Hỏi chuyện “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”
Trung tuần tháng 7/2006, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng bắt đầu tiếp quản chiếc ghế “nóng”
“Khi đó, trong đầu tôi cũng đã nghĩ cả đến việc xem xét xin từ chức, vì đã là người đứng đầu thì bất cứ vấn đề gì xảy ra trong ngành mình là mình cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm và sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng”, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng hồi tưởng về thời điểm sau khi xảy ra thảm họa sập cầu dẫn cầu Cần Thơ, ngày 26/9/2007.
Trung tuần tháng 7/2006, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng bắt đầu tiếp quản chiếc ghế “nóng”, với một bên tai là lời dặn dò của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “Phải lấy lại uy tín của ngành giao thông sau vụ PMU18”, một bên tai là dự báo khó khăn của người tiền nhiệm: “Nếu vẫn cơ chế như thế này thì ai làm Bộ trưởng cũng sẽ mắc khuyết điểm như tôi mà thôi”
Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng có dự cảm được rằng tất cả những cán bộ trong ngành giao thông đều đang chờ đợi ông với những dấu hỏi lớn. “Khi đó, tôi đã tự nhủ với lòng mình, mình sẽ phải cố gắng trả lời lần lượt những dấu hỏi lớn đó và hứa sẽ cố gắng để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành”.
Tân Bộ trưởng là người có tỷ lệ phiếu thuận thấp nhất (57,81%) trong số các thành viên Chính phủ mới được phê chuẩn năm 2006. 4 tháng sau khi nhận cương vị mới này, tháng 11/2006, lần đầu tiên trả lời chất vấn trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã đăng đàn trước một loạt câu hỏi về trách nhiệm, về mục tiêu cơ bản đặt ra cho bản thân sau khi nhậm chức, về giải pháp gì để cá nhân mình và Bộ Giao thông Vận tải không mắc khuyết điểm như thời gian qua...
Rất thành thật, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khi đó đã ngập ngừng trả lời: “Tôi chính thức nhậm chức đến nay mới gần 4 tháng. Nếu như ngay bây giờ hỏi tôi đã đặt ra những mục tiêu lớn, tham vọng lớn thế nào thì tôi hoàn toàn chưa định hình được. Mục tiêu của tôi là để cho Bộ ổn định trở lại, hoạt động đồng bộ trở lại, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao mà Quốc hội và Chính phủ đề ra”.
Gần một năm sau đó, trong phiên họp Quốc hội diễn ra vào tháng 8/2007 tiến hành việc xem xét nhân sự mới cho bộ máy của Chính phủ, không “ảm đạm” như lần đầu tiên được bổ nhiệm, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tái đắc cử với số phiếu thuận lên đến 84,18%.
Gần 4 năm qua, năm nào cũng như năm nào, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đều đặn đăng đàn trả lời chất vấn, nhưng các phiên chất vấn ông đã ngày một ít “nóng” hơn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng vẫn thường nhắc đến Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng là một trong những bộ trưởng luôn thực hiện lời hứa một cách rốt ráo nhất.
Bộ trưởng từng “tiết lộ” rằng thấy rất bất ngờ khi được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng. Từng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thép và sau đó giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, khi đến với ngành giao thông, Bộ trưởng đã có những tâm tư gì?
Lúc Chính phủ có ý định phân công tôi vào cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, tôi đã từ chối. Nhưng sau đó thì được động viên và tôi chấp hành sự phân công của tổ chức. Rồi sau đó “ngồi lên lưng hổ” thì phải quyết tâm thôi.
Thời gian đầu khi nhận chức vụ đó, gần như tôi chỉ một mong muốn là tuy một số cán bộ sai phạm trong vụ tiêu cực ở PMU 18 đã làm giảm nghiêm trọng uy tín của ngành giao thông, nhưng mong rằng Chính phủ cũng như công luận xã hội sau khi nghiêm túc phê phán những sai phạm ấy sẽ có sự nhìn nhận công bằng thỏa đáng cho những công lao của ngành đối với công cuộc xây dựng đất nước.
