Iraq xung đột, Trung Quốc gặp “hạn” lớn
Trung Quốc hiện có hơn 10.000 công nhân đang làm việc tại nhiều dự án ở Iraq
Các công ty dầu lớn của Trung Quốc đang chuẩn bị kế hoạch sơ tán phòng trường hợp bạo loạn lan rộng ở Iraq, đe dọa hoạt động của họ, hãng tin AFP dẫn truyền thông Trung Quốc cho biết hôm nay (19/6).
Iraq là nhà cung cấp dầu lớn thứ 5 của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện có hơn 10.000 công nhân đang làm việc tại nhiều dự án ở quốc gia Trung Đông này, những nguồn tin chính thức từ Trung Quốc cho biết.
Mặc dù vậy, phần lớn công nhân Trung Quốc chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam Iraq, cách khá xa so với khu vực đang trong xung đột hiện nay.
"Chúng tôi có hơn 10.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc ở Iraq. Theo hiểu biết của tôi, phần lớn họ đang ở khu vực an toàn, không phải ở những vùng có xung đột", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hôm 18/6. Bắc Kinh "sẽ tiến hành tất cả biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho công dân Trung Quốc ở Iraq", bà Hoa nói thêm.
Cuộc tấn công của các phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã bước vào tuần thứ hai. Những ngày gần đây, một số đại sứ quán của các quốc gia phương Tây đã bắt đầu rút nhân viên ngoại giao của họ ra khỏi thủ đô Baghdad của Iraq. Vào hôm 17/6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ cũng đã sơ tán lãnh sự quán của họ ở thành phố Basra, miền nam Iraq.
"Tính tới hôm nay, phần lớn công nhân Trung Quốc vẫn đang làm việc bình thường. Nhưng nếu phiến quân bắt đầu tấn công Baghdad, chúng tôi sẽ rút khỏi nước này ngay lập tức", một nhân viên của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đơn vị sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam, nói với tờ Global Times.
Việc sản xuất tại 4 mỏ dầu của PetroChina, công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), cũng không bị ảnh hưởng, một đại diện công ty này cho biết. Cả 4 mỏ dầu này đều ở miền trung hoặc nam Iraq. Tuy nhiên, vị đại diện nói thêm "một số công dân Trung Quốc ở khu vực miền bắc đã được sơ tán. Chúng tôi đã chuẩn bị một số kế hoạch dự phòng".
Theo tờ Global Times, hơn 1.000 công nhân Trung Quốc làm việc cho Công ty Kỹ thuật cơ khí Trung Quốc "bị kẹt lại" ở thành phố Samarra, miền bắc Iraq. Trong khi đó, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 18/6, tuần trước, một nhân viên của CNPC đã bị bắt cóc khỏi một dự án dầu ở miền nam Iraq nhưng sau đó đã được phóng thích.
AFP cho biết, dầu mỏ hiện là quan tâm hàng đầu của Trung Quốc. Nền kinh tế này đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực dầu mỏ của Iraq. Còn theo tạp chí Forbes, Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và hiện đã trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của Iraq với trung bình 1,5 triệu thùng/ngày, gần một nửa sản lượng của Iraq.
Tháng 9/2013, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu ròng dầu thô và các nhiên liệu lỏng lớn nhất thế giới. Từ 2011-2014, sản lượng dầu nội địa của Mỹ hàng năm đã tăng bình quân 31%, chủ yếu nhờ khai thác dầu từ đá phiến sét, thì sản xuất nội địa của Trung Quốc chỉ tăng 5%. Dự báo sản lượng dầu của Trung Quốc năm 2014 chỉ bằng một phần ba so với Mỹ.
Thời gian qua, các công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào những mỏ dầu ở Trung Đông, trong đó bao gồm Iraq. 5 năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng sự hiện diện ở Iraq. CNPC hiện khai thác 4 mỏ dầu ở khu vực phía nam như đã nói ở trên, và đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Iraq.
