Huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ đạt thấp
Mức độ huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 tại HNX là khá thấp so với các năm 2007 và 2008
Với tỷ lệ huy động được chỉ đạt hơn 4,18% so với gọi thầu, mức độ huy động vốn qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là khá thấp so với các năm 2007 và 2008.
Theo thống kê, năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 51 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, huy động được 2.578 tỷ/62.700 tỷ gọi thầu. Trong khi đó, năm 2007 huy động được 15.839 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 23.400 tỷ đồng, tỷ lệ thành công là 67,69%. Năm 2008 huy động 6.060 tỷ đồng/26.600 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 22,78%. Năm 2009 huy động 2.578,5 tỷ đồng/61.700 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 4,18%.
Tuy nhiên, điểm nhấn trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong năm 2009 là tổ chức 6 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (USD), với các kỳ hạn 1, 2 và 3 năm. Số trái phiếu đấu thầu thành công trong đợt 1/2009 và đợt 2/2009 lên niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ.
Hàng hóa trái phiếu đưa ra đấu thầu và có tỷ lệ thành công phần lớn là các trái phiếu có kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm, các trái phiếu có kỳ hạn dài như 10 năm hầu như không huy động được. Không có loại trái phiếu nào có kỳ hạn trên 10 năm.
Cũng trong các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại HNX năm 2009 đã thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do tình hình kinh tế thế giới biến động cũng như lo ngại tình hình lạm phát gia tăng, thêm vào đó không có phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ lô lớn nào.
Đánh giá về hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, một số ý kiến cho rằng, một trong những lý do khiến cho tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2009 thấp là công tác điều hành lãi suất trần chưa thực sự linh hoạt và điều chỉnh sát với tốc độ tăng lãi suất của thị trường.
Về nguyên tắc, trong điều kiện bình thường, lãi suất trái phiếu Chính phủ thấp hơn lãi suất huy động vốn của các tổ chức khác trên thị trường và là lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác tham chiếu, Tuy nhiên, mức độ khác biệt phải phù hợp để thị trường chấp nhận được.
Trong những tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 2 và tháng 3, khi lãi suất trên thị trường bình quân ở mức 7%/năm, nhưng trần lãi suất ở mức 6%/năm đối với tín phiếu 364 ngày, 6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm và 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm.
Lãi suất này thấp hơn quá nhiều so với kỳ vọng thị trường từ 1,2% - 1,4%/năm theo từng loại kỳ hạn. Vì vậy, mặc dù thời điểm này thị trường đang dồi dào về vốn (thể hiện các phiên đấu thầu, bảo lãnh đều thu hút được khối lượng tham gia từ 1.000 - hơn 2.000 tỷ đồng), nhưng việc phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn không thành công.
Hiện nay, lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại đang tăng cao, lãi suất kỳ hạn 1 năm của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dao động từ 9,0 - 9,4%/năm, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần ở mức từ 9,24 - 9,9%.
Ngoài ra, để giữ khách hàng các ngân hàng còn có thêm các hình thức thưởng cho khách hàng thường xuyên hoặc khách hàng gửi với số lượng lớn, vì vậy lãi suất thực nhìn chung đã có xu hướng chạm ngưỡng 10%/năm. Trên thị trường mở, mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước đang phải bơm từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 7 ngày. Số lượng thành viên tham gia thị trường mở khá đông, thể hiện các ngân hàng thương mại cổ phần đang trong tình trạng thiếu vốn khả dụng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư lo ngại lạm phát trở lại vào năm 2010, trong khi lãi suất trái phiếu Chính phủ không hàm chứa yếu tố này, thị trường chứng khoán có một khoảng thời gian dài sôi động, thị trường vàng nóng.... là những yếu tố làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua.
Thêm vào đó, hiện nay có nhiều tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ nên nhìn chung cung lớn hơn cầu. Trong năm 2010, để củng cố và phát triển thị trường trái phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ Tài chính cơ cấu lại hàng hóa theo hướng giảm bớt số mã niêm yết trên thị trường thứ cấp, cải tiến phương thức phát hành theo hướng ưu tiên phát hành trái phiếu lô lớn, đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống để đưa trái phiếu ngoại tệ vào giao dịch trên hệ thống trái phiếu Chính phủ chuyên biệt.
