“Hôm nay đã nói tăng trưởng dưới 6% thì không được”
Xử lý giữa mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý đang là bài toán khó
“Cứ phân tích kỹ tình hình đi, nếu như đến tháng 5 thấy rõ tình hình là nếu giữ tăng trưởng 6% mà lạm phát trên 10% thì tôi đồng tình là đưa tăng trưởng dưới 6% cũng được, còn hôm nay mà đã nói dưới 6% thì không được”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi gần kết thúc phiên thảo luận chiều 20/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội.
Trước đó, câu hỏi về mức độ khó khăn của nền kinh tế và việc xử lý giữa mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý cho năm 2012 đã liên tục trở đi trở lại ở nhiều ý kiến, khi cả GDP (4%) và lạm phát (2,55%) trong quý 1/2012 đều thấp so với cùng kỳ nhiều năm trước.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lý giải, kiềm chế lạm phát thì tăng trưởng giảm là đương nhiên. So với cùng kỳ GDP quý 1 năm nay thấp hơn tất cả các năm (trừ 2009), theo Bộ trưởng Vinh là tất yếu để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa lo, vì quý 1 GDP thường là thấp nhất, ông Vinh “trấn an” Thường vụ Quốc hội.
Về tăng trưởng hợp lý, Bộ trưởng Vinh cho rằng “nếu dưới 5% là có vấn đề”.
Liên quan đến câu hỏi về có hay không tình trạng suy giảm của nền kinh tế, và nếu có thì có đến mức nào, ông Vinh cho biết, trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chính phủ có nhận định rằng qua tình hình quý 1 thì thấy có biểu hiện của sự suy giảm.
Chính phủ yêu cầu thảo luận xem có thực sự suy giảm hay không, theo tôi thì nói có biểu hiện suy giảm chẳng có gì quá đáng, vì CPI giảm quá mạnh, tháng 4 chỉ khoảng 0,06%, ông Vinh nói.
Nhấn mạnh yếu tố nghe thì mừng, ngẫm thì lo là lần đầu tiên xuất siêu, ông Vinh nói đó là biểu hiện của đình đốn sản xuất. Tồn kho nhiều thế này, hàng không bán được, đồng tiền có giá lên nhưng thất nghiệp gia tăng…, vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư “than thở”.
Cho rằng nếu không có sự điều chỉnh chính sách thì tăng trưởng GDP 6% rất khó đạt, song Bộ trưởng Vinh cũng lưu ý, mới chưa qua 4 tháng nên chỉ là đánh giá bước đầu, chờ đến tháng 5 đưa ra chính sách thì đầy đủ hơn, nhưng xu hướng rõ ràng là khó khăn.
Nêu quan điểm kiềm chế lạm phát nhưng cần ở mức hợp lý, ông Vinh cho rằng CPI không cần thiết quá thấp đến 5 - 6%. “Lạm phát nên ở mức 8 -9%, còn tăng trưởng ở mức 5,5% là hài hòa, 6% thì quá tốt”, ông nói.
“Tôi không đồng ý với anh Vinh, tăng trưởng được 6% mới là hợp lý”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu. Ông cũng lưu ý rằng khi quyết chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát của năm 2012 đã tính kỹ về tính hợp lý. Và con số tăng trưởng từ 6 - 6,5% được chọn là con số có tính chiến lược, rất hợp lý rồi.
Từ con số lạm phát tháng 4 được Bộ trưởng Vinh khẳng định chắc chắn là dưới 0,1%, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhẩm tính, như vậy CPI 4 tháng khoảng 2,6%, nhân ba lên vẫn dưới 10%, và tăng trưởng 6% là hợp lý.
“Cứ phân tích kỹ tình hình đi, nếu như đến tháng 5 thấy rõ tình hình là nếu giữ tăng trưởng 6% mà lạm phát trên 10% thì tôi đồng tình là đưa tăng trưởng dưới 6% cũng được, còn hôm nay mà đã nói dưới 6% thì không được”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Lúc này chưa phải lúc điều chỉnh mục tiêu ưu tiên, phấn đấu CPI từ 8 - 9% thì tốt nhưng không được giảm tăng GDP dưới 6% để đảm bảo an sinh, Chủ tịch nhất quán quan điểm.
Với băn khoăn về sự suy giảm của nền kinh tế, ông Hùng phân tích, quý 1 năm nay GDP so với hai năm trước là xuống, mất mất hơn 1%, gần 2%, đấy là suy giảm rõ. Còn nếu so với quý 4/2011 GDP là 6,1% trong khi quý 1/2012 còn chưa được 4% thì suy giảm mất 30%. Nhưng nếu nói ngay là suy giảm thì chưa vững chắc, lập luận chưa rõ.
“Nếu hai quý tiếp theo lại giảm thì ngay cả 5% cho cả năm nay cũng không có, lúc này phải định hình cho được các quý tiếp theo thế nào, nói gì thì cũng phải tăng, không tăng trưởng chẳng làm được gì cả”, Chủ tịch có đôi phần lo lắng.
Ông cũng đề nghị cần phải cập nhật tình hình để phân tích rõ hơn về “suy giảm”.
Một lưu ý nữa được Chủ tịch Quốc hội đưa ra là 5-10 năm nay (kể cả năm 2009) chưa quý nào ngân sách giảm thế này, đặc biệt là thu nội địa giảm 2,4 % so với cùng kỳ.
“Dứt khoát không được chủ quan để điều hành cho được lạm phát khoảng 9%, GDP tăng khoảng 6%”, Chủ tịch yêu cầu.
