IMF không tin Tổng thống Trump có thể cải tổ thuế
IMF dự báo người đứng đầu Nhà Trắng sẽ không thực hiện được lời hứa cải tổ luật thuế Mỹ trong năm nay hoặc năm tới
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra thiếu niềm tin vào kế hoạch cải tổ thuế lớn nhất 3 thập kỷ mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mới đây, theo hãng tin CNN.
Trong một báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất ra ngày 10/10, IMF dự báo người đứng đầu Nhà Trắng sẽ không thực hiện được lời hứa cải tổ luật thuế Mỹ trong năm nay hoặc năm tới.
Thay vào đó, định chế này nhận định các chính sách của Mỹ nhiều khả năng vẫn giữ nguyên do “tình trạng bấp bênh ở mức độ cao”. Hồi tháng 4, báo cáo của IMF từng kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ nhận được một cú huých từ các biện pháp cắt giảm thuế.
Các chuyên gia của IMF dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,2% trong năm 2017 và 2,3% trong năm 2018, nhỉnh hơn so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 7, nhưng thấp hơn mức dự báo tương ứng 2,3% và 2,5% đưa ra trong báo cáo tháng 4.
Ông Trump từng hứa sẽ đưa kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông, một tốc độ tăng trưởng mà IMF có lần miêu tả là “quá đỗi lạc quan”.
Cuối tháng trước, ông Trump trình làng một kế hoạch cải tổ thuế, kêu gọi mạnh tay cắt giảm thuế và đơn giản hóa luật thuế. Trong một bài phát biểu, ông gọi chương trình cải tổ thuế này là một cơ hội lịch sử.
Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng muốn cải tổ thuế, nhưng giới quan sát nghi ngờ rằng ông Trump và các nhà lãnh đạo Quốc hội có thể tìm ra được một công thức đưa các biện pháp cải cách chính trở thành luật. Bất hòa trong Đảng Cộng hòa, những giới hạn đỏ, và lợi ích tất yếu của các vùng miền cũng là những yếu tố trở ngại.
Một số nghị sỹ Cộng hòa nhiều ảnh hưởng, chẳng hạn Bob Corker hay Rand Paul đều đã bày tỏ quan điểm lo ngại kế hoạch cải tổ thuế sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng mạnh. Đảng Dân chủ thì nói việc giảm thuế như ông Trump đề xuất sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho tầng lớp trung lưu, mà sẽ chỉ khiến nợ liên bang thêm chồng chất.
Báo cáo của IMF đưa ra một bức tranh tươi sáng hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dự báo mức tăng 3,6% trong năm nay và 3,7% trong năm 2018.
Canada, Mexico và Nga là những nền kinh tế mà triển vọng tăng trưởng được IMF nâng nhiều nhất trong báo cáo lần này. Trong khi đó, Ấn Độ bị đánh tụt triển vọng tăng trưởng.
IMF dự báo Canada và Nga sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu ổn định hơn. Định chế này dự báo Mexico sẽ giữ được tăng trưởng đi đúng hướng bất chấp những bất ổn gây ra bởi việc đàm phán lại Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
IMF hạ 0,5 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ năm 2017, đổ lỗi cho “những gián đoạn tiếp diễn” từ cú sốc đổi tiền hồi cuối năm ngoái và việc nước này cải tổ hệ thống thuế. Tuy vậy, IMF nhận định cải cách thuế sẽ giúp nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng trên 8% trong trung hạn.
Trong một báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất ra ngày 10/10, IMF dự báo người đứng đầu Nhà Trắng sẽ không thực hiện được lời hứa cải tổ luật thuế Mỹ trong năm nay hoặc năm tới.
Thay vào đó, định chế này nhận định các chính sách của Mỹ nhiều khả năng vẫn giữ nguyên do “tình trạng bấp bênh ở mức độ cao”. Hồi tháng 4, báo cáo của IMF từng kỳ vọng kinh tế Mỹ sẽ nhận được một cú huých từ các biện pháp cắt giảm thuế.
Các chuyên gia của IMF dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,2% trong năm 2017 và 2,3% trong năm 2018, nhỉnh hơn so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 7, nhưng thấp hơn mức dự báo tương ứng 2,3% và 2,5% đưa ra trong báo cáo tháng 4.
Ông Trump từng hứa sẽ đưa kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông, một tốc độ tăng trưởng mà IMF có lần miêu tả là “quá đỗi lạc quan”.
Cuối tháng trước, ông Trump trình làng một kế hoạch cải tổ thuế, kêu gọi mạnh tay cắt giảm thuế và đơn giản hóa luật thuế. Trong một bài phát biểu, ông gọi chương trình cải tổ thuế này là một cơ hội lịch sử.
Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng muốn cải tổ thuế, nhưng giới quan sát nghi ngờ rằng ông Trump và các nhà lãnh đạo Quốc hội có thể tìm ra được một công thức đưa các biện pháp cải cách chính trở thành luật. Bất hòa trong Đảng Cộng hòa, những giới hạn đỏ, và lợi ích tất yếu của các vùng miền cũng là những yếu tố trở ngại.
Một số nghị sỹ Cộng hòa nhiều ảnh hưởng, chẳng hạn Bob Corker hay Rand Paul đều đã bày tỏ quan điểm lo ngại kế hoạch cải tổ thuế sẽ khiến thâm hụt ngân sách tăng mạnh. Đảng Dân chủ thì nói việc giảm thuế như ông Trump đề xuất sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho tầng lớp trung lưu, mà sẽ chỉ khiến nợ liên bang thêm chồng chất.
Báo cáo của IMF đưa ra một bức tranh tươi sáng hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dự báo mức tăng 3,6% trong năm nay và 3,7% trong năm 2018.
Canada, Mexico và Nga là những nền kinh tế mà triển vọng tăng trưởng được IMF nâng nhiều nhất trong báo cáo lần này. Trong khi đó, Ấn Độ bị đánh tụt triển vọng tăng trưởng.
IMF dự báo Canada và Nga sẽ hưởng lợi từ việc giá dầu ổn định hơn. Định chế này dự báo Mexico sẽ giữ được tăng trưởng đi đúng hướng bất chấp những bất ổn gây ra bởi việc đàm phán lại Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
IMF hạ 0,5 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ năm 2017, đổ lỗi cho “những gián đoạn tiếp diễn” từ cú sốc đổi tiền hồi cuối năm ngoái và việc nước này cải tổ hệ thống thuế. Tuy vậy, IMF nhận định cải cách thuế sẽ giúp nền kinh tế nước này đạt tốc độ tăng trưởng trên 8% trong trung hạn.