Huy động vốn, cần cân nhắc
Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp do phát hành cổ phiếu quá dễ đã tăng vốn chủ sở hữu và chủ yếu dựa vào vốn này để kinh doanh
Hàng loạt công ty đang phát hành thêm cổ phiếu để lấy tiền đầu tư vào các dự án mới.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận định, sẽ rủi ro cho doanh nghiệp và cả nhà đầu tư nếu như chủ quan để việc phát hành cổ phiếu tăng vốn nói trên tạo ra sự bất hợp lý trong cơ cấu tài chính.
Vì sao doanh nghiệp mặn mà?
Trong cơn “khát” cổ phiếu của cổ đông và nhà đầu tư, dường như việc phát hành thêm cổ phiếu quá thuận lợi. Phần lớn các cổ đông, các nhà đầu tư đều rất sẵn sàng bỏ tiền mua cổ phiếu.
Mọi chuyện sẽ là bình thường nếu như các cổ đông, các nhà đầu tư đã cân nhắc kỹ lưỡng lợi nhuận và rủi ro của các dự án đầu tư mà doanh nghiệp đang kêu gọi mình góp vốn. Nhưng theo một số chuyên gia tài chính, không nhiều người quan tâm khía cạnh này, thay vào đó chỉ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai để bán ra kiếm lời.
Một chuyên gia tài chính từng tham dự nhiều đại hội cổ đông rút ra nhận xét: “Dường như cổ đông chỉ cần biết phương án phát hành cổ phiếu như thế nào, có bán giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu như mình hay không. Ít ai quan tâm đòi hỏi doanh nghiệp chứng minh tính khả thi của dự án, sự cân đối về cơ cấu tài chính sau khi tăng vốn từ việc phát hành. Thực tế có doanh nghiệp vừa qua phát hành thêm cổ phiếu mà trong đó một phần tiền thu được dùng để trả nợ ngân hàng, đầu tư tài chính... tức nằm ngoài mục tiêu chính là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh”.
Cũng theo chuyên gia tài chính nói trên, hiệu quả của dự án đầu tư có khi phải vài năm sau mới thấy được. Trong khi hàng năm doanh nghiệp vẫn phải chịu áp lực rất lớn từ phía cổ đông về việc sản xuất kinh doanh phải phát triển, phải tạo được thu nhập trên đồng vốn cổ đông.
Thực tế trong quá khứ đã có doanh nghiệp thấm thía bài học này. Một doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chế biến vào năm 2002 đã phải khốn khổ với cổ đông về kết quả kinh doanh lỗ lã trong năm, giá cổ phiếu bị rớt xuống dưới mệnh giá. Một trong những nguyên nhân là doanh nghiệp vào năm trước đó đã đổ vốn đầu tư các dây chuyền sản xuất mới và chưa kịp phát huy được hiệu quả của việc đầu tư.
Trong thời điểm mà giá cổ phiếu tăng như vừa qua, đây là cơ hội lớn để phát hành cổ phiếu, không chỉ có lợi cho mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp mà còn có lợi về tài chính cho các cá nhân, trong đó phải kể đến những người nắm giữ cổ phần chi phối, những cổ đông chủ chốt và cổ đông lớn. Các cổ đông hiện hữu thường được mua theo giá bằng mệnh giá và được hưởng giá trị chênh lệch từ việc thị giá tăng cao. Các nhà đầu tư bên ngoài thì mua theo hình thức đấu giá hoặc giá do hội đồng quản trị quyết định và vì vậy doanh nghiệp có thêm khoản thặng dư vốn.
Tính toán đàng nào thì cũng đều có lợi. Còn về việc sử dụng vốn ra sao, lãnh đạo doanh nghiệp chỉ bị áp lực lớn tại đại hội cổ đông nhưng với doanh nghiệp mà ban lãnh đạo nắm cổ phần chi phối thì đại hội cũng khó lòng làm áp lực với họ!