Về cá nhân tôi khi đó còn có những khó khăn riêng do được đào tạo về công nghiệp và hơn 30 năm qua làm việc trong khối công nghiệp và doanh nghiệp, dù đã một nhiệm kỳ tích lũy được những kinh nghiệm lãnh đạo quản lý ở địa phương. Do đó, tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ phải học hỏi nhiều thêm.
Đúng là chưa khi nào tôi thấy phải chịu sức ép như khi làm bộ trưởng. Tôi cảm thấy trách nhiệm rất nặng nề, phấn khởi ít mà lo thì nhiều. Dư luận xã hội không phải lúc nào cũng hiểu và đồng cảm được với ngành giao thông.
Xây dựng xong một con đường đẹp, làm xong một cây cầu đẹp, hàng ngày dòng người tấp nập đi qua, có mấy người lưu tâm đến công sức của ngành giao thông. Nhưng chỉ cần một vết nứt, vết lún là chấn động dư luận ngay.
Khi sẵn sàng chấp nhận quản lý một lĩnh vực rất phức tạp như giao thông, tôi cũng luôn lường trước và cũng luôn sẵn sàng đương đầu với những vấp váp có thể xảy ra. Nhưng tôi đã tự quyết tâm với lòng mình rằng không để mình vấp váp đến những sự việc liên quan đến phẩm chất đạo đức cá nhân.
Nhưng thực tế cho thấy Bộ trưởng đã không “vấp váp” gì. Dù vậy, dư luận từng chứng kiến ông nhiều lần đứng lên xin lỗi dư luận, nhận trách nhiệm và có lúc còn tuyên bố sẵn sàng từ chức. Chẳng hạn như sau thảm hoạ sập cầu dẫn cầu Cần Thơ, ngày 26/9/2007. Hồi tưởng lại tâm trạng khi đó, điều mà Bộ trưởng nhớ nhất là gì?
Sáng đó tôi đang chủ trì cuộc họp tại văn phòng Bộ rồi nhận được tin nhắn báo cầu Cần Thơ có sự cố, sập đà giáo chết và bị thương khoảng 100 người.
Lúc đó tôi chỉ muốn gục xuống bàn! Sau đó, tôi ra sân bay và cả đêm 26/9, thức trắng ở chân cầu Cần Thơ.
Khi chỉ đạo giải quyết cho sự cố này sao cho khẩn trương mà không bị rối, tôi vừa nghĩ mình sẽ phải trả lời thế nào trước dư luận. Đây là sự cố công trình và tai nạn lao động nghiêm trọng nhất của ngành, dù bất luận vì nguyên nhân nào, điều mà tôi muốn chia sẻ nhất trước dư luận là xin gửi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân, những người bị nạn và gia đình người bị nạn.
Khi đó, trong đầu tôi cũng đã nghĩ cả đến việc xem xét xin từ chức, vì đã là người đứng đầu thì bất cứ vấn đề gì xảy ra trong ngành mình là mình cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm, và sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng.
Năm 2007 quả thật là một năm buồn nhiều vui ít với ngành giao thông nhưng dường như để bù đắp lại, năm 2008 và 2009, trong sự phát triển, ngành đã có những bứt phá khá ngoạn mục. Những kết quả đó có làm Bộ trưởng hài lòng?
Kết thúc năm 2008 ngành giao thông đạt được giải ngân cao nhất từ trước tới nay. Trái phiếu Chính phủ đạt 10 nghìn 200 tỷ đồng, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2006, vượt mục tiêu giải ngân mà Chính phủ giao (8 nghìn tỷ).
Năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải cũng là Bộ đạt được kết quả giải ngân cao nhất, ước thực hiện khối lượng cả năm đạt 13 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi phấn đấu năm 2009 là năm đạt kỷ lục trong giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là vốn trái phiếu chính phủ. Chuẩn bị các điều kiện để hoàn thành kế hoạch giải ngân trong những năm tiếp theo qua việc tiếp tục chuẩn bị khởi công những dự án quan trọng có đủ điều kiện để khởi công.
