HSBC: Bốn lý do khiến thị trường tháng 10 kém sôi động
Có vẻ như tháng 10 là tháng “nín thở” của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi VN-Index đã tăng mạnh trong tháng 9
Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo trong loạt báo cáo về tình hình phát triển kinh tế và thị trường tài chính, chứng khoán của Việt Nam.
Bản báo cáo đã phân tích những nguyên nhân khiến thị trường kém sôi động trong tháng 10 vừa qua.
“Nín thở” chờ IPO
Có vẻ như tháng 10 là tháng “nín thở” của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi VN-Index đã tăng mạnh trong tháng 9.
Từ đầu tháng 9 tới 2/10, VN-Index đã tăng tới 16% và đạt mốc 1.100 điểm. Nhưng sau đó, chỉ số này có xu hướng dịch chuyển theo chiều ngang, dao động nhẹ xung quanh mốc 1.100 điểm. Trong tháng 10, các cổ phiếu blue-chip dẫn đầu xu hướng đi lên của thị trường suốt tháng 9 đã phải chứng kiến cảnh bán ra nhiều hơn mua vào chút ít, khi mà các nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu tầm trung.
Theo các chuyên gia của HSBC, có một số lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam kém sôi động trong tháng 10 trong khi các thị trường các nước khác trong khu vực tăng mạnh.
Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam tăng mạnh, lên tới 9,3% trong tháng 10, khiến giới đầu tư lo ngại Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thứ hai, giá của các cổ phiếu sau đợt tăng giá hồi tháng 9 cũng không còn hấp dẫn như trước nữa. Giả định tốc độ tăng trưởng EPS của năm 2007 là 30% và của năm 2008 là 20%, chỉ số PE của 12 tháng trước mắt sẽ tăng lên mức 23 lần, vẫn thấp hơn mức đỉnh điểm 29 lần trong tháng 1/2007, nhưng giá cổ phiếu vẫn ở mức hơi cao.
Thứ ba, với sự đi lên gần đây của thị trường, một số công ty đã áp dụng những điều kiện ngặt nghèo hơn trong việc phát hành thêm cổ phiếu và đã phải chứng kiến tác dụng tiêu cực của biện pháp này đối với cổ phiếu của họ.
Tuy nhiên, lý do chính cho xu hướng dịch chuyển ngang của Vn-Index là các nhà đầu tư vẫn chờ đợi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietcombank. Nếu đợt IPO này diễn ra đúng như dự kiến, sẽ có khoảng 5, 6 đợt IPO lớn khác nữa trong những tháng sắp tới.
Vốn nước ngoài tăng mạnh
Cuối cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã lọt vào màn hình radar của các tổ chức đầu tư tài chính quốc tế hàng đầu.
Trong một vài tháng trở lại đây, giá trị giao dịch thị trường đã tăng mạnh. Tổng giá trị giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã vượt mức 100 triệu USD/ngày trong suốt tháng 10 (trừ 2 ngày).
Đây là con số mà thị trường không thể đạt tới trước ngày cuối cùng của tháng 9. Xét về tính thanh khoản, con số này đồng nghĩa với việc quy mô thị trường Việt Nam đã nằm trong phạm vi dành cho những quỹ đầu tư toàn cầu.
Bởi thế, các luồng vốn ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt mức 150 triệu USD trong tháng 10, đưa tháng 10 trở thành tháng có lượng vốn nước ngoài đổ vào cao nhất từ trước tới nay, trừ tháng 1/2007 – thời điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam 345 triệu USD, trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương trình cổ phần hóa thành công của Việt Nam có thể chính là lý do khiến các tổ chức tài chính lớn đánh giá cao thị trường chứng khoán ở đây.
Bản báo cáo đã phân tích những nguyên nhân khiến thị trường kém sôi động trong tháng 10 vừa qua.
“Nín thở” chờ IPO
Có vẻ như tháng 10 là tháng “nín thở” của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi VN-Index đã tăng mạnh trong tháng 9.
Từ đầu tháng 9 tới 2/10, VN-Index đã tăng tới 16% và đạt mốc 1.100 điểm. Nhưng sau đó, chỉ số này có xu hướng dịch chuyển theo chiều ngang, dao động nhẹ xung quanh mốc 1.100 điểm. Trong tháng 10, các cổ phiếu blue-chip dẫn đầu xu hướng đi lên của thị trường suốt tháng 9 đã phải chứng kiến cảnh bán ra nhiều hơn mua vào chút ít, khi mà các nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu tầm trung.
Theo các chuyên gia của HSBC, có một số lý do khiến thị trường chứng khoán Việt Nam kém sôi động trong tháng 10 trong khi các thị trường các nước khác trong khu vực tăng mạnh.
Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam tăng mạnh, lên tới 9,3% trong tháng 10, khiến giới đầu tư lo ngại Chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thứ hai, giá của các cổ phiếu sau đợt tăng giá hồi tháng 9 cũng không còn hấp dẫn như trước nữa. Giả định tốc độ tăng trưởng EPS của năm 2007 là 30% và của năm 2008 là 20%, chỉ số PE của 12 tháng trước mắt sẽ tăng lên mức 23 lần, vẫn thấp hơn mức đỉnh điểm 29 lần trong tháng 1/2007, nhưng giá cổ phiếu vẫn ở mức hơi cao.
Thứ ba, với sự đi lên gần đây của thị trường, một số công ty đã áp dụng những điều kiện ngặt nghèo hơn trong việc phát hành thêm cổ phiếu và đã phải chứng kiến tác dụng tiêu cực của biện pháp này đối với cổ phiếu của họ.
Tuy nhiên, lý do chính cho xu hướng dịch chuyển ngang của Vn-Index là các nhà đầu tư vẫn chờ đợi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietcombank. Nếu đợt IPO này diễn ra đúng như dự kiến, sẽ có khoảng 5, 6 đợt IPO lớn khác nữa trong những tháng sắp tới.
Vốn nước ngoài tăng mạnh
Cuối cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã lọt vào màn hình radar của các tổ chức đầu tư tài chính quốc tế hàng đầu.
Trong một vài tháng trở lại đây, giá trị giao dịch thị trường đã tăng mạnh. Tổng giá trị giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã vượt mức 100 triệu USD/ngày trong suốt tháng 10 (trừ 2 ngày).
Đây là con số mà thị trường không thể đạt tới trước ngày cuối cùng của tháng 9. Xét về tính thanh khoản, con số này đồng nghĩa với việc quy mô thị trường Việt Nam đã nằm trong phạm vi dành cho những quỹ đầu tư toàn cầu.
Bởi thế, các luồng vốn ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt mức 150 triệu USD trong tháng 10, đưa tháng 10 trở thành tháng có lượng vốn nước ngoài đổ vào cao nhất từ trước tới nay, trừ tháng 1/2007 – thời điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam 345 triệu USD, trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương trình cổ phần hóa thành công của Việt Nam có thể chính là lý do khiến các tổ chức tài chính lớn đánh giá cao thị trường chứng khoán ở đây.