Cân nhắc vốn chủ, vốn nợ
Theo ông Bùi Nguyên Hoàn, Trưởng đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Tp.HCM, mục đích ra đời của thị trường chứng khoán là để giúp doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn rất lớn trong xã hội vào doanh nghiệp của mình, từ đó có điều kiện tăng quy mô vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường chứng khoán là hình thức khá phù hợp.
Tuy nhiên, ông Hoàn lưu ý không phải nguồn vốn nào cũng được tìm trên thị trường chứng khoán. Nếu thấy huy động vốn ở thị trường chứng khoán quá dễ mà nghĩ đến việc không đi vay ngân hàng nữa là sai lầm. Việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp vẫn cần đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Ngân hàng Tp.HCM, doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu sẽ giúp tăng thêm vốn chủ sở hữu. Vấn đề là tăng vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu là vừa. Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp do phát hành cổ phiếu quá dễ đã tăng vốn chủ sở hữu và chủ yếu dựa vào vốn này để kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chỉ nên bao gồm vốn tài sản cố định, vốn lưu động thường xuyên, và quá lắm thì chỉ nên dành thêm một phần rất nhỏ cho vốn lưu động ngắn hạn.
Ông Dương cho rằng, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cần phải cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ (vốn đi vay). Nếu vốn chủ sở hữu quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, kết cấu vốn của công ty trở nên không hợp lý (các tỷ lệ tài chính)...
Ở góc độ nhà đầu tư, theo ông Dương, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cung cấp thật đầy đủ thông tin. Các thông tin này gồm quy mô vốn, tính liên tục của sản xuất kinh doanh, tổng giá trị đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định, các thành viên sáng lập cam kết giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định trong một thời gian nhất định...
Và quan trọng hơn, nhà đầu tư cần có thông tin công bố chất lượng đội ngũ quản lý công ty, doanh nghiệp vẫn duy trì được cơ cấu tài chính hợp lý sau khi phát hành tăng vốn, chứng minh được tính khả thi của phương án kinh doanh từ việc huy động vốn, báo cáo tài chính có kiểm toán độc lập, có đơn vị uy tín đứng ra làm nhà tổ chức bảo lãnh phát hành.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận định, sẽ rủi ro cho doanh nghiệp và cả nhà đầu tư nếu như chủ quan để việc phát hành cổ phiếu tăng vốn nói trên tạo ra sự bất hợp lý trong cơ cấu tài chính.
Vì sao doanh nghiệp mặn mà?
Trong cơn “khát” cổ phiếu của cổ đông và nhà đầu tư, dường như việc phát hành thêm cổ phiếu quá thuận lợi. Phần lớn các cổ đông, các nhà đầu tư đều rất sẵn sàng bỏ tiền mua cổ phiếu.
Mọi chuyện sẽ là bình thường nếu như các cổ đông, các nhà đầu tư đã cân nhắc kỹ lưỡng lợi nhuận và rủi ro của các dự án đầu tư mà doanh nghiệp đang kêu gọi mình góp vốn. Nhưng theo một số chuyên gia tài chính, không nhiều người quan tâm khía cạnh này, thay vào đó chỉ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai để bán ra kiếm lời.
Một chuyên gia tài chính từng tham dự nhiều đại hội cổ đông rút ra nhận xét: “Dường như cổ đông chỉ cần biết phương án phát hành cổ phiếu như thế nào, có bán giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu như mình hay không. Ít ai quan tâm đòi hỏi doanh nghiệp chứng minh tính khả thi của dự án, sự cân đối về cơ cấu tài chính sau khi tăng vốn từ việc phát hành. Thực tế có doanh nghiệp vừa qua phát hành thêm cổ phiếu mà trong đó một phần tiền thu được dùng để trả nợ ngân hàng, đầu tư tài chính... tức nằm ngoài mục tiêu chính là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh”.
