Indonesia tuyên bố muốn vào TPP
Tuyên bố này của Tổng thống Indonesia được đưa ra sau một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 26/10 nói nước này muốn gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuyên bố này của ông Widodo được đưa ra sau một cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington, hãng Reuters đưa tin.
“Chúng tôi là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Và Indonesia muốn gia nhâp TPP”, nhà lãnh đạo phát biểu tại diễn đàn kinh tế Mỹ-Indonesia do Hội đồng Thương mại Mỹ tổ chức cùng ngày.
Đáp lời Tổng thống Widodo, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói Mỹ sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin về TPP. “Như chúng tôi đã nói từ đầu, TPP nhằm tạo ra một nền tảng mở mà ở đó các quốc gia có khả năng và sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn có thể gia nhập nếu muốn”, ông Froman nói.
Theo ông Froman, ngoài ra, để vào TPP, Indonesia cần nỗ lực hơn nữa trong việc xóa bỏ tình trạng quan liêu, giải quyết các hàng rào như các yêu cầu về hàm lượng nội địa và đóng gói tại chỗ, dỡ bỏ các hạn chế xuất nhập khẩu, và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong chuyến thăm Mỹ lần này, Tổng thống Widodo đã chứng kiến ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế Mỹ-Indonesia trị giá hơn 20 tỷ USD, bao gồm một khoản đầu tư 500 triệu USD từ hãng đồ uống Coca-Cola và một khoản đầu tư lên tới 1 tỷ USD từ tập đoàn General Electric (GE) vào các lĩnh vực năng lượng và y tế của Indonesia.
Hãng dầu khí quốc doanh của Indonesia là Pertamia và Corpus Christie Liquefaction, một chi nhánh của công ty năng lượng Mỹ Cheniere, ký thỏa thuận hợp tác khai thác khí đá phiến trị giá 13 tỷ USD.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Widodo và ông Obama còn thảo luận các vấn đề chống biến đổi khí hậu, Mỹ hỗ trợ Indonesia tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển, và chống cháy rừng ở Indonesia.
Ngày 26/10, Chính phủ Indonesia cho biết ông Widodo phải rút ngắn chuyến thăm Mỹ để về nước giải quyết “cuộc khủng hoảng khói” do các đám cháy rừng gây ra ở đảo quốc này. Theo ông Widodo, cháy rừng chính là một tác động của biến đổi khí hậu đối với Indonesia.
“Chúng tôi là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Và Indonesia muốn gia nhâp TPP”, nhà lãnh đạo phát biểu tại diễn đàn kinh tế Mỹ-Indonesia do Hội đồng Thương mại Mỹ tổ chức cùng ngày.
Đáp lời Tổng thống Widodo, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói Mỹ sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin về TPP. “Như chúng tôi đã nói từ đầu, TPP nhằm tạo ra một nền tảng mở mà ở đó các quốc gia có khả năng và sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn có thể gia nhập nếu muốn”, ông Froman nói.
Theo ông Froman, ngoài ra, để vào TPP, Indonesia cần nỗ lực hơn nữa trong việc xóa bỏ tình trạng quan liêu, giải quyết các hàng rào như các yêu cầu về hàm lượng nội địa và đóng gói tại chỗ, dỡ bỏ các hạn chế xuất nhập khẩu, và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong chuyến thăm Mỹ lần này, Tổng thống Widodo đã chứng kiến ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế Mỹ-Indonesia trị giá hơn 20 tỷ USD, bao gồm một khoản đầu tư 500 triệu USD từ hãng đồ uống Coca-Cola và một khoản đầu tư lên tới 1 tỷ USD từ tập đoàn General Electric (GE) vào các lĩnh vực năng lượng và y tế của Indonesia.
Hãng dầu khí quốc doanh của Indonesia là Pertamia và Corpus Christie Liquefaction, một chi nhánh của công ty năng lượng Mỹ Cheniere, ký thỏa thuận hợp tác khai thác khí đá phiến trị giá 13 tỷ USD.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Widodo và ông Obama còn thảo luận các vấn đề chống biến đổi khí hậu, Mỹ hỗ trợ Indonesia tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển, và chống cháy rừng ở Indonesia.
Ngày 26/10, Chính phủ Indonesia cho biết ông Widodo phải rút ngắn chuyến thăm Mỹ để về nước giải quyết “cuộc khủng hoảng khói” do các đám cháy rừng gây ra ở đảo quốc này. Theo ông Widodo, cháy rừng chính là một tác động của biến đổi khí hậu đối với Indonesia.