Họp và… hiệu lực điều hành
Việc họp hành, lâu nay đã được bàn nhiều dưới góc độ lãng phí, nay có thêm liên tưởng với hiệu lực điều hành nhà nước
“Có lẽ, không lúc nào không thấy họp”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Lê Xuân Bá hơi nhíu mày trước câu hỏi của VnEconomy, nói.
Trong ghi nhớ của ông, đó là điều thay đổi đáng kể từ ngày vị chuyên gia này đảm nhận chức phận mới, đứng đầu một viện nghiên cứu hàng đầu về kinh tế của Việt Nam. “Nghiên cứu tài liệu phải chuyển vào buổi tối”, ông Bá nói thêm.
Việc họp hành, lâu nay đã được bàn nhiều dưới góc độ lãng phí ngân sách, tăng chi phí cho doanh nghiệp…, nay có thêm liên tưởng với hiệu lực điều hành nhà nước.
Hôm 13/6, hội thảo về cải cách bộ máy Chính phủ do CIEM tổ chức ghi nhận nhiều quan điểm cho rằng, đây là một phần nguyên nhân dẫn tới khó xây dựng cơ quan thẩm quyền thực sự trong điều tiết tổng thể chính sách kinh tế, điều phối và liên kết phát triển vùng còn yếu, phối hợp hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô.
“Lâu nay, cơ chế làm việc của chúng ta lấy tập thể làm chính, vẫn giữ nguyên tắc tập trung dân chủ. Toàn bộ hoạt động của các cơ quan Chính phủ chúng ta hiện nay thường xuyên tổ chức làm việc theo tập thể. Có nghĩa là họp và họp rất nhiều”, nguyên Vụ trưởng Vụ Công chức (Bộ Nội vụ) Trần Đăng Tuấn đăng đàn phát biểu.
Hệ quả là tất cả mọi công việc của chúng ta được bàn đi, bàn lại rất kỹ, để cuối cùng đưa ra một quyết định “không chê vào đâu được”, nhưng thời cơ thì qua đi, hiệu lực của quyết định vì thế cũng giảm.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, ông Tuấn nêu ra cách thức xử lý công việc của cơ quan hành pháp như sau: khi có một vấn đề đặt ra thì đầu tiên là hỏi ý kiến các bên liên quan, hỏi ý kiến các chuyên gia, hỏi ý kiến tất cả các cấp.
“Tức là việc đầu tiên đẩy lên hỏi ý kiến của cấp trên, và lấy ý kiến của cấp trên làm ý kiến chỉ đạo. Để nói rằng, nếu như sau này có sai lầm gì đó, có sai sót gì đó thì đã có cấp trên là người chịu trách nhiệm thay”, ông Tuấn nói.
Thế nên, nhiều bộ, ngành hiện nay không thể đóng trọn vai trò là “tổng tư lệnh” của ngành mình. Một ví dụ được VnEconomy nêu gần đây, khi chịu sức ép của các địa phương đề nghị đưa thêm một số dự án sân golf vào quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đệ trình cả 3 phương án lên cho Thủ tướng lựa chọn.
Hay mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh trước đề nghị của nhà đầu tư Nokia về việc đăng ký là doanh nghiệp công nghệ cao, “buộc” phải xin ý kiến Thủ tướng… Các trường hợp tương tự loại này không thiếu trong thời gian gần đây.
Ở một góc độ khác, Viện trưởng Bá cho rằng lâu nay còn có chuyện sử dụng họp để thoái thác trách nhiệm ra quyết định của cơ quan điều hành. “Việt Nam mình có một câu cũng là đáng buồn, tức là cái gì không muốn quyết thì đưa ra họp”, ông nói.
“Cho đến nay, chúng ta hoàn toàn chưa có cơ quan nào có đủ năng lực, thẩm quyền điều hành thực sự. Nếu có ở dạng ban chỉ đạo thì hoạt động lâu nay cũng chỉ mang tính hình thức”, Trưởng ban Thể chế kinh tế của CIEM, ông Lê Viết Thái thẳng thắn.
