Italy mạnh tay với hàng “nhái” của Trung Quốc
Cảnh sát Italy tấn công mạnh vào các nhà sản xuất Trung Quốc đang nở rộ trong ngành công nghiệp thời trang ở nước này
Cảnh sát Italy hôm 21/6 đã bắt giữ số tài sản trị giá 25 triệu Euro, tương đương 36 triệu USD, từ một số công ty may mặc Trung Quốc đặt gần khu vực Florence của nước này, tờ Wall Street Journal cho biết. Đây là một trong những vụ tấn công chống hàng giả mà Italy nhằm vào các nhà sản xuất Trung Quốc đang nở rộ trong ngành công nghiệp thời trang của quốc gia châu Âu này.
Trong một bản tuyên bố, cảnh sát Italy cho hay, trong một năm qua, họ đã tiến hành điều tra đối với 70 doanh nghiệp dệt may và đồ da Trung Quốc đặt tại các địa phương Florence, Pisa và Prato. Kết quả của cuộc điều tra trên quy mô lớn này là hàng loạt tài khoản ngân hàng, xe cộ và bất động sản của các công ty Trung Quốc đã bị cảnh sát Italy phong tỏa.
Riêng trong vụ lục soát vào hôm 21/6, đã có 183 xe hơi, 76 tài sản bất động sản và 396 tài khoản ngân hàng bị phong tỏa. Cảnh sát khẳng định, vụ việc này mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Bản tuyên bố của cảnh sát Italy cho rằng, các công ty là mục tiêu trong cuộc điều tra nói trên đã kiếm bẫm bằng cách thuê lao động bất hợp pháp với mức lương thấp để sản xuất và bán hàng giả, “nhái”. Chủ các doanh nghiệp này còn bị tình nghi đã tuồn tiền cho thân nhân để họ chuyển về các tài khoản nhà băng tại Trung Quốc. Số tiền bị nghi là đã chuyển trong năm qua có thể lên tới 238 triệu Euro, và là tiền hoàn toàn trốn thuế.
Tòa án Italy đã phát lệnh lục soát và bắt giữ đối với vụ việc hôm 21/6 dựa trên các nghi vấn của cảnh sát đối với hoạt động chuyển tiền, trốn thuế và biển thủ tại các công ty nằm trong diện nghi vấn. Tuy nhiên, không có người nào bị buộc tội trong vụ việc này, và cảnh sát cũng không nêu danh tính cụ thể của các công ty và các chủ doanh nghiệp trong vụ điều tra.
“Trung Quốc tôn trọng hoạt động điều tra của cơ quan chức năng Italy nhằm đảm bảo một thị trường có trật tự. Chúng tôi hy vọng rằng, trong cuộc điều tra này, các quyền hợp pháp của người Trung Quốc nhập cư sẽ được bảo vệ và đảm bảo”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome ra tuyên bố về vụ việc.
Trong một năm điều tra vừa qua của cảnh sát Italy, 318 công ty Trung Quốc đã buộc ngừng hoạt động. Cảnh sát nghi ngờ rằng, các công ty trong diện điều tra thường có hai bộ sổ sách khác nhau, cho phép họ che giấu mức thu nhập thực sự, đồng thời sử dụng các loại mã để che dấu thân phận của các ông chủ.
Suốt thập kỷ qua, số lượng người Trung Quốc nhập cư đã tăng mạnh ở các khu vực Prato và Tuscan, hai địa chỉ vốn từ lâu được xem là thủ phủ của ngành công nghiệp thuộc da và dệt may của Italy. Những người Trung Quốc nhập cư này tung ra sản phẩm với giá rẻ hơn, khiến hàng loạt các nhà sản xuất truyền thống của Italy thất bát ngay trên sân nhà.
Thống kê cho thấy, hiện chỉ còn khoảng 3.800 công ty dệt may của Italy tại Prato, bằng một nửa con số cách đây một thập niên. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của các công ty Italy ở vùng này cũng đã giảm một nửa trong khoảng thời gian trên, còn 1,7 tỷ Euro.
Cùng với đó là sự bùng nổ của các công ty Trung Quốc. Ở Prato, trong thập kỷ qua, đã có 4.000 công ty dệt may Trung Quốc mọc lên, so với mức chỉ vài trăm công ty cách đây một thập niên. Ở Tuscan, các biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc đã thay thế nhiều biển hiệu tiếng Italy, biến thị trấn một thời bình yên này thành một “khu phố Trung Hoa” sôi động.
“Người Trung Quốc đang ăn nên làm ra, trong khi nhiều người dân địa phương không kiếm nổi việc làm”, lãnh đạo một hiệp hội ngành dệt may ở Prato nói. Ông này hoan nghênh vụ điều tra và bắt giữ tài sản vừa qua của cảnh sát Italy đối với các công ty dệt may Trung Quốc.