Nhưng liên quan đến toàn bộ lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải thì còn nhiều trăn trở lắm. Chẳng hạn như đối với hạ tầng quốc lộ, làm thế nào để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Rồi những vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đối với các dự án kết cấu hạ tầng đang triển khai, phải tập trung quyết liệt để chỉ đạo và hoàn thành dứt điểm trong năm 2009 – 2010; giảm thiểu ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM...
Và đã khi nào Bộ trưởng cảm thấy rất nhức nhối, thậm chí rơi vào tâm trạng “lực bất tòng tâm” đối với các vấn đề giao thông chưa?
Nhức nhối thì nhiều nhưng phải rơi vào tâm trạng như lực bất tòng tâm thì chưa.
Chẳng hạn, như khi có đại biểu chất vấn tôi về con đường 32, hay như có đại biểu chất vấn vấn đề vành đai 3 ở Hà Nội, rằng đây là dự án vành đai 3 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện không đúng quy hoạch đã phê duyệt của Thủ tướng từ năm 2001 và nhân dân đã khiếu nại rất nhiều, có cả tố cáo rằng dự án này có tham nhũng...
Đối với dự án đường 32 chậm vì rất khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Bức xúc nhiều lần, trong một phiên họp Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì đã có ý kiến là cứ giao lại hết cho Hà Nội, kể cả chủ đầu tư của phần xây dựng và chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng, nhưng Hà Nội lại không... nhận nên Bộ Giao thông Vận tải lại phải làm chủ dự án.
Còn như đối với dự án đường vành đai 3 thì trong quá trình làm hầu như tuần nào, hầu như tháng nào chúng tôi cũng phải tiếp xúc với dân, để nghe ý kiến đối thoại. Khi dân tố cáo có tham nhũng, chúng tôi đã tổ chức thanh tra và cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ cùng làm rõ để cho thật khách quan.
Nếu Bộ sai, Bộ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhưng cuối cùng thì những thông tin tố cáo đó đều là không chính xác.
Có đại biểu Quốc hội, sau khi theo dõi một phiên chất vấn Bộ trưởng về dự án đường 32 đã đặt cho Bộ trưởng biệt danh “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”, bởi họ ấn tượng với sự trăn trở của ông với những con đường. Khi nghe “biệt danh” này thì Bộ trưởng cảm thấy thế nào?
(Cười)
Trung tuần tháng 7/2006, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng bắt đầu tiếp quản chiếc ghế “nóng”, với một bên tai là lời dặn dò của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: “Phải lấy lại uy tín của ngành giao thông sau vụ PMU18”, một bên tai là dự báo khó khăn của người tiền nhiệm: “Nếu vẫn cơ chế như thế này thì ai làm Bộ trưởng cũng sẽ mắc khuyết điểm như tôi mà thôi”
Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng có dự cảm được rằng tất cả những cán bộ trong ngành giao thông đều đang chờ đợi ông với những dấu hỏi lớn. “Khi đó, tôi đã tự nhủ với lòng mình, mình sẽ phải cố gắng trả lời lần lượt những dấu hỏi lớn đó và hứa sẽ cố gắng để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của ngành”.
Tân Bộ trưởng là người có tỷ lệ phiếu thuận thấp nhất (57,81%) trong số các thành viên Chính phủ mới được phê chuẩn năm 2006. 4 tháng sau khi nhận cương vị mới này, tháng 11/2006, lần đầu tiên trả lời chất vấn trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã đăng đàn trước một loạt câu hỏi về trách nhiệm, về mục tiêu cơ bản đặt ra cho bản thân sau khi nhậm chức, về giải pháp gì để cá nhân mình và Bộ Giao thông Vận tải không mắc khuyết điểm như thời gian qua...
Rất thành thật, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khi đó đã ngập ngừng trả lời: “Tôi chính thức nhậm chức đến nay mới gần 4 tháng. Nếu như ngay bây giờ hỏi tôi đã đặt ra những mục tiêu lớn, tham vọng lớn thế nào thì tôi hoàn toàn chưa định hình được. Mục tiêu của tôi là để cho Bộ ổn định trở lại, hoạt động đồng bộ trở lại, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao mà Quốc hội và Chính phủ đề ra”.
