Hồng Kông xây hầm chứa vàng khổng lồ
Hầm vàng lớn nhất Hồng Kông sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9 năm nay để đáp ứng nhu cầu tích trữ vàng gia tăng
Hầm vàng lớn nhất Hồng Kông sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9 năm nay để đáp ứng nhu cầu tích trữ vàng gia tăng của các ngân hàng và tầng lớp giàu có. Cơ sở này có thể chứa lượng vàng tương đương 22% số vàng trong kho Fort Knox của Mỹ, hãng tin tài chính Bloomberg cho biết.
Nằm trong tầng hầm của một tòa nhà thuộc khu sân bay quốc tế Hồng Kông, hầm vàng nói trên đủ chỗ cho 1.000 tấn vàng. Đây là hầm vàng do công ty Malca-Amit Global có trụ sở tại Hồng Kông xây dựng. Hai trong số két sắt trong hầm vàng này sẽ quản lý các tài sản, trong đó có vàng, cho các ngân hàng và định chế tài chính. Các két sắt còn lại sẽ được dùng để chứa kim cương, nữ trang, các tác phầm nghệ thuật và kim loại quý, ông Joshua Rotbart, Tổng giám đốc bộ phận kim loại quý của Malca-Amit, cho hay.
Việc một hầm vàng lớn được xây dựng ở Hồng Kông phản ánh nhu cầu vàng gia tăng ở châu Á, bất chấp thực tế giá vàng thế giới từ đầu năm tới nay khá chật vật trong việc thiết lập năm tăng thứ 12 liên tục. Số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, nhu cầu vàng ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiều vàng thứ nhì thế giới sau Ấn Độ trong năm 2011, đang tăng trưởng chậm lại.
“Hồng Kông là một trung tâm rất quan trọng của thị trường vàng thế giới, do Hồng Kông là cánh cửa để vàng đi vào Trung Quốc. Các trung tâm quốc tế hiện tại của vàng là New York, Zurich và London. Cần có một trung tâm nữa ở châu Á cho vàng. Xét về vàng vật chất, đang ngày càng có nhiều người tìm kiếm nơi cất giữ và giao dịch tại khu vực châu Á”, ông Sunil Kashyap, Giám đốc phụ trách ngoại hối và kim loại quý tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Scotiabank, nhận xét.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc được WGC dự báo sẽ tăng 13% lên mức 870 tấn trong năm nay. Năm ngoái, nhu cầu vàng của nước này tăng 20%, đạt mức 769,8 tấn.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới tăng khoảng 2%, so với mức tăng 10% đạt được trong năm 2011.
Hầm vàng mới ở Hồng Kông sẽ cạnh tranh với các dịch vụ cất giữ vàng do Cơ quan Quản lý hàng không của vùng lãnh thổ này cung cấp từ năm 2009. Hầm vàng rộng 340 m3 của cơ quan này là nơi cất giữ vàng cho các cơ quan chính quyền, sàn giao dịch hàng hóa, ngân hàng, các công ty tinh luyện, khách hàng cá nhân và các quỹ tín thác.
Ngoài Hồng Kông, Singapore là một trong những nền kinh tế châu Á đặt mục tiêu phát triển mạnh thị trường vàng. Tháng 2 năm nay, Chính phủ Singapore đã đưa vàng, bạc và bạch kim hạng đầu tư ra khỏi danh sách bị đánh thuế hàng hóa và dịch vụ, có hiệu lực từ tháng 10. Mục tiêu của Singapore là nâng tỷ trọng của nước này trong giao dịch vàng toàn cầu từ mức 2% hiện nay lên 15% trong vòng 5-10 năm tới.
Sau hầm vàng ở Hồng Kông, công ty Malca-Amit còn có kế hoạch xây dựng một hầm vàng khác ở Thượng Hải. Công ty này đặt mục tiêu sẽ có ít nhất 10 hầm vàng khắp thế giới trong vòng 2-3 năm tới đây, từ chỗ 6 hầm vàng ở thời điểm hiện tại. Malca-Amit là công ty hậu cần được thành lập ở Tel Aviv vào năm 1963 và chiếm 50% hoạt động vận chuyển kim cương trên toàn thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Malca-Amit bắt đầu phát triển mảng dịch vụ lưu trữ kim loại quỹ do nhu cầu đá quý suy giảm.