Cũng theo vị này, việc không có cơ quan đủ năng lực và thẩm quyền trong điều tiết tổng thể khiến cho nhiều mục tiêu lớn bị nhiệm vụ nhỏ chi phối, lấn lướt và phá vỡ. Lợi ích tổng thể bị quyền lợi cá nhân, quyền lợi cục bộ chi phối.
Còn liên quan đến chuyện điều tiết phát triển vùng, những bản quy hoạch thực hiện xong nhanh chóng bị phá vỡ là minh chứng cho cách điều hành tập thể hiện nay. “Việc điều phối, liên kết phát triển vùng đến nay chưa thực hiện chút nào”, ông Thái khẳng định như vậy.
Ví dụ được vị này viện dẫn để chứng minh quan điểm của mình là “làn sóng” xin xây dựng sân bay, đưa sân golf vào quy hoạch, mở cảng biển… Thực tế là dọc duyên hải miền Trung, bình quân một tỉnh rưỡi có một sân bay, cảng thì nhiều hơn và sân golf thì có tỉnh quy hoạch cả chục cái.
“Khi chưa làm rõ được trách nhiệm thì càng ôm đồm bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu”, ông Tuấn nói thêm ý này.
Và càng ôm đồm thì chuyên môn hóa và lợi ích tổng thể lại càng bị xem nhẹ. Trong phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô gần đây, cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước khá lỏng lẻo, nhiều lần chỉ đạo của bộ này “đá” văn bản ngành kia, ông Thái nêu quan điểm.
Ở vị thế chủ tọa, khi tổng hợp vấn đề được nêu, ông Bá nhắc vui về một bức tranh châm biếm trên tạp chí Cá sấu (Nga) đã lâu với dòng ghi chú, vẫn còn thiếu một cuộc họp là họp để bàn cách giảm các cuộc họp.
“Nếu không đưa về cơ chế trách nhiệm rõ ràng thì vẫn chỉ có họp thôi”, Viện trưởng Bá nói thêm.
Trong ghi nhớ của ông, đó là điều thay đổi đáng kể từ ngày vị chuyên gia này đảm nhận chức phận mới, đứng đầu một viện nghiên cứu hàng đầu về kinh tế của Việt Nam. “Nghiên cứu tài liệu phải chuyển vào buổi tối”, ông Bá nói thêm.
Việc họp hành, lâu nay đã được bàn nhiều dưới góc độ lãng phí ngân sách, tăng chi phí cho doanh nghiệp…, nay có thêm liên tưởng với hiệu lực điều hành nhà nước.
Hôm 13/6, hội thảo về cải cách bộ máy Chính phủ do CIEM tổ chức ghi nhận nhiều quan điểm cho rằng, đây là một phần nguyên nhân dẫn tới khó xây dựng cơ quan thẩm quyền thực sự trong điều tiết tổng thể chính sách kinh tế, điều phối và liên kết phát triển vùng còn yếu, phối hợp hạn chế trong điều hành kinh tế vĩ mô.
“Lâu nay, cơ chế làm việc của chúng ta lấy tập thể làm chính, vẫn giữ nguyên tắc tập trung dân chủ. Toàn bộ hoạt động của các cơ quan Chính phủ chúng ta hiện nay thường xuyên tổ chức làm việc theo tập thể. Có nghĩa là họp và họp rất nhiều”, nguyên Vụ trưởng Vụ Công chức (Bộ Nội vụ) Trần Đăng Tuấn đăng đàn phát biểu.
Hệ quả là tất cả mọi công việc của chúng ta được bàn đi, bàn lại rất kỹ, để cuối cùng đưa ra một quyết định “không chê vào đâu được”, nhưng thời cơ thì qua đi, hiệu lực của quyết định vì thế cũng giảm.
