Hội thảo Ngân hàng mở/Open Banking 2023: Chuyển dịch mô hình kinh doanh đóng sang mở, diễn ra vào hồi 13h30, ngày 7/12/2023 tại Hà Nội đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của giới tài chính, ngân hàng, các công ty fintech cũng như doanh nghiệp...
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho rằng ngành ngân hàng đã manh nha triển khai Open API và Open Banking như VietinBank hay BIDV đã có Open API cho phép các cái đối tác của mình vào để kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu.. Vậy thì ở hội thảo này chúng ta sẽ xem xét là sau nhiều năm triển khai, có những điểm gì cần lưu ý...
Ông Đào Quang Bính, Tổng giám đốc, Tổng Thư ký toà soạn, Tạp chí Kinh tế Việt Nam, nhận định rằng trong 2 năm gần đây, rất nhiều ngân hàng đã chủ động chuyển dịch mô hình kinh doanh từ truyền thống sang xu hướng giao tiếp với khách hàng bằng các cửa sổ trực tuyến, xoá bỏ ngăn cách không gian, thời gian và bối cảnh vật lý. Đây chính là cơ sở để ngành ngân hàng tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi sang ngân hàng mở/Open Banking một cách toàn diện, mạnh mẽ và nhanh chóng...
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, cho biết ngành ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hệ sinh thái đồng bộ cho các ngân hàng và công ty Fintech phát triển, cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp; hạ tầng chuyển đổi số và cung ứng dịch vụ ngày càng hiện đại, rộng khắp; hệ sinh thái số tăng cường tiếp cận, trải nghiệm khách hàng.
Ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), cũng cho rằng sự hình thành của những ngân hàng mở/ Open Bank là xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Đây sẽ là một trong những mô hình đột phá công nghệ tài chính, thúc đẩy quá trình phát triển số theo hướng thông minh và cởi mở, giúp chuyển đổi số thành công lĩnh vực ngân hàng...
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó tổng giám đốc CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), cho biết xu hướng ngân hàng mở trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu cũng như Châu Á tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... ,kể cả những nước láng giềng của Việt Nam là Philipin cũng triển khai rất mạnh. Hiện nay ở Việt Nam, theo tôi biết, việc phát triển ngân hàng mở mang tính tự phát do giữa các bên ngân hàng cung cấp hệ thống Open API để chia sẻ dữ liệu cho các bên thứ ba để triển khai dịch vụ.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), chia sẻ trước đây đa số các ngân hàng đều có thói quen giữ "khư khư" dữ liệu khách hàng của mình mà không chia sẻ với bên thứ 3. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, sự thay đổi mạnh mẽ đã diễn ra, các ngân hàng đã bắt tay, hợp tác chặt chẽ với các công ty fintech để đem tới những dịch vụ tài chính đa dạng hơn, hoàn thiện hơn cho khách hàng...
Ông Akira Yamagami, Chuyên gia Tư vấn Công ty NTT Data Nhật Bản cung cấp thông tin, kết nối API ở Nhật Bản đã tạo ra một môi trường hiếm hoi trên toàn thế giới, nơi mà gần như toàn bộ ngân hàng được kết nối thông qua lead-only APIs vào tháng 9/2020. Tuy nhiên, chỉ một vài ngân hàng cung cấp read/write APIs. Ngân hàng không cung cấp dịch vụ mới đơn giản vì họ muốn tuân thủ quy định pháp luật mới.
Với nội dung phong phú, thiết thực và rất mới được cung cấp bởi các chuyên gia đầu ngành, nên Hội thảo Open Banking 2023 đã thu hút sự quan tâm lớn của giới tài chính, ngân hàng... Khán phòng tổ chức hội thảo đã không còn chỗ trống. Nhiều bài tham luận của các đại biểu đang đảm trách các công việc chuyển đổi số của ngân hàng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích, những góc nhìn đa chiều về Open Banking tại Việt Nam.
Các phóng viên theo dõi tài chính, ngân hàng của nhiều báo lớn đã đăng ký tham dự hội thảo từ rất sớm
Nhiều phóng viên tác nghiệp bên lề hội thảo.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại trước khi sự kiện được diễn ra.