Hội nghị cấp cao ASEAN sẽ “sốt” chuyện biển Đông
Lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN cuối tuần này sẽ tham dự một hội nghị quan trọng
Lãnh đạo của 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cuối tuần này sẽ tham dự một hội nghị quan trọng ở thủ đô Napyidaw của Myanmar.
Mạng tin Diplomat sáng 9/5 bình luận, hội nghị này mang ý nghĩa lịch sử, bởi Myanmar lần đầu tiên đăng cai hội nghị thượng đỉnh của khối. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hội nghị này được tiến hành trong bối cảnh đang xảy ra các tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa hai nước thành viên ASEAN (bao gồm Việt Nam và Philippines) với Trung Quốc trên khu vực biển Đông.
Theo giới quan sát, hội nghị này sẽ là một "phép thử" về khả năng đoàn kết của Đông Nam Á. Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales nhận định, "hành động của Trung Quốc trước thềm cuộc họp ASEAN sẽ đưa biển Đông trở thành vấn đề chính của chương trình nghị sự".
Ông cho biết, Bắc Kinh đã "hung hăng quyết đoán" khi di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng như phái nhiều tàu quân sự tới bảo vệ giàn khoan. Động thái này còn là một "cú phản công" của Trung Quốc nhằm vào chuyến công du châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến công du các nước châu Á vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định sẽ hỗ trợ cho các đồng minh của mình, bao gồm Nhật Bản và Philippines, trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Hôm 7/5, Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng để tấn công, cũng như đâm vào các tàu dân sự Việt Nam khiến 6 thuyền viên bị thương, tại khu vực đặt giàn khoan HD-981. Cùng ngày, lực lượng cảnh sát Philippines xác nhận, họ đã bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc cùng với 11 thuyền viên trên biển Đông.
Bất chấp điều đó, Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng, họ không sai trong cả hai vụ việc tranh chấp với phía Việt Nam và Philippines. Trung Quốc cũng từng tuyên bố nước này chỉ đồng ý đàm phán với các quốc gia liên quan tới vụ tranh chấp lãnh hải trên cơ sở song phương và từ chối cách tiếp cận đa phương.
Theo chuyên gia Thayer, "ASEAN sẽ sử dụng cách giải quyết truyền thống là phát huy luật pháp quốc tế, phản đối vũ lực và đe dọa vũ lực, kêu gọi các bên sớm tiến tới bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông”.
Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói, Tổng thống nước này Benigno S. Aquino sẽ yêu cầu lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN nhanh chóng xúc tiến một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (COC) nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào cuối tuần này.
Theo người phát ngôn Jose, nhiều nước thành viên trong ASEAN muốn sớm soạn thảo COC, đồng thời nêu rõ thời hạn chót về việc nhất trí thành lập COC không được đặt ra và Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ bắt nhịp với các nước trong việc tiến tới bộ quy tắc này.
Tuy nhiên, theo nhận định của T.S Ian Storey, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, do Trung Quốc đang cố trì hoãn các vòng đàm phán, nên COC khó có thể trở thành hiện thực trong vài năm nữa. "Vấn đề là Trung Quốc thực sự quyết định tiến độ đàm phán, trong khi ASEAN lại muốn sớm hoàn tất COC", ông Storey nói.
“Về cơ bản, không thể hoàn tất sớm khi mà một trong những bên đàm phán không muốn như vậy. Theo tôi thấy, Trung Quốc muốn trì hoãn và kéo dài các vòng đàm phán này làm sao càng lâu càng tốt”, ông Storey nói.
Mạng tin Diplomat sáng 9/5 bình luận, hội nghị này mang ý nghĩa lịch sử, bởi Myanmar lần đầu tiên đăng cai hội nghị thượng đỉnh của khối. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hội nghị này được tiến hành trong bối cảnh đang xảy ra các tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa hai nước thành viên ASEAN (bao gồm Việt Nam và Philippines) với Trung Quốc trên khu vực biển Đông.
Theo giới quan sát, hội nghị này sẽ là một "phép thử" về khả năng đoàn kết của Đông Nam Á. Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales nhận định, "hành động của Trung Quốc trước thềm cuộc họp ASEAN sẽ đưa biển Đông trở thành vấn đề chính của chương trình nghị sự".
Ông cho biết, Bắc Kinh đã "hung hăng quyết đoán" khi di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng như phái nhiều tàu quân sự tới bảo vệ giàn khoan. Động thái này còn là một "cú phản công" của Trung Quốc nhằm vào chuyến công du châu Á gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong chuyến công du các nước châu Á vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định sẽ hỗ trợ cho các đồng minh của mình, bao gồm Nhật Bản và Philippines, trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Hôm 7/5, Việt Nam đã lên tiếng tố cáo các tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng để tấn công, cũng như đâm vào các tàu dân sự Việt Nam khiến 6 thuyền viên bị thương, tại khu vực đặt giàn khoan HD-981. Cùng ngày, lực lượng cảnh sát Philippines xác nhận, họ đã bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc cùng với 11 thuyền viên trên biển Đông.
Bất chấp điều đó, Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng, họ không sai trong cả hai vụ việc tranh chấp với phía Việt Nam và Philippines. Trung Quốc cũng từng tuyên bố nước này chỉ đồng ý đàm phán với các quốc gia liên quan tới vụ tranh chấp lãnh hải trên cơ sở song phương và từ chối cách tiếp cận đa phương.
Theo chuyên gia Thayer, "ASEAN sẽ sử dụng cách giải quyết truyền thống là phát huy luật pháp quốc tế, phản đối vũ lực và đe dọa vũ lực, kêu gọi các bên sớm tiến tới bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông”.
Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói, Tổng thống nước này Benigno S. Aquino sẽ yêu cầu lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN nhanh chóng xúc tiến một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên trên biển Đông (COC) nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra vào cuối tuần này.
Theo người phát ngôn Jose, nhiều nước thành viên trong ASEAN muốn sớm soạn thảo COC, đồng thời nêu rõ thời hạn chót về việc nhất trí thành lập COC không được đặt ra và Philippines hy vọng Trung Quốc sẽ bắt nhịp với các nước trong việc tiến tới bộ quy tắc này.
Tuy nhiên, theo nhận định của T.S Ian Storey, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, do Trung Quốc đang cố trì hoãn các vòng đàm phán, nên COC khó có thể trở thành hiện thực trong vài năm nữa. "Vấn đề là Trung Quốc thực sự quyết định tiến độ đàm phán, trong khi ASEAN lại muốn sớm hoàn tất COC", ông Storey nói.
“Về cơ bản, không thể hoàn tất sớm khi mà một trong những bên đàm phán không muốn như vậy. Theo tôi thấy, Trung Quốc muốn trì hoãn và kéo dài các vòng đàm phán này làm sao càng lâu càng tốt”, ông Storey nói.