Hội nhập bằng phần mềm quản lý nhân lực
Phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp được các chuyên gia quản lý coi là “công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập”
Phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp được các chuyên gia quản lý coi là “công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập”.
Theo thống kê từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vào giữa năm 2006 vừa qua chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ERP (phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp), trong khi sản phẩm này được các chuyên gia quản lý coi là “công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập”.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, số doanh nghiệp ứng dụng ERP vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên đáng kể.
Những nhà cung cấp, tư vấn, triển khai ERP đang đẩy mạnh những hoạt động của mình tại Việt Nam mà điển hình là sự tăng tốc của nhà cung cấp giải pháp ERP hàng đầu thế giới SAP.
Mới đây, SAP cùng với đối tác của mình, Kaisa Consulting, đã công bố chương trình hợp tác với Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Tp.HCM về việc chuyển giao chương trình đào tạo “SAP Academy”, thông qua đối tác tư vấn của SAP là Kaisa Consulting đến từ Philippines. Chứng chỉ được cấp tại Việt Nam, nhưng sẽ có giá trị trên toàn cầu.
Sự cần thiết của ERP
Việc ứng dụng ERP vào quản lý tài nguyên doanh nghiệp được các tập đoàn, các công ty đa quốc gia trên thế giới thực hiện từ lâu, điều này đặc biệt quan trọng khi quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Tại Việt Nam, cũng chính những công ty nước ngoài là những đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng ERP cho quy trình quản lý hiệu quả.
Sức ép cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO là rất lớn và bắt buộc các doanh nghiệp phải tự “dọn mình” cho bước ngoặt này trong đó tinh nhuệ hoá quy trình quản lý bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp tối cần thiết.
ERP là sản phẩm của sự kết hợp giữa công nghệ thông tin cùng với bề dày kinh nghiệm quản lý trong đó cho phép nhà quản lý tối ưu hoá quy trình hoạt động theo hệ thống quản trị tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống hoạt động mang tính mạng lưới của các tập đoàn, công ty lớn đã tạo điều kiện cho dòng chảy ERP vươn tới mọi nền kinh tế trước khi nhà cung cấp có những hợp tác cụ thể tại thị trường nội địa. Vì vậy mà SAP cũng nghiễm nhiên chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam về thị trường ERP và các phần mềm khác từ trước khi họ dành quan tâm thực sự tại thị trường này.
Số liệu thống kê của IDG (Tập đoàn về dữ liệu toàn cầu) cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chương trình SAP tại 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia là từ 64-73% tuỳ theo lĩnh vực và vượt trên 90% đối với ngành hàng tiêu dùng.
Đào tạo nhân lực ERP - yêu cầu cấp bách
Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP, nhất là ý nghĩa rõ rệt của ERP trong việc tranh thủ rút ngắn khoảng cách về kinh nghiệm và bề dày quản lý của Việt Nam và các nước. Tuy nhiên, việc ứng dụng ERP đôi khi là gánh nặng trước khi chuyển hoá thành thế mạnh. Bởi lẽ ngân sách đầu tư cho việc ứng dụng ERP là không nhỏ, bên cạnh đó khó tìm được sự tương thích giữa quy trình quản lý hiện hữu của doanh nghiệp và quy trình theo chuẩn ERP, thời gian chuẩn hoá dữ liệu không ngắn.
Lúc này, vai trò của chuyên gia tư vấn ERP là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay số người giỏi trong lĩnh vực này không nhiều bởi chưa có trường lớp đào tạo nào tại Việt Nam, họ chủ yếu là những người được học từ việc triển khai ERP tại các công ty nước ngoài. Điều này khiến cho những doanh nghiệp dù mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc Kaisa Consulting, SAP và Đại học Quốc gia Tp.HCM ký kết chương trình hợp tác đào tạo ứng dụng chương trình SAP chính là nhằm đáp ứng “cơn khát” nguồn nhân lực ERP tại Việt Nam. Trong chương trình ký kết này, SAP sẽ đảm nhiệm cung cấp tài liệu, giáo trình hướng dẫn chi tiết, Kaisa sẽ cung cấp giảng viên đạt chuẩn toàn cầu được sát hạch bởi SAP và Đại học Quốc gia Tp.HCM với vai trò là một trung tâm đào tạo công nghệ thông tin uy tín sẽ chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho việc đào tạo theo tiêu chuẩn toàn cầu của SAP: cơ sở hạ tầng và kết nối tối tân với các máy chủ tại SAP AG và SAP SG, cung cấp một đường truyền có tốc độ tối thiểu 2Mbps, tối đa 45 Mbps, và mức độ sẵn sàng của đường truyền là 99.9%.
Bà Teh Opinion, Giám đốc điều hành Kaisa Consulting, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn công nghệ thông tin phát biểu: “Sự tương đồng về điều kiện việc làm giữa Philippines và Việt Nam là lý do tại sao Kaisa quyết định có mặt tại Việt Nam. Chương trình mà Học viện Kaisa cung cấp tại Philippines đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhờ việc đào tạo và cung ứng cho thị trường những chuyên gia, các nhà tư vấn về công nghệ thông tin thực sự phù hợp, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của đông đảo các doanh nghiệp. Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi cũng có thể tạo ra một điều gì đó khác biệt tại Việt Nam”.
