HT Mobile chuyển mạng có chuyển được vận?
HT Mobile xin chuyển mạng không chỉ là sự chuyển mạng thông thường mà là thất bại về chiến lược kinh doanh
HT Mobile xin chuyển mạng, chuyển từ CDMA sang eGSM (mạng GSM mở rộng) không chỉ là sự chuyển mạng thông thường mà là thất bại về chiến lược kinh doanh.
Nhiều hệ luỵ trong quan hệ với gần nửa triệu thuê bao vẫn còn lửng lơ...
Công nghệ mới – khách hàng bình dân
Theo một chuyên gia về công nghệ thông tin (không muốn tiết lộ tên), trước khi liên doanh Hutchison (Mỹ) và Hanoi Telecom thành lập HT Mobile xây dựng phương án kinh doanh trên nền công nghệ CDMA, ông đã nhắc nhở: vì đi sau (HT Mobile là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ 6 trong 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay) nên phải có những dịch vụ giá trị gia tăng “khác biệt”. “Nếu chỉ dựa vào những dịch vụ thông thường mà không biết “móc túi khách sộp” bằng những dịch vụ cao cấp sẽ khó mà thành công”.
Nhưng trong thực tế hoạt động, HT Mobile không những không đưa những dịch vụ cao cấp mà còn xác định rằng, chiến lược kinh doanh là “thuê bao trả trước với giá cước cuộc gọi rẻ” để tìm kiếm khách hàng.
Quả thực, khi HT Mobile đầu tiên công bố chính sách kinh doanh với những dịch vụ cơ bản (thoại, nhắn tin) với giá rẻ, họ chỉ thu hút được đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên và công nhân.
Kết quả, với số thuê bao thực tế khoảng 200.000 nhân với 100.000đ/thuê bao/tháng, rõ ràng nguồn doanh thu này đã quá nhỏ bé so với số vốn mà HT Mobile đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật cộng với hàng trăm khoản chi khác.
Cũng cần nói thêm, từ giữa năm 2007, HT Mobile cũng đã đưa vào hoạt động các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp như internet mobile nhưng giá thuộc dạng trên... trời!
Nếu dùng gói data1 thì với dung lượng truy cập 1GB, khách hàng phải trả 5 triệu đồng, còn với gói data2, khách hàng sẽ trả 1,4 triệu đồng. Mức cước này cao hơn dịch vụ của S-fone từ 6,5 – 20 lần. Đã có khách hàng phản ánh chuyện này nhưng tổng giám đốc HT Mobile cho rằng giá cao như vậy để ít người sử dụng!
Khó chuyển nhượng
Hồ sơ xin chuyển mạng của HT Mobile đang nằm trên bàn của lãnh đạo bộ Thông tin – Truyền thông. Đến giờ phút này, chính Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin – Truyền thông) Phạm Hồng Hải cũng khẳng định: “Bộ chưa có công bố cuối cùng. Đang xem xét hồ sơ”.
Chưa rõ bộ có đồng ý cho chuyển hay không nhưng đang có nhiều thông tin “PR” rất mạnh cho việc chuyển mạng của hãng này. Với hạ tầng kỹ thuật của mạng CDMA tần số 800MHz, có lúc có thông tin cho rằng EVN Telecom sẽ mua HT Mobile, có lúc bảo S-fone sẽ mua.
Nhưng một chuyên gia về mạng CDMA thế giới phân tích: EVN đang sử dụng công nghệ CDMA băng tần 450MHz nên việc mua hạ tầng 800MHz không phù hợp với thiết bị đầu cuối của 450MHz. Đó là chưa kể việc hoạt động của EVN trên nền mạng CDMA đang gặp nhiều khó khăn.
Còn với S-fone lại là điều càng vô lý vì đối tác với S-fone là SK Telecom – nhà khai thác viễn thông mạng CDMA lớn nhất Hàn Quốc. “Họ (SK-Telecom) có thừa thiết bị. Nếu họ muốn nâng vốn đầu tư trong liên doanh với S-fone, việc chuyên chở thiết bị từ Hàn Quốc sang đâu có gì khó khăn”.
Cũng theo nguồn tin riêng, việc HT Mobile đột ngột tuyên bố chuyển mạng, từ CDMA sang GSM sau chưa đầy một năm hoạt động chỉ bất ngờ với khách hàng thuê bao chứ không nằm ngoài toan tính của Hutchison (đối tác góp 600 triệu USD trong dự án liên doanh HT Mobile).
Nguồn tin này khẳng định rằng, việc Hutchison đề nghị các đối tác trong HT Mobile chuyển mạng là nằm trong “chiến lược vòng quay” kinh doanh thiết bị, từ thiết bị công nghệ CDMA cho đến GSM. Được biết, trước khi họ đến đầu tư tại Việt Nam, nhà khai thác viễn thông này đã từng đầu tư mạng CDMA tại Thái Lan nhưng không thành công.
