Hồng Kông xôn xao vì vụ bắt giữ anh em tỷ phú
Anh em nhà Kwok - hai đại gia “có máu mặt” bậc nhất trong giới tỷ phú bất động sản của Hồng Kông - vừa bị cảnh sát bắt giữ
Anh em nhà Kwok - hai đại gia “có máu mặt” bậc nhất trong giới tỷ phú bất động sản của Hồng Kông - vừa bị cảnh sát bắt giữ vì bị tình nghi tham nhũng và hối lộ. Cùng bị bắt với anh em tỷ phú này là một quan chức cao cấp của Hồng Kông.
Theo báo Wall Street Journal, vụ bắt giữ gây xôn xao dư luận nói trên diễn ra vào ngày hôm qua, thứ Năm (29/3). Anh em họ Kwok cùng gia đình kiểm soát công ty Sun Hung Kai Properties, một trong những công ty địa ốc lớn nhất ở Hồng Kông, đã xây dựng nên vài trong số những tòa cao ốc chọc trời nổi tiếng, trong đó bao gồm 3 tòa nhà cao nhất ở vùng lãnh thổ này.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà Kwok khiến dư luận sửng sốt. Trước đây, công ty của họ từng dính tới một vụ bắt cóc. Chưa kể, tranh chấp tài sản và đấu đá quyền lực gay gắt cũng từng diễn ra trong gia tộc giàu có này.
Tại một thành phố nơi một nhóm nhỏ những tổ chức hùng mạnh nắm quyền kiểm soát các ngành bất động sản, giao thông và truyền thông như Hồng Kông, hình ảnh hai “ông trùm” họ Kwok bước vào cơ quan cảnh sát để trả lời những câu hỏi liên quan tới tham nhũng và hối lộ thu hút sự chú ý lớn của dư luận. “Đã từ rất lâu rồi những nhân vật hàng đầu trong ngành xây dựng Hồng Kông mới bị dư luận soi kỹ đến vậy”, ông Steve Vickers, một nhà tư vấn thuộc công ty FTI Consulting Inc, nhận xét.
Theo thông báo của Sun Hung Kai gửi các nhà đầu tư, vụ bắt giữ tỷ phú Thomas Kwok, 60 tuổi, và người em Raymond Kwok, 58 tuổi do Ủy ban độc lập về chống tham nhũng của Hồng Kông tiến hành. Ngoài ra, các nhà chức trách còn tiến hành khám xét văn phòng của Sun Kung Hai.
Nguồn tin thân cận cho hay, một vị cựu quan chức cao cấp của Hồng Kông có tên Rafael Hui cùng bị bắt trong vụ này vì bị nghi ngờ đưa hối lộ và có hành vi sai trái khi còn đương chức. Trong thời gian từ năm 2005-2007, ông Hui đảm nhiệm chức vụ trưởng thư ký của đặc khu hành chính Hồng Kông và phục vụ trong nội các trong thời gian 2007-2009. Trước đó, ông có thời gian làm việc với tư cách một nhà tư vấn và giám đốc công ty con của Sun Hung Kai.
Vụ bắt giữ ba nhân vật này diễn ra sau khi nhà chức trách hồi tuần trước bắt giữ một thành viên hội đồng quản trị của Sun Kung Hai có tên Thomas Chan, cũng vì lý do liên quan tới tham nhũng và hối lộ. Hiện ông Chan cũng chưa bị nhà chức trách cáo buộc tội danh cụ thể nào.
Hai anh em họ Kwok là đồng Chủ tịch của công ty với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 37,25 tỷ USD và các dự án bất động sản trải rộng khắp miền Nam của Trung Quốc, Thượng Hải và Bắc Kinh. Cổ phiếu Sun Kung Hai đã bị ngừng giao dịch trước khi thị trường chứng khoán Hồng Kông mở cửa phiên hôm qua.