Năm ngoái, CNPC đã sản xuất được 299 triệu thùng dầu từ Iraq, gần bằng một phần ba sản lượng từ nước ngoài của tập đoàn này. Ngoài CNPC, Công ty Hóa dầu Sinopec và CNOOC cũng đang có những khoản đầu tư lớn vào ngành công nghiệp dầu mỏ ở Iraq.
Do đó, chiến sự tại Iraq những ngày qua khiến Trung Quốc vô cùng lo ngại. Forbes cho rằng, không lạ gì khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc vội vàng tuyên bố hỗ trợ chính phủ Thủ tướng Maliki. Bà Hoa hôm 13/6 nói, "trong thời gian dài, Trung Quốc đã cung cấp cho Iraq một lượng lớn viện trợ dưới mọi hình thức và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ thứ gì để giúp Iraq lúc này".
Trực tiếp từ góc độ giá trị kinh tế, tờ Business Week dẫn lời ông Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại trường Đại học Hạ Môn, cảnh báo với tình huống hiện nay tại Iraq chắc chắn sẽ khiến giá dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Iraq tăng lên. Nếu khủng hoảng lan tới miền nam, giá dầu Brent sẽ vượt 120 USD mỗi thùng, từ mức 113 USD hiện tại.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, tới năm 2035, Iraq sẽ sản xuất được 8 triệu thùng mỗi ngày, từ mức 3 triệu thùng hiện nay. Khi đó, 80% sản lượng dầu từ Iraq sẽ chảy vào Trung Quốc. "Baghdad-Bắc Kinh sẽ là con đường tơ lụa mới của thương mại dầu khí toàn cầu, trong đó dầu từ hướng Baghdad, đầu tư vốn từ Bắc Kinh", chuyên gia kinh tế trưởng Fatih Birol nhận định.
Và khi Iraq đang trở thành nguồn cung cấp năng lượng quan trọng với Trung Quốc, thì nếu khủng hoảng tại Iraq kéo dài, Trung Quốc có thể phải xoay chiều. Trung Quốc có thể sẽ tập trung hơn vào các nguồn cung cấp từ Nga, Iran và Oman, Li Li, Giám đốc nghiên cứu và chiến lược thuộc ICIS C1 Energy, hãng tư vấn thông tin năng lượng có trụ sở tại Thượng Hải, nhận định.
Iraq là nhà cung cấp dầu lớn thứ 5 của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện có hơn 10.000 công nhân đang làm việc tại nhiều dự án ở quốc gia Trung Đông này, những nguồn tin chính thức từ Trung Quốc cho biết.
Mặc dù vậy, phần lớn công nhân Trung Quốc chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam Iraq, cách khá xa so với khu vực đang trong xung đột hiện nay.
"Chúng tôi có hơn 10.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc ở Iraq. Theo hiểu biết của tôi, phần lớn họ đang ở khu vực an toàn, không phải ở những vùng có xung đột", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hôm 18/6. Bắc Kinh "sẽ tiến hành tất cả biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh cho công dân Trung Quốc ở Iraq", bà Hoa nói thêm.
Cuộc tấn công của các phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã bước vào tuần thứ hai. Những ngày gần đây, một số đại sứ quán của các quốc gia phương Tây đã bắt đầu rút nhân viên ngoại giao của họ ra khỏi thủ đô Baghdad của Iraq. Vào hôm 17/6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ cũng đã sơ tán lãnh sự quán của họ ở thành phố Basra, miền nam Iraq.
"Tính tới hôm nay, phần lớn công nhân Trung Quốc vẫn đang làm việc bình thường. Nhưng nếu phiến quân bắt đầu tấn công Baghdad, chúng tôi sẽ rút khỏi nước này ngay lập tức", một nhân viên của Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đơn vị sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam, nói với tờ Global Times.
Việc sản xuất tại 4 mỏ dầu của PetroChina, công ty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), cũng không bị ảnh hưởng, một đại diện công ty này cho biết. Cả 4 mỏ dầu này đều ở miền trung hoặc nam Iraq. Tuy nhiên, vị đại diện nói thêm "một số công dân Trung Quốc ở khu vực miền bắc đã được sơ tán. Chúng tôi đã chuẩn bị một số kế hoạch dự phòng".