Nhất trí chưa đặt ra yêu cầu điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, song Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần báo cáo Quốc hội các phương án tăng trưởng kèm theo các giải pháp thực hiện cho từng phương án để chủ động trong điều hành, quyết định chính sách kịp thời.
Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục kiên định với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%, một mặt tăng cường ổn định vĩ mô, mặt khác duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý.
Trước đó, câu hỏi về mức độ khó khăn của nền kinh tế và việc xử lý giữa mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý cho năm 2012 đã liên tục trở đi trở lại ở nhiều ý kiến, khi cả GDP (4%) và lạm phát (2,55%) trong quý 1/2012 đều thấp so với cùng kỳ nhiều năm trước.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lý giải, kiềm chế lạm phát thì tăng trưởng giảm là đương nhiên. So với cùng kỳ GDP quý 1 năm nay thấp hơn tất cả các năm (trừ 2009), theo Bộ trưởng Vinh là tất yếu để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa lo, vì quý 1 GDP thường là thấp nhất, ông Vinh “trấn an” Thường vụ Quốc hội.
Về tăng trưởng hợp lý, Bộ trưởng Vinh cho rằng “nếu dưới 5% là có vấn đề”.
Liên quan đến câu hỏi về có hay không tình trạng suy giảm của nền kinh tế, và nếu có thì có đến mức nào, ông Vinh cho biết, trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Chính phủ có nhận định rằng qua tình hình quý 1 thì thấy có biểu hiện của sự suy giảm.
Chính phủ yêu cầu thảo luận xem có thực sự suy giảm hay không, theo tôi thì nói có biểu hiện suy giảm chẳng có gì quá đáng, vì CPI giảm quá mạnh, tháng 4 chỉ khoảng 0,06%, ông Vinh nói.
Nhấn mạnh yếu tố nghe thì mừng, ngẫm thì lo là lần đầu tiên xuất siêu, ông Vinh nói đó là biểu hiện của đình đốn sản xuất. Tồn kho nhiều thế này, hàng không bán được, đồng tiền có giá lên nhưng thất nghiệp gia tăng…, vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư “than thở”.
Cho rằng nếu không có sự điều chỉnh chính sách thì tăng trưởng GDP 6% rất khó đạt, song Bộ trưởng Vinh cũng lưu ý, mới chưa qua 4 tháng nên chỉ là đánh giá bước đầu, chờ đến tháng 5 đưa ra chính sách thì đầy đủ hơn, nhưng xu hướng rõ ràng là khó khăn.
Nêu quan điểm kiềm chế lạm phát nhưng cần ở mức hợp lý, ông Vinh cho rằng CPI không cần thiết quá thấp đến 5 - 6%. “Lạm phát nên ở mức 8 -9%, còn tăng trưởng ở mức 5,5% là hài hòa, 6% thì quá tốt”, ông nói.
“Tôi không đồng ý với anh Vinh, tăng trưởng được 6% mới là hợp lý”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu. Ông cũng lưu ý rằng khi quyết chỉ tiêu tăng trưởng và lạm phát của năm 2012 đã tính kỹ về tính hợp lý. Và con số tăng trưởng từ 6 - 6,5% được chọn là con số có tính chiến lược, rất hợp lý rồi.
Từ con số lạm phát tháng 4 được Bộ trưởng Vinh khẳng định chắc chắn là dưới 0,1%, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhẩm tính, như vậy CPI 4 tháng khoảng 2,6%, nhân ba lên vẫn dưới 10%, và tăng trưởng 6% là hợp lý.
“Cứ phân tích kỹ tình hình đi, nếu như đến tháng 5 thấy rõ tình hình là nếu giữ tăng trưởng 6% mà lạm phát trên 10% thì tôi đồng tình là đưa tăng trưởng dưới 6% cũng được, còn hôm nay mà đã nói dưới 6% thì không được”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Lúc này chưa phải lúc điều chỉnh mục tiêu ưu tiên, phấn đấu CPI từ 8 - 9% thì tốt nhưng không được giảm tăng GDP dưới 6% để đảm bảo an sinh, Chủ tịch nhất quán quan điểm.
Với băn khoăn về sự suy giảm của nền kinh tế, ông Hùng phân tích, quý 1 năm nay GDP so với hai năm trước là xuống, mất mất hơn 1%, gần 2%, đấy là suy giảm rõ. Còn nếu so với quý 4/2011 GDP là 6,1% trong khi quý 1/2012 còn chưa được 4% thì suy giảm mất 30%. Nhưng nếu nói ngay là suy giảm thì chưa vững chắc, lập luận chưa rõ.
“Nếu hai quý tiếp theo lại giảm thì ngay cả 5% cho cả năm nay cũng không có, lúc này phải định hình cho được các quý tiếp theo thế nào, nói gì thì cũng phải tăng, không tăng trưởng chẳng làm được gì cả”, Chủ tịch có đôi phần lo lắng.
Ông cũng đề nghị cần phải cập nhật tình hình để phân tích rõ hơn về “suy giảm”.
Một lưu ý nữa được Chủ tịch Quốc hội đưa ra là 5-10 năm nay (kể cả năm 2009) chưa quý nào ngân sách giảm thế này, đặc biệt là thu nội địa giảm 2,4 % so với cùng kỳ.
“Dứt khoát không được chủ quan để điều hành cho được lạm phát khoảng 9%, GDP tăng khoảng 6%”, Chủ tịch yêu cầu.
Nhất trí chưa đặt ra yêu cầu điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, song Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần báo cáo Quốc hội các phương án tăng trưởng kèm theo các giải pháp thực hiện cho từng phương án để chủ động trong điều hành, quyết định chính sách kịp thời.
Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục kiên định với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%, một mặt tăng cường ổn định vĩ mô, mặt khác duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý.