Kết quả kiểm toán 4 doanh nghiệp Nhà nước: “Tiết kiệm thông tin”
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của 4 doanh nghiệp Nhà nước đã được công bố ngày 27/8
Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2007 của 4 doanh nghiệp Nhà nước đã được công bố ngày 27/8.
Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra những nhận định khá lạc quan về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, những chỉ tiêu tài chính của từng doanh nghiệp chưa thực sự đồng tình với đánh giá này.
4 tổng công ty được kiểm toán và công bố kết quả là những công ty đã hoàn thành và đã phát hành báo cáo kiểm toán, bao gồm: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco), Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (RESCO).
Theo báo cáo kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2007, nhìn chung tình hình tài chính của các tổng công ty được kiểm toán là lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 45/49 doanh nghiệp thành viên được kiểm toán kinh doanh có lãi, chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.
Cơ bản các đơn vị đã chấp hành quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn, phát triển vốn; đóng góp nhiều cho ngân sách.
Ông Lê Minh Khái, Phó tổng kiểm toán Nhà nước nhận định rằng, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu hợp lý để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không thâm hụt vốn, làm ăn có lãi, thì chỉ tiêu đã được công bố cho thấy các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả, nhất là trong năm 2008 khi mặt bằng lãi suất chưa tăng cao.
Việc kinh doanh đa ngành, đa dạng sản phẩm của một số doanh nghiệp được Kiểm toán Nhà nước đánh giá là góp phần đa dạng hóa sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong đó, Vinalines đã góp vốn thành lập mới 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với số tiền 62 tỷ đồng và góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần chứng khoán với số tiền 29,7 tỷ đồng.
Ông Lê Minh Khái cho rằng, việc đầu tư ngoài ngành của 4 doanh nghiệp được kiểm toán không có vấn đề lớn và vẫn có hiệu quả và không sai lệch định hướng của Chính phủ.
Những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp còn chung chung. Ngoài những con số tăng - giảm doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, các kiến nghị được công bố khác đều thiếu những con số và các nội dung cụ thể.
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước về tình hình kinh doanh của Vinalines là: “Đến thời điểm kiểm toán, tình hình tài chính của Tổng công ty là lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp cuối năm chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ các khoản nợ phải thu, phải trả; nhiều khoản nợ phải thu tồn đọng từ nhiều năm không được thu hồi, xử lý dứt điểm hoặc trích lập dự phòng; hạch toán tài sản không đủ điều kiện; xác định không đúng mức trích khấu hao theo quy định”.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Tổng công ty phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra xử lý những vấn đề tài chính phát sinh giữa thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; xét trách nhiệm Giám đốc Cảng Hải Phòng trong việc mua, sử dụng xe ô tô con phục vụ chuyên gia, lãnh đạo vượt định mức tiêu chuẩn...
Đó là chiếc xe 3.5 Q, trị giá hơn 1 tỷ đồng, vượt định mức áp dụng cho xe ôtô phục vụ cho mục đích đưa đón chuyên gia.
Với Tổng công ty Địa ốc Sài gòn, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm kê, xác định những con số sai lệch và đề nghị làm rõ trách nhiệm vi phạm. Khatoco và VTC được nhận kiến nghị nổi bật nhất là xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý quỹ lương.
Ngoài ra, Khatoco còn được kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất bia tươi không đúng trình tự đầu tư, kém hiệu quả; UBND tỉnh Khánh Hòa đã điều chỉnh phương thức huy động quỹ xóa đói giảm nghèo đối với doanh nghiệp nhà nước có lãi.
Như vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa đầy đủ, khi chỉ có 4 doanh nghiệp nhà nước được công bố kết quả kiểm toán một cách “tiết kiệm thông tin”.
Trong khi, đã có nhiều ý kiến hoài nghi về tỷ trọng đóng góp thực sự của thành phần kinh tế này trong so sánh với tổng nguồn vốn đang phải đổ vào khu vực kinh tế Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra những nhận định khá lạc quan về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, những chỉ tiêu tài chính của từng doanh nghiệp chưa thực sự đồng tình với đánh giá này.
4 tổng công ty được kiểm toán và công bố kết quả là những công ty đã hoàn thành và đã phát hành báo cáo kiểm toán, bao gồm: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco), Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (RESCO).
Theo báo cáo kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2007, nhìn chung tình hình tài chính của các tổng công ty được kiểm toán là lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 45/49 doanh nghiệp thành viên được kiểm toán kinh doanh có lãi, chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.
Cơ bản các đơn vị đã chấp hành quy chế quản lý tài chính của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn, phát triển vốn; đóng góp nhiều cho ngân sách.
Ông Lê Minh Khái, Phó tổng kiểm toán Nhà nước nhận định rằng, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu hợp lý để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp không thâm hụt vốn, làm ăn có lãi, thì chỉ tiêu đã được công bố cho thấy các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả, nhất là trong năm 2008 khi mặt bằng lãi suất chưa tăng cao.
Việc kinh doanh đa ngành, đa dạng sản phẩm của một số doanh nghiệp được Kiểm toán Nhà nước đánh giá là góp phần đa dạng hóa sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong đó, Vinalines đã góp vốn thành lập mới 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với số tiền 62 tỷ đồng và góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần chứng khoán với số tiền 29,7 tỷ đồng.
Ông Lê Minh Khái cho rằng, việc đầu tư ngoài ngành của 4 doanh nghiệp được kiểm toán không có vấn đề lớn và vẫn có hiệu quả và không sai lệch định hướng của Chính phủ.
Những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp còn chung chung. Ngoài những con số tăng - giảm doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, các kiến nghị được công bố khác đều thiếu những con số và các nội dung cụ thể.
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước về tình hình kinh doanh của Vinalines là: “Đến thời điểm kiểm toán, tình hình tài chính của Tổng công ty là lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp cuối năm chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ các khoản nợ phải thu, phải trả; nhiều khoản nợ phải thu tồn đọng từ nhiều năm không được thu hồi, xử lý dứt điểm hoặc trích lập dự phòng; hạch toán tài sản không đủ điều kiện; xác định không đúng mức trích khấu hao theo quy định”.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Tổng công ty phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra xử lý những vấn đề tài chính phát sinh giữa thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; xét trách nhiệm Giám đốc Cảng Hải Phòng trong việc mua, sử dụng xe ô tô con phục vụ chuyên gia, lãnh đạo vượt định mức tiêu chuẩn...
Đó là chiếc xe 3.5 Q, trị giá hơn 1 tỷ đồng, vượt định mức áp dụng cho xe ôtô phục vụ cho mục đích đưa đón chuyên gia.
Với Tổng công ty Địa ốc Sài gòn, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị kiểm kê, xác định những con số sai lệch và đề nghị làm rõ trách nhiệm vi phạm. Khatoco và VTC được nhận kiến nghị nổi bật nhất là xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý quỹ lương.
Ngoài ra, Khatoco còn được kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể có liên quan trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất bia tươi không đúng trình tự đầu tư, kém hiệu quả; UBND tỉnh Khánh Hòa đã điều chỉnh phương thức huy động quỹ xóa đói giảm nghèo đối với doanh nghiệp nhà nước có lãi.
Như vậy, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa đầy đủ, khi chỉ có 4 doanh nghiệp nhà nước được công bố kết quả kiểm toán một cách “tiết kiệm thông tin”.
Trong khi, đã có nhiều ý kiến hoài nghi về tỷ trọng đóng góp thực sự của thành phần kinh tế này trong so sánh với tổng nguồn vốn đang phải đổ vào khu vực kinh tế Nhà nước.