“Kết luận Đà Nẵng sai phạm là có cơ sở”
Bộ Tư pháp lên tiếng về kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với những sai phạm của Đà Nẵng trong quản lý đất đai
Những kết luận của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của lãnh đạo Đà Nẵng trong trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra và quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn là “có cơ sở pháp lý”.
Quan điểm trên vừa được Bộ Tư pháp khẳng định trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, sau khi lãnh đạo Đà Nẵng không thừa nhận những kết luận của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố và một số cán bộ trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong việc quản lý đất đai trên địa bàn.
Theo Bộ Tư pháp, cả 8 nội dung trong kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố mới đây đều có cơ sở về mặt pháp lý.
Cụ thể, đối với việc không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại 44 dự án, Bộ Tư pháp cho rằng, theo Luật Đất đai hiện hành, toàn bộ các dự án được nêu trong kết luận thanh tra là các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, không có trường hợp nào được áp dụng cơ chế đặc thù hay ưu đãi.
Về việc sử dụng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc Thanh tra Chính phủ kết luận “UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng cho các nhà đầu tư là trái với quy định của pháp luật” là đúng, vì theo khoản 4, điều 5 Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức là giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất và việc giao đất được thực hiện bằng các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chứ không phải bằng việc ký các hợp đồng chuyển nhượng đối với các bên có nhu cầu sử dụng đất.
Vì vậy, theo Bộ Tư pháp, việc UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư là trái pháp luật.
Ngoài ra, việc UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng còn vi phạm khoản 4, điều 37 Luật Đất đai năm 2003, nghĩa là việc ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải là cơ quan có thẩm quyền, không được phép ủy quyền cho người khác.
Về điều kiện để Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cơ quan Thanh tra phát hiện khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND Đà Nẵng đã không thẩm tra nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư, thậm chí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng chi tiết chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cũng vi phạm quy định của Luật Đất đai.
Đối với vi phạm về thời gian công khai trước khi tiến hành đấu giá đất, thay vi phải thông báo trước 30 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì Đà Nẵng chỉ công bố trước 15 ngày là trái với quy định tại điều 8 quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất của Chính phủ. Do đó, kết luận vi phạm của Đà Nẵng trong trường hợp này của Thanh tra Chính phủ là có cơ sở pháp lý.
Đáng chú ý, việc UBND thành phố Đà Nẵng quyết định giá thu tiền sử dụng đất thấp hơn bảng giá đất do UBND thành phố ban hành như phát hiện và kết luận của đoàn Thanh tra cũng không phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng lưu ý, kể từ ngày 27/2/2006 đến nay, UBND thành phố Đà Nẵng có quyền quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất thấp hơn giá trong bảng giá do UBND Thành phố ban hành. Vì vậy, việc xác định tính hợp pháp của các quyết định này cần phải được xem xét một cách cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường cao hơn giá trong bảng giá do UBND Thành phố ban hành thì việc Đà Nẵng quyết định giá thấp hơn giá trong bảng giá là vi phạm pháp luật.
Liên quan đến một số nội dung khác như việc giảm tiền sử dụng đất cho một số đối tượng; thẩm quyền gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất với mục đích sản xuất, kinh doanh nhưng khi sổ đỏ lại ghi thời hạn là sử dụng đất lâu dài, Bộ Tư pháp khẳng định là không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và gây thất thoát cho ngân sách.
Quan điểm trên vừa được Bộ Tư pháp khẳng định trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, sau khi lãnh đạo Đà Nẵng không thừa nhận những kết luận của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố và một số cán bộ trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong việc quản lý đất đai trên địa bàn.
Theo Bộ Tư pháp, cả 8 nội dung trong kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố mới đây đều có cơ sở về mặt pháp lý.
Cụ thể, đối với việc không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại 44 dự án, Bộ Tư pháp cho rằng, theo Luật Đất đai hiện hành, toàn bộ các dự án được nêu trong kết luận thanh tra là các trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất, không có trường hợp nào được áp dụng cơ chế đặc thù hay ưu đãi.
Về việc sử dụng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc Thanh tra Chính phủ kết luận “UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng cho các nhà đầu tư là trái với quy định của pháp luật” là đúng, vì theo khoản 4, điều 5 Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước thực hiện việc trao quyền sử dụng đất thông qua các hình thức là giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất và việc giao đất được thực hiện bằng các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chứ không phải bằng việc ký các hợp đồng chuyển nhượng đối với các bên có nhu cầu sử dụng đất.
Vì vậy, theo Bộ Tư pháp, việc UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư là trái pháp luật.
Ngoài ra, việc UBND thành phố Đà Nẵng giao cho các ban quản lý dự án hoặc các công ty ký hợp đồng chuyển nhượng còn vi phạm khoản 4, điều 37 Luật Đất đai năm 2003, nghĩa là việc ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải là cơ quan có thẩm quyền, không được phép ủy quyền cho người khác.
Về điều kiện để Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cơ quan Thanh tra phát hiện khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, UBND Đà Nẵng đã không thẩm tra nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư, thậm chí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng chi tiết chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cũng vi phạm quy định của Luật Đất đai.
Đối với vi phạm về thời gian công khai trước khi tiến hành đấu giá đất, thay vi phải thông báo trước 30 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì Đà Nẵng chỉ công bố trước 15 ngày là trái với quy định tại điều 8 quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất của Chính phủ. Do đó, kết luận vi phạm của Đà Nẵng trong trường hợp này của Thanh tra Chính phủ là có cơ sở pháp lý.
Đáng chú ý, việc UBND thành phố Đà Nẵng quyết định giá thu tiền sử dụng đất thấp hơn bảng giá đất do UBND thành phố ban hành như phát hiện và kết luận của đoàn Thanh tra cũng không phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.
Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng lưu ý, kể từ ngày 27/2/2006 đến nay, UBND thành phố Đà Nẵng có quyền quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất thấp hơn giá trong bảng giá do UBND Thành phố ban hành. Vì vậy, việc xác định tính hợp pháp của các quyết định này cần phải được xem xét một cách cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường cao hơn giá trong bảng giá do UBND Thành phố ban hành thì việc Đà Nẵng quyết định giá thấp hơn giá trong bảng giá là vi phạm pháp luật.
Liên quan đến một số nội dung khác như việc giảm tiền sử dụng đất cho một số đối tượng; thẩm quyền gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất với mục đích sản xuất, kinh doanh nhưng khi sổ đỏ lại ghi thời hạn là sử dụng đất lâu dài, Bộ Tư pháp khẳng định là không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và gây thất thoát cho ngân sách.