Cảnh sát cho biết, nhiều trong số những công ty Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may và đồ da đang hoạt động chui, sử dụng lao động bất hợp pháp đến từ Trung Quốc. Không giống như các nhà sản xuất chính gốc Italy sử dụng nguyên vật liệu Italy, các công ty Trung Quốc nhập nguyên vật liệu thô với giá rẻ hơn từ Trung Quốc và bán sản phẩm dưới mác “Made in Italy” (“Sản xuất tại Italy”) để bán thành phẩm với mức giá “cắt cổ” hơn.
Trong một bản tuyên bố, cảnh sát Italy cho hay, trong một năm qua, họ đã tiến hành điều tra đối với 70 doanh nghiệp dệt may và đồ da Trung Quốc đặt tại các địa phương Florence, Pisa và Prato. Kết quả của cuộc điều tra trên quy mô lớn này là hàng loạt tài khoản ngân hàng, xe cộ và bất động sản của các công ty Trung Quốc đã bị cảnh sát Italy phong tỏa.
Riêng trong vụ lục soát vào hôm 21/6, đã có 183 xe hơi, 76 tài sản bất động sản và 396 tài khoản ngân hàng bị phong tỏa. Cảnh sát khẳng định, vụ việc này mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.
Bản tuyên bố của cảnh sát Italy cho rằng, các công ty là mục tiêu trong cuộc điều tra nói trên đã kiếm bẫm bằng cách thuê lao động bất hợp pháp với mức lương thấp để sản xuất và bán hàng giả, “nhái”. Chủ các doanh nghiệp này còn bị tình nghi đã tuồn tiền cho thân nhân để họ chuyển về các tài khoản nhà băng tại Trung Quốc. Số tiền bị nghi là đã chuyển trong năm qua có thể lên tới 238 triệu Euro, và là tiền hoàn toàn trốn thuế.
Tòa án Italy đã phát lệnh lục soát và bắt giữ đối với vụ việc hôm 21/6 dựa trên các nghi vấn của cảnh sát đối với hoạt động chuyển tiền, trốn thuế và biển thủ tại các công ty nằm trong diện nghi vấn. Tuy nhiên, không có người nào bị buộc tội trong vụ việc này, và cảnh sát cũng không nêu danh tính cụ thể của các công ty và các chủ doanh nghiệp trong vụ điều tra.
“Trung Quốc tôn trọng hoạt động điều tra của cơ quan chức năng Italy nhằm đảm bảo một thị trường có trật tự. Chúng tôi hy vọng rằng, trong cuộc điều tra này, các quyền hợp pháp của người Trung Quốc nhập cư sẽ được bảo vệ và đảm bảo”, Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome ra tuyên bố về vụ việc.
Trong một năm điều tra vừa qua của cảnh sát Italy, 318 công ty Trung Quốc đã buộc ngừng hoạt động. Cảnh sát nghi ngờ rằng, các công ty trong diện điều tra thường có hai bộ sổ sách khác nhau, cho phép họ che giấu mức thu nhập thực sự, đồng thời sử dụng các loại mã để che dấu thân phận của các ông chủ.
Suốt thập kỷ qua, số lượng người Trung Quốc nhập cư đã tăng mạnh ở các khu vực Prato và Tuscan, hai địa chỉ vốn từ lâu được xem là thủ phủ của ngành công nghiệp thuộc da và dệt may của Italy. Những người Trung Quốc nhập cư này tung ra sản phẩm với giá rẻ hơn, khiến hàng loạt các nhà sản xuất truyền thống của Italy thất bát ngay trên sân nhà.
Thống kê cho thấy, hiện chỉ còn khoảng 3.800 công ty dệt may của Italy tại Prato, bằng một nửa con số cách đây một thập niên. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu hàng dệt may của các công ty Italy ở vùng này cũng đã giảm một nửa trong khoảng thời gian trên, còn 1,7 tỷ Euro.
Cùng với đó là sự bùng nổ của các công ty Trung Quốc. Ở Prato, trong thập kỷ qua, đã có 4.000 công ty dệt may Trung Quốc mọc lên, so với mức chỉ vài trăm công ty cách đây một thập niên. Ở Tuscan, các biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc đã thay thế nhiều biển hiệu tiếng Italy, biến thị trấn một thời bình yên này thành một “khu phố Trung Hoa” sôi động.
“Người Trung Quốc đang ăn nên làm ra, trong khi nhiều người dân địa phương không kiếm nổi việc làm”, lãnh đạo một hiệp hội ngành dệt may ở Prato nói. Ông này hoan nghênh vụ điều tra và bắt giữ tài sản vừa qua của cảnh sát Italy đối với các công ty dệt may Trung Quốc.
Cảnh sát cho biết, nhiều trong số những công ty Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may và đồ da đang hoạt động chui, sử dụng lao động bất hợp pháp đến từ Trung Quốc. Không giống như các nhà sản xuất chính gốc Italy sử dụng nguyên vật liệu Italy, các công ty Trung Quốc nhập nguyên vật liệu thô với giá rẻ hơn từ Trung Quốc và bán sản phẩm dưới mác “Made in Italy” (“Sản xuất tại Italy”) để bán thành phẩm với mức giá “cắt cổ” hơn.