân hàng trên thị trường mở, ông nêu quan điểm.
“Liên ngân hàng ổn định, thị trường sẽ ổn định. Việc của Ngân hàng Trung ương là giữ cho thị trường liên ngân hàng ổn định. Việt Nam dường như đang xử lý ngọn, bỏ qua thị trường liên ngân hàng”, ông nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Nghĩa cũng cho rằng, việc áp trần lãi suất huy động, dù là biện pháp hành chính nhưng được các ngân hàng thương mại “thích” hơn vì dễ lách. Trong khi các biện pháp mạnh theo thị trường như tăng dự trữ bắt buộc không được các tổ chức này đồng tình vì quá minh bạch và khó tránh né.
Chuyên gia này cũng cảnh báo, bên cạnh vấn đề về tiền tệ nói trên, rủi ro nợ xấu hệ thống ngân hàng và nợ Chính phủ tăng nhanh trở thành bộ ba tiềm tẩn rủi ro vĩ mô trong thời gian tới.
Cụ thể là hệ thống ngân hàng đang chịu áp lực lớn từ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hút vốn lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả và chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, trở thành nơi tích tụ nợ xấu cho chính bản thân họ và các ngân hàng.
Cộng hưởng thêm vào những rủi ro trên là nợ công tăng nhanh trong thời gian gần đây. Chỉ trong vòng 3 năm, khối nợ đã tăng bằng 7 - 8 năm trước đó với lãi suất ngày càng cao và kỳ hạn ngày càng ngắn.
Trong khi đó, tình trạng USD hóa và vàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, dân chúng có thể dễ dàng “nhảy” từ tiền sang vàng, ngoại tệ ngay trong hệ thống ngân hàng và ngoài ngân hàng, khiến cho tính toán cầu tiền thêm phức tạp...
Đây là nguy cơ trong những năm tới chứ không phải ra khỏi giai đoạn khó khăn này là “sạch sẽ như chùi”, ông Nghĩa cho hay.
Thêm vào đó, TS. Võ Trí Thành cũng “đánh động” rằng, sau khi có những đánh giá tốt về Nghị quyết 11, gần đây mức độ nghi ngờ của các tổ chức quốc tế lại “tái xuất”. Bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Việt Nam từ cuối tháng 5 đến nay tăng điểm mạnh mẽ. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức rất thấp sau 3 lần bị hạ điểm.
Từ phía Ngân hàng Nhà nước, dữ liệu công bố cũng cho biết nhiều vấn đề đáng quan ngại. Bài phát biểu của Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Hội thảo sáng 28/6 đề cập, nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, dù vẫn dưới 3%, do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ chức tín dụng tăng cao.
Cụ thể, dư nợ để đầu tư kinh doanh bất động sản là 220,787 tỷ đồng, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, chiếm 9,4% dư nợ tín dụng toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu là 2,37%. Trong đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 77%, trong khi vốn huy động của cá tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên có thể phát sinh rủi ro thanh khoản.
Dư nợ cho vay xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà để bán chiếm 45%, khả năng thu hồi nợ cho vay đối với nhu cầu vốn này gặp khó khăn do giá nhà ở đang vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người có nhu cầu mua nhà để ở, nên khả năng tiêu thụ nhà ở đang có xu hướng chậm lại.