KDC trả cổ tức tới 20.000 đồng/cổ phiếu
KDC thông báo ngày đăng ký cuối cùng là ngày 13/8/2015 và thời gian thực hiện chi trả từ ngày 21/8/2015
Công ty Cổ phần Kinh Đô (mã KDC-HOSE) công bố nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc chia cổ tức đặc biệt 2015 bằng tiền mặt với tỷ lệ 200%, tức mỗi cổ phiếu nhận 20.000 đồng tiền mặt.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng là ngày 13/8/2015 và thời gian thực hiện chi trả từ ngày 21/8/2015.
Theo công bố của KDC, hiện vốn điều lệ của Kinh Đô hiện là gần 2.567 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu là 256,6 triệu cổ phiếu - trong đó có 235,16 triệu cổ phiếu đang lưu hành và gần 21,5 triệu cổ phiếu quỹ. Như vậy, Kinh Đô sẽ phải chi ra hơn 4.700 tỷ đồng để thực hiện đợt chia cổ tức này.
Trước đó, KDC thông báo đã hoàn tất việc chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho nhà đầu nước ngoài là Mondelēz. Theo đó, KDC chỉ sở hữu 20% của Công ty Cổ phần Kinh đô Bình Dương với số tiền thu về từ giao dịch này ước khoảng 7.800 tỷ đồng.
Được biết, công ty dự kiến sẽ tiếp tục mua vào hơn 55 triệu cổ phiếu quỹ để nâng lượng cổ phiếu quỹ lên mức 30% vốn điều lệ với mua đích là làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Nguồn vốn để mua lại là hơn 4.400 tỷ đồng được lấy từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối với giá không quá 50.000 đồng/cổ phiếu.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng là ngày 13/8/2015 và thời gian thực hiện chi trả từ ngày 21/8/2015.
Theo công bố của KDC, hiện vốn điều lệ của Kinh Đô hiện là gần 2.567 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu là 256,6 triệu cổ phiếu - trong đó có 235,16 triệu cổ phiếu đang lưu hành và gần 21,5 triệu cổ phiếu quỹ. Như vậy, Kinh Đô sẽ phải chi ra hơn 4.700 tỷ đồng để thực hiện đợt chia cổ tức này.
Trước đó, KDC thông báo đã hoàn tất việc chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho nhà đầu nước ngoài là Mondelēz. Theo đó, KDC chỉ sở hữu 20% của Công ty Cổ phần Kinh đô Bình Dương với số tiền thu về từ giao dịch này ước khoảng 7.800 tỷ đồng.
Được biết, công ty dự kiến sẽ tiếp tục mua vào hơn 55 triệu cổ phiếu quỹ để nâng lượng cổ phiếu quỹ lên mức 30% vốn điều lệ với mua đích là làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Nguồn vốn để mua lại là hơn 4.400 tỷ đồng được lấy từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối với giá không quá 50.000 đồng/cổ phiếu.