Hôm nay, Quốc hội nghe ý dân về Hiến pháp
Một số nội dung đáng chú ý tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, khai mạc vào 9h sáng nay (20/5)
Dù chưa thông qua ngay tại kỳ họp thứ 5 khai mạc vào 9 giờ sáng nay (20/5), dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn được dành tới hai ngày để thảo luận ở hội trường, sau khi đã thảo luận ở tổ nửa ngày.
Theo chương trình dự kiến, ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp, mở đầu phiên họp buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo này.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng là tài liệu được đề nghị gửi sớm để các vị đại biểu có thời gian nghiên cứu trước. Tuy nhiên, đến 20 giờ 19/5, một số vị đại biểu cho biết vẫn chưa nhận được tài liệu liên quan đến nội dung này.
Ở cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 5 chiều 17/5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, cơ bản giữ bố cục như dự thảo đã công bố, song qua tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến.
Dự kiến bế mạc vào sáng 21/6, trong thời gian gần một tháng làm việc, bên cạnh các nội dung thường kỳ như xem xét tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách, xây dựng pháp luật, chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Kết quả kiểm phiếu nội dung này sẽ được công bố vào sáng 11/6.
Việc xem xét miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ diễn ra vào chiều 23/5, trước khi Quốc hội tiếp tục xem xét công tác nhân sự xen kẽ với các phiên thảo luận khác ở cả hai ngày 24 và 25/5.
Sáng nay, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Vào chiều 19/5, bản báo cáo này đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Và theo nhận xét của một số vị thì bản tập hợp này có phần còn sơ sài so với thông tin được gửi về từ các đoàn đại biểu Quốc hội.
Sau khi nghe ý kiến của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu sẽ trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kinh tế, xã hội và ngân sách.
Trong số các dự án luật dự kiến được thông qua tại kỳ họp này, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn là một ẩn số, khi các nội dung sửa đổi vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong lời phát biểu khại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã yêu cầu phải xem xét dự án luật này thật thấu đáo. Và chỉ thông qua khi nào luật đảm bảo tính khả thi và được nhân dân chấp nhận. Còn nếu chưa đạt được hai điều này thì cuối năm mới thông qua.
Bởi thế, cho dù phần thông qua dự án luật này đã được bố trí vào đầu phiên bế mạc kỳ họp, song việc nhấn nút biểu quyết có được tiến hành hay không vẫn chưa thể khẳng định.
Cùng với phiên khai mạc và bế mạc, thảo luận về Hiến pháp, chất vấn và trả lời chất vấn và một số dự án luật khác, phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong cả ngày 17/6 cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Theo chương trình dự kiến, ngay trong ngày đầu tiên của kỳ họp, mở đầu phiên họp buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân và chỉnh lý dự thảo này.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng là tài liệu được đề nghị gửi sớm để các vị đại biểu có thời gian nghiên cứu trước. Tuy nhiên, đến 20 giờ 19/5, một số vị đại biểu cho biết vẫn chưa nhận được tài liệu liên quan đến nội dung này.
Ở cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 5 chiều 17/5, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, cơ bản giữ bố cục như dự thảo đã công bố, song qua tiếp thu dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được tiếp thu, chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến.
Dự kiến bế mạc vào sáng 21/6, trong thời gian gần một tháng làm việc, bên cạnh các nội dung thường kỳ như xem xét tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách, xây dựng pháp luật, chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Kết quả kiểm phiếu nội dung này sẽ được công bố vào sáng 11/6.
Việc xem xét miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ diễn ra vào chiều 23/5, trước khi Quốc hội tiếp tục xem xét công tác nhân sự xen kẽ với các phiên thảo luận khác ở cả hai ngày 24 và 25/5.
Sáng nay, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 và những tháng đầu năm 2013.
Tiếp đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Vào chiều 19/5, bản báo cáo này đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Và theo nhận xét của một số vị thì bản tập hợp này có phần còn sơ sài so với thông tin được gửi về từ các đoàn đại biểu Quốc hội.
Sau khi nghe ý kiến của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu sẽ trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kinh tế, xã hội và ngân sách.
Trong số các dự án luật dự kiến được thông qua tại kỳ họp này, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn là một ẩn số, khi các nội dung sửa đổi vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong lời phát biểu khại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã yêu cầu phải xem xét dự án luật này thật thấu đáo. Và chỉ thông qua khi nào luật đảm bảo tính khả thi và được nhân dân chấp nhận. Còn nếu chưa đạt được hai điều này thì cuối năm mới thông qua.
Bởi thế, cho dù phần thông qua dự án luật này đã được bố trí vào đầu phiên bế mạc kỳ họp, song việc nhấn nút biểu quyết có được tiến hành hay không vẫn chưa thể khẳng định.
Cùng với phiên khai mạc và bế mạc, thảo luận về Hiến pháp, chất vấn và trả lời chất vấn và một số dự án luật khác, phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong cả ngày 17/6 cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.