Huy động VND: Căng lãi suất, thêm tiện ích
Lãi suất trên 10%/năm không còn là cá biệt. Và khi dư địa để tăng thêm đã thu hẹp, thị trường xuất hiện một số hình thức cạnh tranh mới
Lãi suất trên 10%/năm không còn là cá biệt. Và khi dư địa để tăng thêm đã thu hẹp, thị trường xuất hiện một số hình thức cạnh tranh mới.
Đến thời điểm này, tất cả các ngân hàng thương mại đều đã điều chỉnh lãi suất huy động VND so với biểu áp dụng trong tháng 6, hoặc triển khai các chương trình thương mại, thiết kế sản phẩm mới để cạnh tranh thu hút vốn.
Khi lãi suất huy động gần đến hạn tối đa, thị trường xuất hiện những sản phẩm huy động mới với những tính năng, tiện ích hiếm thấy từ trước tới nay.
Đỉnh điểm 10,2%/năm
Đó là mức lãi suất huy động VND cao nhất trên thị trường, ở kỳ hạn 36 tháng, tính đến cuối tuần qua. Một lần nữa, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Tp.HCM (HDBank) là chủ sở hữu của mức cao nhất này. Trước đó, HDBank cũng là ngân hàng đầu tiên nâng lãi suất huy động VND vượt mốc 10%/năm với 10,1%/năm trong tháng 6.
Cụ thể, từ ngày 24/7, HDBank điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND lên mức cao nhất thị trường với 10,2%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Trong lần điều chỉnh này, HDBank tăng mạnh lãi suất huy động sản phẩm “Tiết kiệm siêu lãi suất” ở các kỳ hạn trên 12 tháng, với mức tăng cao nhất là 0,5%/năm. Chưa đến 10% nhưng ở các kỳ hạn từ 9 – 24 tháng cũng đã ở mức cao so với hầu hết các ngân hàng khác, từ 8,8% - 9,7%/năm.
Trước HDBank, một thành viên khác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) cũng đã chính thức đẩy lãi suất huy động vượt mốc 10%/năm. Với sự điều chỉnh ở tất cả các kỳ hạn từ 1 – 36 tháng, tăng cao nhất là 0,3%/năm, cùng chính sách thưởng lãi suất lên tới 0,5%, người gửi tiền tại OCB có thể hưởng mức lãi cao nhất 10,1%/năm ở kỳ hạn 36 tháng theo sản phẩm “Tiết kiệm mùa hè – Gia tăng tiền thưởng”.
Cũng trong ngày 24/7, theo thông tin phản ánh trên thị trường, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã có điều chỉnh mới về lãi suất; trong đó, đối với sản phẩm “Lãi suất tự động điều chỉnh tăng”, lãi suất các kỳ hạn từ 13 - 24 tháng đã lên đến 10%/năm.
Trong tuần qua, ngoài những mức lãi suất nổi bật trên, nhiều ngân hàng lớn nhỏ khác cũng đã có các điều chỉnh khá mạnh. Tại các thành viên lớn như Vietcombank, Vietinbank, mức cao nhất cũng đã lên gần mốc 9%; tại các ngân hàng cổ phần như SHB, ABBank…, mức cao nhất có từ 9,65% - 9,99%/năm theo các sản phẩm và kỳ hạn cụ thể.
Trên thị trường liên ngân hàng tuần qua, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND ở hầu hết các kỳ hạn đều có xu hướng tăng so với tuần trước; trong đó lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng có mức tăng mạnh nhất (1,65%/năm); riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng lại có xu hướng giảm nhẹ; lãi suất bình quân qua đêm là 5,95%/năm, tăng 0,3%/năm so với tuần trước; lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng từ 6,7%/năm đến trên 8,65%/năm.
Thêm những tiện ích mới
Khi dư địa để tăng lãi suất huy động bị thu hẹp, một số ngân hàng thương mại bắt đầu có thêm những sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm huy động với những tiện ích riêng biệt để tăng cường cạnh tranh, hoặc để níu giữ nguồn tiền gửi.