Gần một năm sau đó, trong phiên họp Quốc hội diễn ra vào tháng 8/2007 tiến hành việc xem xét nhân sự mới cho bộ máy của Chính phủ, không “ảm đạm” như lần đầu tiên được bổ nhiệm, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tái đắc cử với số phiếu thuận lên đến 84,18%.
Gần 4 năm qua, năm nào cũng như năm nào, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đều đặn đăng đàn trả lời chất vấn, nhưng các phiên chất vấn ông đã ngày một ít “nóng” hơn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng vẫn thường nhắc đến Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng là một trong những bộ trưởng luôn thực hiện lời hứa một cách rốt ráo nhất.
Bộ trưởng từng “tiết lộ” rằng thấy rất bất ngờ khi được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng. Từng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thép và sau đó giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi, khi đến với ngành giao thông, Bộ trưởng đã có những tâm tư gì?
Lúc Chính phủ có ý định phân công tôi vào cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, tôi đã từ chối. Nhưng sau đó thì được động viên và tôi chấp hành sự phân công của tổ chức. Rồi sau đó “ngồi lên lưng hổ” thì phải quyết tâm thôi.
Thời gian đầu khi nhận chức vụ đó, gần như tôi chỉ một mong muốn là tuy một số cán bộ sai phạm trong vụ tiêu cực ở PMU 18 đã làm giảm nghiêm trọng uy tín của ngành giao thông, nhưng mong rằng Chính phủ cũng như công luận xã hội sau khi nghiêm túc phê phán những sai phạm ấy sẽ có sự nhìn nhận công bằng thỏa đáng cho những công lao của ngành đối với công cuộc xây dựng đất nước.
Về cá nhân tôi khi đó còn có những khó khăn riêng do được đào tạo về công nghiệp và hơn 30 năm qua làm việc trong khối công nghiệp và doanh nghiệp, dù đã một nhiệm kỳ tích lũy được những kinh nghiệm lãnh đạo quản lý ở địa phương. Do đó, tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ phải học hỏi nhiều thêm.
Đúng là chưa khi nào tôi thấy phải chịu sức ép như khi làm bộ trưởng. Tôi cảm thấy trách nhiệm rất nặng nề, phấn khởi ít mà lo thì nhiều. Dư luận xã hội không phải lúc nào cũng hiểu và đồng cảm được với ngành giao thông.
Xây dựng xong một con đường đẹp, làm xong một cây cầu đẹp, hàng ngày dòng người tấp nập đi qua, có mấy người lưu tâm đến công sức của ngành giao thông. Nhưng chỉ cần một vết nứt, vết lún là chấn động dư luận ngay.
Khi sẵn sàng chấp nhận quản lý một lĩnh vực rất phức tạp như giao thông, tôi cũng luôn lường trước và cũng luôn sẵn sàng đương đầu với những vấp váp có thể xảy ra. Nhưng tôi đã tự quyết tâm với lòng mình rằng không để mình vấp váp đến những sự việc liên quan đến phẩm chất đạo đức cá nhân.
Nhưng thực tế cho thấy Bộ trưởng đã không “vấp váp” gì. Dù vậy, dư luận từng chứng kiến ông nhiều lần đứng lên xin lỗi dư luận, nhận trách nhiệm và có lúc còn tuyên bố sẵn sàng từ chức. Chẳng hạn như sau thảm hoạ sập cầu dẫn cầu Cần Thơ, ngày 26/9/2007. Hồi tưởng lại tâm trạng khi đó, điều mà Bộ trưởng nhớ nhất là gì?
Sáng đó tôi đang chủ trì cuộc họp tại văn phòng Bộ rồi nhận được tin nhắn báo cầu Cần Thơ có sự cố, sập đà giáo chết và bị thương khoảng 100 người.
Lúc đó tôi chỉ muốn gục xuống bàn! Sau đó, tôi ra sân bay và cả đêm 26/9, thức trắng ở chân cầu Cần Thơ.