Cũng theo chuyên gia tài chính nói trên, hiệu quả của dự án đầu tư có khi phải vài năm sau mới thấy được. Trong khi hàng năm doanh nghiệp vẫn phải chịu áp lực rất lớn từ phía cổ đông về việc sản xuất kinh doanh phải phát triển, phải tạo được thu nhập trên đồng vốn cổ đông.
Thực tế trong quá khứ đã có doanh nghiệp thấm thía bài học này. Một doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chế biến vào năm 2002 đã phải khốn khổ với cổ đông về kết quả kinh doanh lỗ lã trong năm, giá cổ phiếu bị rớt xuống dưới mệnh giá. Một trong những nguyên nhân là doanh nghiệp vào năm trước đó đã đổ vốn đầu tư các dây chuyền sản xuất mới và chưa kịp phát huy được hiệu quả của việc đầu tư.
Trong thời điểm mà giá cổ phiếu tăng như vừa qua, đây là cơ hội lớn để phát hành cổ phiếu, không chỉ có lợi cho mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp mà còn có lợi về tài chính cho các cá nhân, trong đó phải kể đến những người nắm giữ cổ phần chi phối, những cổ đông chủ chốt và cổ đông lớn. Các cổ đông hiện hữu thường được mua theo giá bằng mệnh giá và được hưởng giá trị chênh lệch từ việc thị giá tăng cao. Các nhà đầu tư bên ngoài thì mua theo hình thức đấu giá hoặc giá do hội đồng quản trị quyết định và vì vậy doanh nghiệp có thêm khoản thặng dư vốn.
Tính toán đàng nào thì cũng đều có lợi. Còn về việc sử dụng vốn ra sao, lãnh đạo doanh nghiệp chỉ bị áp lực lớn tại đại hội cổ đông nhưng với doanh nghiệp mà ban lãnh đạo nắm cổ phần chi phối thì đại hội cũng khó lòng làm áp lực với họ!
Cân nhắc vốn chủ, vốn nợ
Theo ông Bùi Nguyên Hoàn, Trưởng đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại Tp.HCM, mục đích ra đời của thị trường chứng khoán là để giúp doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn rất lớn trong xã hội vào doanh nghiệp của mình, từ đó có điều kiện tăng quy mô vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường chứng khoán là hình thức khá phù hợp.
Tuy nhiên, ông Hoàn lưu ý không phải nguồn vốn nào cũng được tìm trên thị trường chứng khoán. Nếu thấy huy động vốn ở thị trường chứng khoán quá dễ mà nghĩ đến việc không đi vay ngân hàng nữa là sai lầm. Việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp vẫn cần đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Ngân hàng Tp.HCM, doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu sẽ giúp tăng thêm vốn chủ sở hữu. Vấn đề là tăng vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu là vừa. Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp do phát hành cổ phiếu quá dễ đã tăng vốn chủ sở hữu và chủ yếu dựa vào vốn này để kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chỉ nên bao gồm vốn tài sản cố định, vốn lưu động thường xuyên, và quá lắm thì chỉ nên dành thêm một phần rất nhỏ cho vốn lưu động ngắn hạn.
Ông Dương cho rằng, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cần phải cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ (vốn đi vay). Nếu vốn chủ sở hữu quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, kết cấu vốn của công ty trở nên không hợp lý (các tỷ lệ tài chính)...
Ở góc độ nhà đầu tư, theo ông Dương, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cung cấp thật đầy đủ thông tin. Các thông tin này gồm quy mô vốn, tính liên tục của sản xuất kinh doanh, tổng giá trị đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định, các thành viên sáng lập cam kết giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định trong một thời gian nhất định...
Và quan trọng hơn, nhà đầu tư cần có thông tin công bố chất lượng đội ngũ quản lý công ty, doanh nghiệp vẫn duy trì được cơ cấu tài chính hợp lý sau khi phát hành tăng vốn, chứng minh được tính khả thi của phương án kinh doanh từ việc huy động vốn, báo cáo tài chính có kiểm toán độc lập, có đơn vị uy tín đứng ra làm nhà tổ chức bảo lãnh phát hành.