Ngày 25/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo triển khai chương trình tiết kiệm mới. Ngoài lãi suất huy động có thể lên tới 9,65%/năm, lãi suất thưởng từ 0,1% - 2%/năm, SHB áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay nếu người gửi có nhu cầu sau đó (và nếu đủ điều kiện vay vốn), cũng như tạo cơ sở đảm bảo để được vay thấu chi, để chứng minh năng lực tài chính khi có yêu cầu…
Cụ thể khách hàng được tặng phiếu giảm lãi suất cho vay đến 0,5%/năm, được rút trước hạn theo các sản phẩm của SHB, được rút tiền thoải mái trên tài khoản thấu chi với hạn mức có thể lên đến 95% giá trị sổ tiết kiệm. Chương trình này được SHB sử dụng trong ngắn hạn, trong khoảng 3 tháng và dự kiến kết thúc vào ngày 16/10/2009.
Đó là những tiện ích khá mới so với các chương trình khuyến mại, rút thăm trúng thưởng… có ở hầu hết các ngân hàng hiện nay.
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) lại vừa thiết kế một sản phẩm mới khá độc đáo và chỉ có tại ngân hàng này: kết nối thông tin và nhu cầu giữa những người gửi tiền, ngoài lợi ích của họ là mục đích giữ nguồn tiền gửi ở lại với ngân hàng.
Theo SCB, gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng hiện là một loại hình đầu tư an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi có nhu cầu tiền đột xuất trước khi các món tiền gửi đến hạn, nếu khách hàng không tìm được người thân quen có nhu cầu để chuyển nhượng thì chỉ còn cách đến ngân hàng để yêu cầu tất toán trước hạn, hoặc sử dụng dịch vụ vay cầm cố. Với cách làm này, họ thường không nhận được lãi suất và những quyền lợi khác như mong đợi. Từ thực tế này, SCB thiết lập một “Diễn đàn tiền gửi” để có thể hạn chế thiệt thòi trên.
Diễn đàn được triển khai với mục đích chính là cung cấp thêm một kênh thông tin giữa các khách hàng với nhau, để họ trao đổi thông tin và rao chuyển nhượng, thậm chí đấu giá các món tiền gửi tại SCB để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất khi món tiền gửi chưa đến hạn. Theo đó, tính thanh khoản đối với các khoản tiền gửi tại SCB của họ sẽ gia tăng. Ngược lại, người nhận chuyển nhượng cũng có thể nhận được lãi suất thực cao hơn so với việc trực tiếp cầm món tiền của mình đến gửi mới.
Như vậy, bên cạnh lãi suất, người gửi tiền đang có thêm những tiện ích mới để lựa chọn. Tất nhiên, phía sau đó là mục đích gọi và giữ vốn của ngân hàng, nhất là khi tốc độ huy động vốn đã có dấu hiệu thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian gần đây.
Đến thời điểm này, tất cả các ngân hàng thương mại đều đã điều chỉnh lãi suất huy động VND so với biểu áp dụng trong tháng 6, hoặc triển khai các chương trình thương mại, thiết kế sản phẩm mới để cạnh tranh thu hút vốn.
Khi lãi suất huy động gần đến hạn tối đa, thị trường xuất hiện những sản phẩm huy động mới với những tính năng, tiện ích hiếm thấy từ trước tới nay.
Đỉnh điểm 10,2%/năm
Đó là mức lãi suất huy động VND cao nhất trên thị trường, ở kỳ hạn 36 tháng, tính đến cuối tuần qua. Một lần nữa, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Tp.HCM (HDBank) là chủ sở hữu của mức cao nhất này. Trước đó, HDBank cũng là ngân hàng đầu tiên nâng lãi suất huy động VND vượt mốc 10%/năm với 10,1%/năm trong tháng 6.
Cụ thể, từ ngày 24/7, HDBank điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND lên mức cao nhất thị trường với 10,2%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Trong lần điều chỉnh này, HDBank tăng mạnh lãi suất huy động sản phẩm “Tiết kiệm siêu lãi suất” ở các kỳ hạn trên 12 tháng, với mức tăng cao nhất là 0,5%/năm. Chưa đến 10% nhưng ở các kỳ hạn từ 9 – 24 tháng cũng đã ở mức cao so với hầu hết các ngân hàng khác, từ 8,8% - 9,7%/năm.
Trước HDBank, một thành viên khác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) cũng đã chính thức đẩy lãi suất huy động vượt mốc 10%/năm. Với sự điều chỉnh ở tất cả các kỳ hạn từ 1 – 36 tháng, tăng cao nhất là 0,3%/năm, cùng chính sách thưởng lãi suất lên tới 0,5%, người gửi tiền tại OCB có thể hưởng mức lãi cao nhất 10,1%/năm ở kỳ hạn 36 tháng theo sản phẩm “Tiết kiệm mùa hè – Gia tăng tiền thưởng”.