Khi chỉ đạo giải quyết cho sự cố này sao cho khẩn trương mà không bị rối, tôi vừa nghĩ mình sẽ phải trả lời thế nào trước dư luận. Đây là sự cố công trình và tai nạn lao động nghiêm trọng nhất của ngành, dù bất luận vì nguyên nhân nào, điều mà tôi muốn chia sẻ nhất trước dư luận là xin gửi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân, những người bị nạn và gia đình người bị nạn.
Khi đó, trong đầu tôi cũng đã nghĩ cả đến việc xem xét xin từ chức, vì đã là người đứng đầu thì bất cứ vấn đề gì xảy ra trong ngành mình là mình cũng phải sẵn sàng chịu trách nhiệm, và sẵn sàng chịu trách nhiệm đến cùng.
Năm 2007 quả thật là một năm buồn nhiều vui ít với ngành giao thông nhưng dường như để bù đắp lại, năm 2008 và 2009, trong sự phát triển, ngành đã có những bứt phá khá ngoạn mục. Những kết quả đó có làm Bộ trưởng hài lòng?
Kết thúc năm 2008 ngành giao thông đạt được giải ngân cao nhất từ trước tới nay. Trái phiếu Chính phủ đạt 10 nghìn 200 tỷ đồng, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2006, vượt mục tiêu giải ngân mà Chính phủ giao (8 nghìn tỷ).
Năm 2009, Bộ Giao thông Vận tải cũng là Bộ đạt được kết quả giải ngân cao nhất, ước thực hiện khối lượng cả năm đạt 13 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi phấn đấu năm 2009 là năm đạt kỷ lục trong giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là vốn trái phiếu chính phủ. Chuẩn bị các điều kiện để hoàn thành kế hoạch giải ngân trong những năm tiếp theo qua việc tiếp tục chuẩn bị khởi công những dự án quan trọng có đủ điều kiện để khởi công.
Nhưng liên quan đến toàn bộ lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải thì còn nhiều trăn trở lắm. Chẳng hạn như đối với hạ tầng quốc lộ, làm thế nào để lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Rồi những vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đối với các dự án kết cấu hạ tầng đang triển khai, phải tập trung quyết liệt để chỉ đạo và hoàn thành dứt điểm trong năm 2009 – 2010; giảm thiểu ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM...
Và đã khi nào Bộ trưởng cảm thấy rất nhức nhối, thậm chí rơi vào tâm trạng “lực bất tòng tâm” đối với các vấn đề giao thông chưa?
Nhức nhối thì nhiều nhưng phải rơi vào tâm trạng như lực bất tòng tâm thì chưa.
Chẳng hạn, như khi có đại biểu chất vấn tôi về con đường 32, hay như có đại biểu chất vấn vấn đề vành đai 3 ở Hà Nội, rằng đây là dự án vành đai 3 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện không đúng quy hoạch đã phê duyệt của Thủ tướng từ năm 2001 và nhân dân đã khiếu nại rất nhiều, có cả tố cáo rằng dự án này có tham nhũng...
Đối với dự án đường 32 chậm vì rất khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Bức xúc nhiều lần, trong một phiên họp Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì đã có ý kiến là cứ giao lại hết cho Hà Nội, kể cả chủ đầu tư của phần xây dựng và chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng, nhưng Hà Nội lại không... nhận nên Bộ Giao thông Vận tải lại phải làm chủ dự án.
Còn như đối với dự án đường vành đai 3 thì trong quá trình làm hầu như tuần nào, hầu như tháng nào chúng tôi cũng phải tiếp xúc với dân, để nghe ý kiến đối thoại. Khi dân tố cáo có tham nhũng, chúng tôi đã tổ chức thanh tra và cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ cùng làm rõ để cho thật khách quan.
Nếu Bộ sai, Bộ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhưng cuối cùng thì những thông tin tố cáo đó đều là không chính xác.
Có đại biểu Quốc hội, sau khi theo dõi một phiên chất vấn Bộ trưởng về dự án đường 32 đã đặt cho Bộ trưởng biệt danh “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”, bởi họ ấn tượng với sự trăn trở của ông với những con đường. Khi nghe “biệt danh” này thì Bộ trưởng cảm thấy thế nào?
(Cười)