HT Mobile đang “tuỳ nghi di tản”. Các đại lý vắng khách. Các trung tâm “đầu não” cũng chẳng còn mấy nhân viên làm việc.
Nhiều hệ luỵ trong quan hệ với gần nửa triệu thuê bao vẫn còn lửng lơ...
Công nghệ mới – khách hàng bình dân
Theo một chuyên gia về công nghệ thông tin (không muốn tiết lộ tên), trước khi liên doanh Hutchison (Mỹ) và Hanoi Telecom thành lập HT Mobile xây dựng phương án kinh doanh trên nền công nghệ CDMA, ông đã nhắc nhở: vì đi sau (HT Mobile là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ 6 trong 6 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay) nên phải có những dịch vụ giá trị gia tăng “khác biệt”. “Nếu chỉ dựa vào những dịch vụ thông thường mà không biết “móc túi khách sộp” bằng những dịch vụ cao cấp sẽ khó mà thành công”.
Nhưng trong thực tế hoạt động, HT Mobile không những không đưa những dịch vụ cao cấp mà còn xác định rằng, chiến lược kinh doanh là “thuê bao trả trước với giá cước cuộc gọi rẻ” để tìm kiếm khách hàng.
Quả thực, khi HT Mobile đầu tiên công bố chính sách kinh doanh với những dịch vụ cơ bản (thoại, nhắn tin) với giá rẻ, họ chỉ thu hút được đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên và công nhân.
Kết quả, với số thuê bao thực tế khoảng 200.000 nhân với 100.000đ/thuê bao/tháng, rõ ràng nguồn doanh thu này đã quá nhỏ bé so với số vốn mà HT Mobile đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật cộng với hàng trăm khoản chi khác.
Cũng cần nói thêm, từ giữa năm 2007, HT Mobile cũng đã đưa vào hoạt động các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp như internet mobile nhưng giá thuộc dạng trên... trời!
Nếu dùng gói data1 thì với dung lượng truy cập 1GB, khách hàng phải trả 5 triệu đồng, còn với gói data2, khách hàng sẽ trả 1,4 triệu đồng. Mức cước này cao hơn dịch vụ của S-fone từ 6,5 – 20 lần. Đã có khách hàng phản ánh chuyện này nhưng tổng giám đốc HT Mobile cho rằng giá cao như vậy để ít người sử dụng!
Khó chuyển nhượng
Hồ sơ xin chuyển mạng của HT Mobile đang nằm trên bàn của lãnh đạo bộ Thông tin – Truyền thông. Đến giờ phút này, chính Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin – Truyền thông) Phạm Hồng Hải cũng khẳng định: “Bộ chưa có công bố cuối cùng. Đang xem xét hồ sơ”.
Chưa rõ bộ có đồng ý cho chuyển hay không nhưng đang có nhiều thông tin “PR” rất mạnh cho việc chuyển mạng của hãng này. Với hạ tầng kỹ thuật của mạng CDMA tần số 800MHz, có lúc có thông tin cho rằng EVN Telecom sẽ mua HT Mobile, có lúc bảo S-fone sẽ mua.
Nhưng một chuyên gia về mạng CDMA thế giới phân tích: EVN đang sử dụng công nghệ CDMA băng tần 450MHz nên việc mua hạ tầng 800MHz không phù hợp với thiết bị đầu cuối của 450MHz. Đó là chưa kể việc hoạt động của EVN trên nền mạng CDMA đang gặp nhiều khó khăn.
Còn với S-fone lại là điều càng vô lý vì đối tác với S-fone là SK Telecom – nhà khai thác viễn thông mạng CDMA lớn nhất Hàn Quốc. “Họ (SK-Telecom) có thừa thiết bị. Nếu họ muốn nâng vốn đầu tư trong liên doanh với S-fone, việc chuyên chở thiết bị từ Hàn Quốc sang đâu có gì khó khăn”.
Cũng theo nguồn tin riêng, việc HT Mobile đột ngột tuyên bố chuyển mạng, từ CDMA sang GSM sau chưa đầy một năm hoạt động chỉ bất ngờ với khách hàng thuê bao chứ không nằm ngoài toan tính của Hutchison (đối tác góp 600 triệu USD trong dự án liên doanh HT Mobile).
Nguồn tin này khẳng định rằng, việc Hutchison đề nghị các đối tác trong HT Mobile chuyển mạng là nằm trong “chiến lược vòng quay” kinh doanh thiết bị, từ thiết bị công nghệ CDMA cho đến GSM. Được biết, trước khi họ đến đầu tư tại Việt Nam, nhà khai thác viễn thông này đã từng đầu tư mạng CDMA tại Thái Lan nhưng không thành công.
HT Mobile đang “tuỳ nghi di tản”. Các đại lý vắng khách. Các trung tâm “đầu não” cũng chẳng còn mấy nhân viên làm việc.