Iran, Iraq nhượng bộ về sản lượng, giá dầu tăng vọt
Tính đến hết phiên ngày thứ Hai, giá dầu đã tăng liên tục được 1 tuần khi tâm lý lạc quan về khả năng OPEC giảm sản lượng
Phiên ngày thứ Hai, giá dầu trên các thị trường thế giới lên mức cao nhất trong 3 tuần bởi nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ có thể thống nhất về mục tiêu giảm sản lượng trong buổi họp cuối tháng này.
Theo Wall Street Journal, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2016 tăng 1,80 USD tương đương 3,9% lên mức 47,49 USD/thùng. Mức đóng cửa của giá dầu như vậy cao nhất tính từ ngày 28/10/2016.
Trên thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn đóng cửa tăng 2,04 USD tương đương 4,4% lên mức 48,90 USD/thùng.
Tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường năng lượng đặc biệt lạc quan khi mà Bộ trưởng Năng lượng của Iraq và Iran - hai nước thành viên bảo thủ nhất OPEC, đã phát đi thông điệp ủng hộ mục tiêu cắt giảm sản lượng. Buổi họp chính thức của OPEC về sản lượng dầu trong nửa đầu năm 2017 sẽ được tổ chức vào ngày 30/11/2016.
Như vậy tính đến hết phiên ngày thứ Hai, giá dầu đã tăng liên tục được 1 tuần khi tâm lý lạc quan về khả năng OPEC giảm sản lượng tăng cao.
Gần đây, giới đầu tư trên thị trường năng lượng đã điều chỉnh dự báo về giá dầu trong nửa đầu năm 2017. Ngày thứ Hai, Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu nửa đầu năm 2017, với kỳ vọng vào việc OPEC giảm sản lượng. Bank of America Merrill Lynch cũng đưa ra báo cáo nghiên cứu với nhận định tương tự.
Dù vậy, chuyên gia thuộc Goldman Sachs vẫn cảnh báo về khả năng những rủi ro chính trị có thể khiến mọi hy vọng vào việc giảm sản lượng biến mất. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khẳng định rằng nếu chỉ riêng việc OPEC quyết định giảm sản lượng sẽ không thể đủ mạnh để cứu được giá dầu.
Hiện nay, sản lượng dầu và dự trữ dầu đều đang rất cao, đồng USD tăng giá mạnh và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Tất cả những yếu tố trên có thể “pha loãng” ảnh hưởng tích cực từ việc OPEC hạ sản lượng dầu.
Ngoài ra, ngay khi giá dầu tăng, lập tức các công ty sản xuất năng lượng của Mỹ sẽ nhanh chóng tăng sản lượng để chiếm thị phần. Với nhiều yếu tố như trên, chuyên gia thuộc Barclays dự báo có thể OPEC sẽ chỉ đưa ra một thỏa thuận mang tính ngoại giao nhiều hơn, mức cắt giảm sản lượng có thể không nhiều như thị trường mong đợi.
Cũng trong ngày thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông rất lạc quan vào khả năng OPEC sẽ đồng ý hạ sản lượng dầu trong buổi họp cuối tháng này. Ông cũng khẳng định Nga không hề gặp khó khăn gì nếu muốn thu hẹp sản xuất năng lượng giống OPEC. Nga nằm trong nhóm nước sản xuất năng lượng nhiều nhất thế giới.
Theo Wall Street Journal, trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2016 tăng 1,80 USD tương đương 3,9% lên mức 47,49 USD/thùng. Mức đóng cửa của giá dầu như vậy cao nhất tính từ ngày 28/10/2016.
Trên thị trường London, giá dầu Brent cùng kỳ hạn đóng cửa tăng 2,04 USD tương đương 4,4% lên mức 48,90 USD/thùng.
Tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường năng lượng đặc biệt lạc quan khi mà Bộ trưởng Năng lượng của Iraq và Iran - hai nước thành viên bảo thủ nhất OPEC, đã phát đi thông điệp ủng hộ mục tiêu cắt giảm sản lượng. Buổi họp chính thức của OPEC về sản lượng dầu trong nửa đầu năm 2017 sẽ được tổ chức vào ngày 30/11/2016.
Như vậy tính đến hết phiên ngày thứ Hai, giá dầu đã tăng liên tục được 1 tuần khi tâm lý lạc quan về khả năng OPEC giảm sản lượng tăng cao.
Gần đây, giới đầu tư trên thị trường năng lượng đã điều chỉnh dự báo về giá dầu trong nửa đầu năm 2017. Ngày thứ Hai, Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu nửa đầu năm 2017, với kỳ vọng vào việc OPEC giảm sản lượng. Bank of America Merrill Lynch cũng đưa ra báo cáo nghiên cứu với nhận định tương tự.
Dù vậy, chuyên gia thuộc Goldman Sachs vẫn cảnh báo về khả năng những rủi ro chính trị có thể khiến mọi hy vọng vào việc giảm sản lượng biến mất. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng khẳng định rằng nếu chỉ riêng việc OPEC quyết định giảm sản lượng sẽ không thể đủ mạnh để cứu được giá dầu.
Hiện nay, sản lượng dầu và dự trữ dầu đều đang rất cao, đồng USD tăng giá mạnh và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Tất cả những yếu tố trên có thể “pha loãng” ảnh hưởng tích cực từ việc OPEC hạ sản lượng dầu.
Ngoài ra, ngay khi giá dầu tăng, lập tức các công ty sản xuất năng lượng của Mỹ sẽ nhanh chóng tăng sản lượng để chiếm thị phần. Với nhiều yếu tố như trên, chuyên gia thuộc Barclays dự báo có thể OPEC sẽ chỉ đưa ra một thỏa thuận mang tính ngoại giao nhiều hơn, mức cắt giảm sản lượng có thể không nhiều như thị trường mong đợi.
Cũng trong ngày thứ Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ông rất lạc quan vào khả năng OPEC sẽ đồng ý hạ sản lượng dầu trong buổi họp cuối tháng này. Ông cũng khẳng định Nga không hề gặp khó khăn gì nếu muốn thu hẹp sản xuất năng lượng giống OPEC. Nga nằm trong nhóm nước sản xuất năng lượng nhiều nhất thế giới.