Theo tờ Global Times, hơn 1.000 công nhân Trung Quốc làm việc cho Công ty Kỹ thuật cơ khí Trung Quốc "bị kẹt lại" ở thành phố Samarra, miền bắc Iraq. Trong khi đó, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 18/6, tuần trước, một nhân viên của CNPC đã bị bắt cóc khỏi một dự án dầu ở miền nam Iraq nhưng sau đó đã được phóng thích.
AFP cho biết, dầu mỏ hiện là quan tâm hàng đầu của Trung Quốc. Nền kinh tế này đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực dầu mỏ của Iraq. Còn theo tạp chí Forbes, Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và hiện đã trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của Iraq với trung bình 1,5 triệu thùng/ngày, gần một nửa sản lượng của Iraq.
Tháng 9/2013, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu ròng dầu thô và các nhiên liệu lỏng lớn nhất thế giới. Từ 2011-2014, sản lượng dầu nội địa của Mỹ hàng năm đã tăng bình quân 31%, chủ yếu nhờ khai thác dầu từ đá phiến sét, thì sản xuất nội địa của Trung Quốc chỉ tăng 5%. Dự báo sản lượng dầu của Trung Quốc năm 2014 chỉ bằng một phần ba so với Mỹ.
Thời gian qua, các công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào những mỏ dầu ở Trung Đông, trong đó bao gồm Iraq. 5 năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng sự hiện diện ở Iraq. CNPC hiện khai thác 4 mỏ dầu ở khu vực phía nam như đã nói ở trên, và đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Iraq.
Năm ngoái, CNPC đã sản xuất được 299 triệu thùng dầu từ Iraq, gần bằng một phần ba sản lượng từ nước ngoài của tập đoàn này. Ngoài CNPC, Công ty Hóa dầu Sinopec và CNOOC cũng đang có những khoản đầu tư lớn vào ngành công nghiệp dầu mỏ ở Iraq.
Do đó, chiến sự tại Iraq những ngày qua khiến Trung Quốc vô cùng lo ngại. Forbes cho rằng, không lạ gì khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc vội vàng tuyên bố hỗ trợ chính phủ Thủ tướng Maliki. Bà Hoa hôm 13/6 nói, "trong thời gian dài, Trung Quốc đã cung cấp cho Iraq một lượng lớn viện trợ dưới mọi hình thức và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ thứ gì để giúp Iraq lúc này".
Trực tiếp từ góc độ giá trị kinh tế, tờ Business Week dẫn lời ông Lin Boqiang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế năng lượng tại trường Đại học Hạ Môn, cảnh báo với tình huống hiện nay tại Iraq chắc chắn sẽ khiến giá dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Iraq tăng lên. Nếu khủng hoảng lan tới miền nam, giá dầu Brent sẽ vượt 120 USD mỗi thùng, từ mức 113 USD hiện tại.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, tới năm 2035, Iraq sẽ sản xuất được 8 triệu thùng mỗi ngày, từ mức 3 triệu thùng hiện nay. Khi đó, 80% sản lượng dầu từ Iraq sẽ chảy vào Trung Quốc. "Baghdad-Bắc Kinh sẽ là con đường tơ lụa mới của thương mại dầu khí toàn cầu, trong đó dầu từ hướng Baghdad, đầu tư vốn từ Bắc Kinh", chuyên gia kinh tế trưởng Fatih Birol nhận định.
Và khi Iraq đang trở thành nguồn cung cấp năng lượng quan trọng với Trung Quốc, thì nếu khủng hoảng tại Iraq kéo dài, Trung Quốc có thể phải xoay chiều. Trung Quốc có thể sẽ tập trung hơn vào các nguồn cung cấp từ Nga, Iran và Oman, Li Li, Giám đốc nghiên cứu và chiến lược thuộc ICIS C1 Energy, hãng tư vấn thông tin năng lượng có trụ sở tại Thượng Hải, nhận định.