Theo thống kê, năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 51 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ, huy động được 2.578 tỷ/62.700 tỷ gọi thầu. Trong khi đó, năm 2007 huy động được 15.839 tỷ đồng/khối lượng gọi thầu 23.400 tỷ đồng, tỷ lệ thành công là 67,69%. Năm 2008 huy động 6.060 tỷ đồng/26.600 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 22,78%. Năm 2009 huy động 2.578,5 tỷ đồng/61.700 tỷ đồng khối lượng gọi thầu, tỷ lệ thành công 4,18%.
Tuy nhiên, điểm nhấn trong hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong năm 2009 là tổ chức 6 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (USD), với các kỳ hạn 1, 2 và 3 năm. Số trái phiếu đấu thầu thành công trong đợt 1/2009 và đợt 2/2009 lên niêm yết và giao dịch trên hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ.
Hàng hóa trái phiếu đưa ra đấu thầu và có tỷ lệ thành công phần lớn là các trái phiếu có kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm, các trái phiếu có kỳ hạn dài như 10 năm hầu như không huy động được. Không có loại trái phiếu nào có kỳ hạn trên 10 năm.
Cũng trong các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại HNX năm 2009 đã thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức nước ngoài do tình hình kinh tế thế giới biến động cũng như lo ngại tình hình lạm phát gia tăng, thêm vào đó không có phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ lô lớn nào.
Đánh giá về hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, một số ý kiến cho rằng, một trong những lý do khiến cho tỷ lệ thành công của các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ năm 2009 thấp là công tác điều hành lãi suất trần chưa thực sự linh hoạt và điều chỉnh sát với tốc độ tăng lãi suất của thị trường.
Về nguyên tắc, trong điều kiện bình thường, lãi suất trái phiếu Chính phủ thấp hơn lãi suất huy động vốn của các tổ chức khác trên thị trường và là lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác tham chiếu, Tuy nhiên, mức độ khác biệt phải phù hợp để thị trường chấp nhận được.
Trong những tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 2 và tháng 3, khi lãi suất trên thị trường bình quân ở mức 7%/năm, nhưng trần lãi suất ở mức 6%/năm đối với tín phiếu 364 ngày, 6,7%/năm đối với kỳ hạn 2 năm và 6,75%/năm đối với kỳ hạn 3 năm.
Lãi suất này thấp hơn quá nhiều so với kỳ vọng thị trường từ 1,2% - 1,4%/năm theo từng loại kỳ hạn. Vì vậy, mặc dù thời điểm này thị trường đang dồi dào về vốn (thể hiện các phiên đấu thầu, bảo lãnh đều thu hút được khối lượng tham gia từ 1.000 - hơn 2.000 tỷ đồng), nhưng việc phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn không thành công.
Hiện nay, lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại đang tăng cao, lãi suất kỳ hạn 1 năm của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước dao động từ 9,0 - 9,4%/năm, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần ở mức từ 9,24 - 9,9%.
Ngoài ra, để giữ khách hàng các ngân hàng còn có thêm các hình thức thưởng cho khách hàng thường xuyên hoặc khách hàng gửi với số lượng lớn, vì vậy lãi suất thực nhìn chung đã có xu hướng chạm ngưỡng 10%/năm. Trên thị trường mở, mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước đang phải bơm từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 7 ngày. Số lượng thành viên tham gia thị trường mở khá đông, thể hiện các ngân hàng thương mại cổ phần đang trong tình trạng thiếu vốn khả dụng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư lo ngại lạm phát trở lại vào năm 2010, trong khi lãi suất trái phiếu Chính phủ không hàm chứa yếu tố này, thị trường chứng khoán có một khoảng thời gian dài sôi động, thị trường vàng nóng.... là những yếu tố làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua.
Thêm vào đó, hiện nay có nhiều tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ nên nhìn chung cung lớn hơn cầu. Trong năm 2010, để củng cố và phát triển thị trường trái phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ Tài chính cơ cấu lại hàng hóa theo hướng giảm bớt số mã niêm yết trên thị trường thứ cấp, cải tiến phương thức phát hành theo hướng ưu tiên phát hành trái phiếu lô lớn, đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống để đưa trái phiếu ngoại tệ vào giao dịch trên hệ thống trái phiếu Chính phủ chuyên biệt.