Từ kinh nghiệm thực tiễn, ông Tuấn nêu ra cách thức xử lý công việc của cơ quan hành pháp như sau: khi có một vấn đề đặt ra thì đầu tiên là hỏi ý kiến các bên liên quan, hỏi ý kiến các chuyên gia, hỏi ý kiến tất cả các cấp.
“Tức là việc đầu tiên đẩy lên hỏi ý kiến của cấp trên, và lấy ý kiến của cấp trên làm ý kiến chỉ đạo. Để nói rằng, nếu như sau này có sai lầm gì đó, có sai sót gì đó thì đã có cấp trên là người chịu trách nhiệm thay”, ông Tuấn nói.
Thế nên, nhiều bộ, ngành hiện nay không thể đóng trọn vai trò là “tổng tư lệnh” của ngành mình. Một ví dụ được VnEconomy nêu gần đây, khi chịu sức ép của các địa phương đề nghị đưa thêm một số dự án sân golf vào quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đệ trình cả 3 phương án lên cho Thủ tướng lựa chọn.
Hay mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh trước đề nghị của nhà đầu tư Nokia về việc đăng ký là doanh nghiệp công nghệ cao, “buộc” phải xin ý kiến Thủ tướng… Các trường hợp tương tự loại này không thiếu trong thời gian gần đây.
Ở một góc độ khác, Viện trưởng Bá cho rằng lâu nay còn có chuyện sử dụng họp để thoái thác trách nhiệm ra quyết định của cơ quan điều hành. “Việt Nam mình có một câu cũng là đáng buồn, tức là cái gì không muốn quyết thì đưa ra họp”, ông nói.
“Cho đến nay, chúng ta hoàn toàn chưa có cơ quan nào có đủ năng lực, thẩm quyền điều hành thực sự. Nếu có ở dạng ban chỉ đạo thì hoạt động lâu nay cũng chỉ mang tính hình thức”, Trưởng ban Thể chế kinh tế của CIEM, ông Lê Viết Thái thẳng thắn.
Cũng theo vị này, việc không có cơ quan đủ năng lực và thẩm quyền trong điều tiết tổng thể khiến cho nhiều mục tiêu lớn bị nhiệm vụ nhỏ chi phối, lấn lướt và phá vỡ. Lợi ích tổng thể bị quyền lợi cá nhân, quyền lợi cục bộ chi phối.
Còn liên quan đến chuyện điều tiết phát triển vùng, những bản quy hoạch thực hiện xong nhanh chóng bị phá vỡ là minh chứng cho cách điều hành tập thể hiện nay. “Việc điều phối, liên kết phát triển vùng đến nay chưa thực hiện chút nào”, ông Thái khẳng định như vậy.
Ví dụ được vị này viện dẫn để chứng minh quan điểm của mình là “làn sóng” xin xây dựng sân bay, đưa sân golf vào quy hoạch, mở cảng biển… Thực tế là dọc duyên hải miền Trung, bình quân một tỉnh rưỡi có một sân bay, cảng thì nhiều hơn và sân golf thì có tỉnh quy hoạch cả chục cái.
“Khi chưa làm rõ được trách nhiệm thì càng ôm đồm bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu”, ông Tuấn nói thêm ý này.
Và càng ôm đồm thì chuyên môn hóa và lợi ích tổng thể lại càng bị xem nhẹ. Trong phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô gần đây, cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước khá lỏng lẻo, nhiều lần chỉ đạo của bộ này “đá” văn bản ngành kia, ông Thái nêu quan điểm.
Ở vị thế chủ tọa, khi tổng hợp vấn đề được nêu, ông Bá nhắc vui về một bức tranh châm biếm trên tạp chí Cá sấu (Nga) đã lâu với dòng ghi chú, vẫn còn thiếu một cuộc họp là họp để bàn cách giảm các cuộc họp.
“Nếu không đưa về cơ chế trách nhiệm rõ ràng thì vẫn chỉ có họp thôi”, Viện trưởng Bá nói thêm.