Theo thống kê từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, vào giữa năm 2006 vừa qua chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ERP (phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp), trong khi sản phẩm này được các chuyên gia quản lý coi là “công cụ quan trọng và cần thiết để hội nhập”.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, số doanh nghiệp ứng dụng ERP vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên đáng kể.
Những nhà cung cấp, tư vấn, triển khai ERP đang đẩy mạnh những hoạt động của mình tại Việt Nam mà điển hình là sự tăng tốc của nhà cung cấp giải pháp ERP hàng đầu thế giới SAP.
Mới đây, SAP cùng với đối tác của mình, Kaisa Consulting, đã công bố chương trình hợp tác với Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia Tp.HCM về việc chuyển giao chương trình đào tạo “SAP Academy”, thông qua đối tác tư vấn của SAP là Kaisa Consulting đến từ Philippines. Chứng chỉ được cấp tại Việt Nam, nhưng sẽ có giá trị trên toàn cầu.
Sự cần thiết của ERP
Việc ứng dụng ERP vào quản lý tài nguyên doanh nghiệp được các tập đoàn, các công ty đa quốc gia trên thế giới thực hiện từ lâu, điều này đặc biệt quan trọng khi quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Tại Việt Nam, cũng chính những công ty nước ngoài là những đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng ERP cho quy trình quản lý hiệu quả.
Sức ép cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO là rất lớn và bắt buộc các doanh nghiệp phải tự “dọn mình” cho bước ngoặt này trong đó tinh nhuệ hoá quy trình quản lý bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp tối cần thiết.
ERP là sản phẩm của sự kết hợp giữa công nghệ thông tin cùng với bề dày kinh nghiệm quản lý trong đó cho phép nhà quản lý tối ưu hoá quy trình hoạt động theo hệ thống quản trị tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống hoạt động mang tính mạng lưới của các tập đoàn, công ty lớn đã tạo điều kiện cho dòng chảy ERP vươn tới mọi nền kinh tế trước khi nhà cung cấp có những hợp tác cụ thể tại thị trường nội địa. Vì vậy mà SAP cũng nghiễm nhiên chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam về thị trường ERP và các phần mềm khác từ trước khi họ dành quan tâm thực sự tại thị trường này.
Số liệu thống kê của IDG (Tập đoàn về dữ liệu toàn cầu) cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng chương trình SAP tại 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia là từ 64-73% tuỳ theo lĩnh vực và vượt trên 90% đối với ngành hàng tiêu dùng.
Đào tạo nhân lực ERP - yêu cầu cấp bách
Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP, nhất là ý nghĩa rõ rệt của ERP trong việc tranh thủ rút ngắn khoảng cách về kinh nghiệm và bề dày quản lý của Việt Nam và các nước. Tuy nhiên, việc ứng dụng ERP đôi khi là gánh nặng trước khi chuyển hoá thành thế mạnh. Bởi lẽ ngân sách đầu tư cho việc ứng dụng ERP là không nhỏ, bên cạnh đó khó tìm được sự tương thích giữa quy trình quản lý hiện hữu của doanh nghiệp và quy trình theo chuẩn ERP, thời gian chuẩn hoá dữ liệu không ngắn.
Lúc này, vai trò của chuyên gia tư vấn ERP là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay số người giỏi trong lĩnh vực này không nhiều bởi chưa có trường lớp đào tạo nào tại Việt Nam, họ chủ yếu là những người được học từ việc triển khai ERP tại các công ty nước ngoài. Điều này khiến cho những doanh nghiệp dù mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc Kaisa Consulting, SAP và Đại học Quốc gia Tp.HCM ký kết chương trình hợp tác đào tạo ứng dụng chương trình SAP chính là nhằm đáp ứng “cơn khát” nguồn nhân lực ERP tại Việt Nam. Trong chương trình ký kết này, SAP sẽ đảm nhiệm cung cấp tài liệu, giáo trình hướng dẫn chi tiết, Kaisa sẽ cung cấp giảng viên đạt chuẩn toàn cầu được sát hạch bởi SAP và Đại học Quốc gia Tp.HCM với vai trò là một trung tâm đào tạo công nghệ thông tin uy tín sẽ chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho việc đào tạo theo tiêu chuẩn toàn cầu của SAP: cơ sở hạ tầng và kết nối tối tân với các máy chủ tại SAP AG và SAP SG, cung cấp một đường truyền có tốc độ tối thiểu 2Mbps, tối đa 45 Mbps, và mức độ sẵn sàng của đường truyền là 99.9%.
Bà Teh Opinion, Giám đốc điều hành Kaisa Consulting, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn công nghệ thông tin phát biểu: “Sự tương đồng về điều kiện việc làm giữa Philippines và Việt Nam là lý do tại sao Kaisa quyết định có mặt tại Việt Nam. Chương trình mà Học viện Kaisa cung cấp tại Philippines đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhờ việc đào tạo và cung ứng cho thị trường những chuyên gia, các nhà tư vấn về công nghệ thông tin thực sự phù hợp, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của đông đảo các doanh nghiệp. Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi cũng có thể tạo ra một điều gì đó khác biệt tại Việt Nam”.