Cũng trong ngày 24/7, theo thông tin phản ánh trên thị trường, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã có điều chỉnh mới về lãi suất; trong đó, đối với sản phẩm “Lãi suất tự động điều chỉnh tăng”, lãi suất các kỳ hạn từ 13 - 24 tháng đã lên đến 10%/năm.
Trong tuần qua, ngoài những mức lãi suất nổi bật trên, nhiều ngân hàng lớn nhỏ khác cũng đã có các điều chỉnh khá mạnh. Tại các thành viên lớn như Vietcombank, Vietinbank, mức cao nhất cũng đã lên gần mốc 9%; tại các ngân hàng cổ phần như SHB, ABBank…, mức cao nhất có từ 9,65% - 9,99%/năm theo các sản phẩm và kỳ hạn cụ thể.
Trên thị trường liên ngân hàng tuần qua, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND ở hầu hết các kỳ hạn đều có xu hướng tăng so với tuần trước; trong đó lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng có mức tăng mạnh nhất (1,65%/năm); riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng lại có xu hướng giảm nhẹ; lãi suất bình quân qua đêm là 5,95%/năm, tăng 0,3%/năm so với tuần trước; lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng từ 6,7%/năm đến trên 8,65%/năm.
Thêm những tiện ích mới
Khi dư địa để tăng lãi suất huy động bị thu hẹp, một số ngân hàng thương mại bắt đầu có thêm những sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm huy động với những tiện ích riêng biệt để tăng cường cạnh tranh, hoặc để níu giữ nguồn tiền gửi.
Ngày 25/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo triển khai chương trình tiết kiệm mới. Ngoài lãi suất huy động có thể lên tới 9,65%/năm, lãi suất thưởng từ 0,1% - 2%/năm, SHB áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay nếu người gửi có nhu cầu sau đó (và nếu đủ điều kiện vay vốn), cũng như tạo cơ sở đảm bảo để được vay thấu chi, để chứng minh năng lực tài chính khi có yêu cầu…
Cụ thể khách hàng được tặng phiếu giảm lãi suất cho vay đến 0,5%/năm, được rút trước hạn theo các sản phẩm của SHB, được rút tiền thoải mái trên tài khoản thấu chi với hạn mức có thể lên đến 95% giá trị sổ tiết kiệm. Chương trình này được SHB sử dụng trong ngắn hạn, trong khoảng 3 tháng và dự kiến kết thúc vào ngày 16/10/2009.
Đó là những tiện ích khá mới so với các chương trình khuyến mại, rút thăm trúng thưởng… có ở hầu hết các ngân hàng hiện nay.
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) lại vừa thiết kế một sản phẩm mới khá độc đáo và chỉ có tại ngân hàng này: kết nối thông tin và nhu cầu giữa những người gửi tiền, ngoài lợi ích của họ là mục đích giữ nguồn tiền gửi ở lại với ngân hàng.
Theo SCB, gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng hiện là một loại hình đầu tư an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, khi có nhu cầu tiền đột xuất trước khi các món tiền gửi đến hạn, nếu khách hàng không tìm được người thân quen có nhu cầu để chuyển nhượng thì chỉ còn cách đến ngân hàng để yêu cầu tất toán trước hạn, hoặc sử dụng dịch vụ vay cầm cố. Với cách làm này, họ thường không nhận được lãi suất và những quyền lợi khác như mong đợi. Từ thực tế này, SCB thiết lập một “Diễn đàn tiền gửi” để có thể hạn chế thiệt thòi trên.
Diễn đàn được triển khai với mục đích chính là cung cấp thêm một kênh thông tin giữa các khách hàng với nhau, để họ trao đổi thông tin và rao chuyển nhượng, thậm chí đấu giá các món tiền gửi tại SCB để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất khi món tiền gửi chưa đến hạn. Theo đó, tính thanh khoản đối với các khoản tiền gửi tại SCB của họ sẽ gia tăng. Ngược lại, người nhận chuyển nhượng cũng có thể nhận được lãi suất thực cao hơn so với việc trực tiếp cầm món tiền của mình đến gửi mới.
Như vậy, bên cạnh lãi suất, người gửi tiền đang có thêm những tiện ích mới để lựa chọn. Tất nhiên, phía sau đó là mục đích gọi và giữ vốn của ngân hàng, nhất là khi tốc độ huy động vốn đã có dấu hiệu thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian gần đây.