Hầm vàng Fort Knox ở Kentucky của Mỹ hiện đang nắm giữ 147,3 triệu ounce vàng, tương đương 4.582 tấn vàng. Theo số liệu của WGC, dự trữ vàng của nước Mỹ hiện ở mức 8.133,5 tấn.
Nằm trong tầng hầm của một tòa nhà thuộc khu sân bay quốc tế Hồng Kông, hầm vàng nói trên đủ chỗ cho 1.000 tấn vàng. Đây là hầm vàng do công ty Malca-Amit Global có trụ sở tại Hồng Kông xây dựng. Hai trong số két sắt trong hầm vàng này sẽ quản lý các tài sản, trong đó có vàng, cho các ngân hàng và định chế tài chính. Các két sắt còn lại sẽ được dùng để chứa kim cương, nữ trang, các tác phầm nghệ thuật và kim loại quý, ông Joshua Rotbart, Tổng giám đốc bộ phận kim loại quý của Malca-Amit, cho hay.
Việc một hầm vàng lớn được xây dựng ở Hồng Kông phản ánh nhu cầu vàng gia tăng ở châu Á, bất chấp thực tế giá vàng thế giới từ đầu năm tới nay khá chật vật trong việc thiết lập năm tăng thứ 12 liên tục. Số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, nhu cầu vàng ở Trung Quốc, nước tiêu thụ nhiều vàng thứ nhì thế giới sau Ấn Độ trong năm 2011, đang tăng trưởng chậm lại.
“Hồng Kông là một trung tâm rất quan trọng của thị trường vàng thế giới, do Hồng Kông là cánh cửa để vàng đi vào Trung Quốc. Các trung tâm quốc tế hiện tại của vàng là New York, Zurich và London. Cần có một trung tâm nữa ở châu Á cho vàng. Xét về vàng vật chất, đang ngày càng có nhiều người tìm kiếm nơi cất giữ và giao dịch tại khu vực châu Á”, ông Sunil Kashyap, Giám đốc phụ trách ngoại hối và kim loại quý tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Scotiabank, nhận xét.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc được WGC dự báo sẽ tăng 13% lên mức 870 tấn trong năm nay. Năm ngoái, nhu cầu vàng của nước này tăng 20%, đạt mức 769,8 tấn.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới tăng khoảng 2%, so với mức tăng 10% đạt được trong năm 2011.
Hầm vàng mới ở Hồng Kông sẽ cạnh tranh với các dịch vụ cất giữ vàng do Cơ quan Quản lý hàng không của vùng lãnh thổ này cung cấp từ năm 2009. Hầm vàng rộng 340 m3 của cơ quan này là nơi cất giữ vàng cho các cơ quan chính quyền, sàn giao dịch hàng hóa, ngân hàng, các công ty tinh luyện, khách hàng cá nhân và các quỹ tín thác.
Ngoài Hồng Kông, Singapore là một trong những nền kinh tế châu Á đặt mục tiêu phát triển mạnh thị trường vàng. Tháng 2 năm nay, Chính phủ Singapore đã đưa vàng, bạc và bạch kim hạng đầu tư ra khỏi danh sách bị đánh thuế hàng hóa và dịch vụ, có hiệu lực từ tháng 10. Mục tiêu của Singapore là nâng tỷ trọng của nước này trong giao dịch vàng toàn cầu từ mức 2% hiện nay lên 15% trong vòng 5-10 năm tới.
Sau hầm vàng ở Hồng Kông, công ty Malca-Amit còn có kế hoạch xây dựng một hầm vàng khác ở Thượng Hải. Công ty này đặt mục tiêu sẽ có ít nhất 10 hầm vàng khắp thế giới trong vòng 2-3 năm tới đây, từ chỗ 6 hầm vàng ở thời điểm hiện tại. Malca-Amit là công ty hậu cần được thành lập ở Tel Aviv vào năm 1963 và chiếm 50% hoạt động vận chuyển kim cương trên toàn thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Malca-Amit bắt đầu phát triển mảng dịch vụ lưu trữ kim loại quỹ do nhu cầu đá quý suy giảm.
Hầm vàng Fort Knox ở Kentucky của Mỹ hiện đang nắm giữ 147,3 triệu ounce vàng, tương đương 4.582 tấn vàng. Theo số liệu của WGC, dự trữ vàng của nước Mỹ hiện ở mức 8.133,5 tấn.