Hiện nhà chức trách chưa đưa ra cáo buộc nào đối với các nhân vật bị bắt giữ. Luật pháp của Hồng Kông cho phép các cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ hoặc cho bảo lãnh những nhân vât vị tình nghi trước khi quyết định có đưa ra cáo buộc tội hình sự đối với họ hay không. Hai anh em họ Kwok và vị cựu quan chức cao cấp đã cùng rời văn phòng cảnh sát vào cuối ngày hôm qua. Các bên liên quan hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc.
Mối quan hệ giữa các công ty bất động sản và chính quyền Hồng Kông từ lâu đã là vấn đề lớn phía sau những căng thẳng xã hội ở vùng lãnh thổ 7 triệu dân này. Các nhà làm luật phe đối lập và nhiều nhóm xã hội chỉ trích chính quyền có liên hệ quá mật thiết với lợi ích của các công ty bất động sản.
Trong cuộc bầu cử người đứng đầu Hồng Kông, nhà tài phiệt Henry Tang đã thất bại trước đối thủ Leung Chung-ying, một phần cũng bởi ông Tang có quan hệ gần gũi với tầng lớp tỷ phú, triệu phú. Trong khi đó, ông Leung được dư luận ủng hộ vì lời hứa sẽ xây dựng thêm nhiều nhà ở cho người dân thu nhập thấp.
Công ty sun Hung Kai được thành lập vào năm 1963 bởi nhà tài phiệt Kwok Tak-seng. Sau khi qua đời vào năm 1990, nhà tài phiệt này nhường quyền lãnh đạo công ty lại cho người con cả Walter Kwok.
Năm 1997, ông Walter Kwok bị một băng nhóm xã hội đen bắt cóc và gia đình Kwok phải chi 77,6 triệu USD tiền chuộc mới cứu được ông ra. Sau đó Walter Kwok trở lại công ty và chia sẻ quyền lực với hai người em Thomas và Raymond trong nhiều năm mà không có vấn đề gì.
Nhưng đến năm 2008, mối quan hệ giữa ba anh em trở nên căng thẳng sau khi Walter có “bồ” và bị hai người em trai phản đối kịch liệt. Hai người em đã loại ông anh cả khỏi Hội đồng Quản trị, đồng thời mẹ của họ cũng đưa tên của người con lớn ra khỏi danh sách các quỹ ủy thác của gia đình.
Theo báo Wall Street Journal, vụ bắt giữ gây xôn xao dư luận nói trên diễn ra vào ngày hôm qua, thứ Năm (29/3). Anh em họ Kwok cùng gia đình kiểm soát công ty Sun Hung Kai Properties, một trong những công ty địa ốc lớn nhất ở Hồng Kông, đã xây dựng nên vài trong số những tòa cao ốc chọc trời nổi tiếng, trong đó bao gồm 3 tòa nhà cao nhất ở vùng lãnh thổ này.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà Kwok khiến dư luận sửng sốt. Trước đây, công ty của họ từng dính tới một vụ bắt cóc. Chưa kể, tranh chấp tài sản và đấu đá quyền lực gay gắt cũng từng diễn ra trong gia tộc giàu có này.
Tại một thành phố nơi một nhóm nhỏ những tổ chức hùng mạnh nắm quyền kiểm soát các ngành bất động sản, giao thông và truyền thông như Hồng Kông, hình ảnh hai “ông trùm” họ Kwok bước vào cơ quan cảnh sát để trả lời những câu hỏi liên quan tới tham nhũng và hối lộ thu hút sự chú ý lớn của dư luận. “Đã từ rất lâu rồi những nhân vật hàng đầu trong ngành xây dựng Hồng Kông mới bị dư luận soi kỹ đến vậy”, ông Steve Vickers, một nhà tư vấn thuộc công ty FTI Consulting Inc, nhận xét.
Theo thông báo của Sun Hung Kai gửi các nhà đầu tư, vụ bắt giữ tỷ phú Thomas Kwok, 60 tuổi, và người em Raymond Kwok, 58 tuổi do Ủy ban độc lập về chống tham nhũng của Hồng Kông tiến hành. Ngoài ra, các nhà chức trách còn tiến hành khám xét văn phòng của Sun Kung Hai.
