08:31 20/10/2022

“Kéo” và “đẩy”để hành khách không “quay lưng” với vận tải công cộng

Anh Tú

Để tăng tỷ lệ đáp ứng của vận tải hành khách công cộng Thủ đô từ dưới 15% lên tối thiểu 40% đến năm 2030, các chuyên gia cho rằng cần phát triển mạng lưới xe buýt vừa rẻ và tiện lợi để “kéo” hành khách cũng như “đẩy” nhanh việc nâng cấp hạ tầng giao thông công cộng và tăng cường kết nối các hình thức như xe buýt và metro...

Lượng khách sử dụng hệ thống xe buýt có dấu hiệu sụt giảm những năm gần đây.
Lượng khách sử dụng hệ thống xe buýt có dấu hiệu sụt giảm những năm gần đây.

Hà Nội là một đại đô thị về quy mô dân số và phương tiện cá nhân với hơn 8 triệu người và khoảng 7,6 triệu phương tiện, trong đó có trên 1 triệu xe ôtô, khoảng 6,4 triệu xe máy và 178.203 xe máy điện. Nửa đầu năm 2022, số ô tô và xe máy đăng ký mới của Hà Nội tăng mạnh, lần lượt bằng 68% và 60% so với cả năm 2021. Vấn nạn ùn tắc giao thông chưa có lời giải và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đáng lo ngại hơn. 

Trong bối cảnh đó, mạng lưới vận tải hành khách công cộng Thủ đô mới đáp ứng dưới 15% nhu cầu đi lại. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 khiến doanh thu của ngành vận tải công cộng bị ảnh hưởng trầm trọng, đến nay mới chỉ phục hồi được 60%, thậm chí, có doanh nghiệp xin bỏ loạt tuyến buýt do mất khả năng trả nợ ngân hàng làm “nóng” dư luận vừa qua. Trong khi đó, người dân ngày càng “quay lưng” với loại hình xe buýt, còn tuyến metro dù hút khách nhưng lại trong trạng thái “đơn độc” kéo dài.

XE CÔNG CỘNG CÓ THỂ CẠNH TRANH VỚI PHƯƠNG TIỆN CÁ NHÂN

Nhìn lại bức tranh vận tải hành khách công cộng của Thủ đô tại tọa đàm “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng” vừa tổ chức tuần qua, ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng Hà Nội, cho hay mạng lưới vận tải công cộng của Hà Nội hiện có 154 tuyến, trong đó có 132 tuyến trợ có giá, với hệ thống vận tải phổ cập đến tất cả quận, huyện.

9 tháng đầu năm 2022, hệ thống xe buýt thu hút được 215 triệu lượt hành khách, doanh thu đạt trên 400 tỷ đồng, cơ bản phục hồi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Tuy nhiên, nếu so sánh với sản lượng vận chuyển bằng xe buýt thời điểm trước dịch, vào năm 2019 đạt tới 482,6 triệu lượt hành khách thì lượng khách hiện sụt giảm đáng kể.

Dù vậy, cũng theo ông Phương, cùng với việc phục hồi, hệ thống vận tải công cộng tại Thủ đô ngày càng đa dạng về tuyến và loại hình phương tiện.

Đặc biệt, Hà Nội bổ sung thêm các tuyến xe buýt điện; đồng thời, từng bước thay thế các phương tiện cũ, thí điểm triển khai một số điểm sử dụng năng lượng mặt trời tại một số nhà chờ; xây dựng hệ thống vé thông minh,… theo hướng có lợi cho người dân để khuyến khích người dân sử dụng vận tải công cộng.

Đặc biệt, “vai trò của vận tải hành khách khối lượng lớn là “xương sống” của hạ tầng đô thị khi tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động. Lượng khách di chuyển bằng đường sắt đô thị tăng cũng tác động giúp xe buýt phát triển hơn”, ông Phương nhấn mạnh. Tuy nhiên, cần ghi nhận thêm những ý kiến của người dân để đưa ra những điều chỉnh, tăng tính kết nối giữa đường sắt đô thị và xe buýt.

Chia sẻ lộ trình phát triển vận tải khách công cộng của các nước trên thế giới để trở thành phương tiện yêu thích của người dân, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hanoi Metro, cho biết vận tải hành khách công cộng trải qua 3 giai đoạn.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 42 phát hành ngày 17-10-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/27

“Kéo” và “đẩy”để hành khách không “quay lưng” với vận tải công cộng - Ảnh 1