Nguồn tin thân cận cho hay, một vị cựu quan chức cao cấp của Hồng Kông có tên Rafael Hui cùng bị bắt trong vụ này vì bị nghi ngờ đưa hối lộ và có hành vi sai trái khi còn đương chức. Trong thời gian từ năm 2005-2007, ông Hui đảm nhiệm chức vụ trưởng thư ký của đặc khu hành chính Hồng Kông và phục vụ trong nội các trong thời gian 2007-2009. Trước đó, ông có thời gian làm việc với tư cách một nhà tư vấn và giám đốc công ty con của Sun Hung Kai.
Vụ bắt giữ ba nhân vật này diễn ra sau khi nhà chức trách hồi tuần trước bắt giữ một thành viên hội đồng quản trị của Sun Kung Hai có tên Thomas Chan, cũng vì lý do liên quan tới tham nhũng và hối lộ. Hiện ông Chan cũng chưa bị nhà chức trách cáo buộc tội danh cụ thể nào.
Hai anh em họ Kwok là đồng Chủ tịch của công ty với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 37,25 tỷ USD và các dự án bất động sản trải rộng khắp miền Nam của Trung Quốc, Thượng Hải và Bắc Kinh. Cổ phiếu Sun Kung Hai đã bị ngừng giao dịch trước khi thị trường chứng khoán Hồng Kông mở cửa phiên hôm qua.
Hiện nhà chức trách chưa đưa ra cáo buộc nào đối với các nhân vật bị bắt giữ. Luật pháp của Hồng Kông cho phép các cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ hoặc cho bảo lãnh những nhân vât vị tình nghi trước khi quyết định có đưa ra cáo buộc tội hình sự đối với họ hay không. Hai anh em họ Kwok và vị cựu quan chức cao cấp đã cùng rời văn phòng cảnh sát vào cuối ngày hôm qua. Các bên liên quan hiện chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vụ việc.
Mối quan hệ giữa các công ty bất động sản và chính quyền Hồng Kông từ lâu đã là vấn đề lớn phía sau những căng thẳng xã hội ở vùng lãnh thổ 7 triệu dân này. Các nhà làm luật phe đối lập và nhiều nhóm xã hội chỉ trích chính quyền có liên hệ quá mật thiết với lợi ích của các công ty bất động sản.
Trong cuộc bầu cử người đứng đầu Hồng Kông, nhà tài phiệt Henry Tang đã thất bại trước đối thủ Leung Chung-ying, một phần cũng bởi ông Tang có quan hệ gần gũi với tầng lớp tỷ phú, triệu phú. Trong khi đó, ông Leung được dư luận ủng hộ vì lời hứa sẽ xây dựng thêm nhiều nhà ở cho người dân thu nhập thấp.
Công ty sun Hung Kai được thành lập vào năm 1963 bởi nhà tài phiệt Kwok Tak-seng. Sau khi qua đời vào năm 1990, nhà tài phiệt này nhường quyền lãnh đạo công ty lại cho người con cả Walter Kwok.
Năm 1997, ông Walter Kwok bị một băng nhóm xã hội đen bắt cóc và gia đình Kwok phải chi 77,6 triệu USD tiền chuộc mới cứu được ông ra. Sau đó Walter Kwok trở lại công ty và chia sẻ quyền lực với hai người em Thomas và Raymond trong nhiều năm mà không có vấn đề gì.
Nhưng đến năm 2008, mối quan hệ giữa ba anh em trở nên căng thẳng sau khi Walter có “bồ” và bị hai người em trai phản đối kịch liệt. Hai người em đã loại ông anh cả khỏi Hội đồng Quản trị, đồng thời mẹ của họ cũng đưa tên của người con lớn ra khỏi danh sách các quỹ ủy thác của gia đình.