Khách sạn hạng sang bùng nổ ở Trung Quốc
Các chuỗi khách sạn hàng đầu đua nhau mở rộng sự hiện diện tại Trung Quốc để đón đầu sự phát triển của thị trường cao cấp ở đây
Trên công trường xây dựng khách sạn Ritz Carlton ở Hồng Kông, các công nhân đang gấp rút làm việc để tòa khách sạn cao 118 tầng gồm 312 phòng này đi vào hoạt động trong 6 tháng nữa.
Đây sẽ là tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông, đồng thời là khách sạn cao nhất thế giới, với quán bar trên tầng thượng của tòa nhà cách mặt nước biển 490m.
Tờ New York Times cho biết, còn cách ngày khai trương tới nửa năm, nhưng Ritz Carlton đã nhận được 20 hợp đồng đặt trước tổ chức tiệc cưới. Mỗi ngày, có khoảng 6 - 7 cuộc gọi tới ban quản lý khách sạn để tham khảo giá cả và dịch vụ.
Cùng với sự phục hồi của kinh tế sau khủng hoảng và suy thoái, người tiêu dùng cũng trở nên sẵn sàng hơn với việc mở ví cho những dịch vụ và hàng hóa xa xỉ. Mà không ở đâu có thể cảm nhận được điều này rõ nét ở hơn ở Trung Quốc, nền kinh tế được xem là đầu tàu phục hồi của kinh tế thế giới.
“Thị trường khách sạn ở châu Á đang phục hồi mạnh hơn ở các khu vực khác trên thế giới, đi đầu chính là Trung Quốc”, ông Mark DeCocinis, Tổng giám đốc Ritz Carlton khu vực châu Á, nhận định.
Tuy nhiên, sức nóng của thị trường khách sạn hạng sang tại châu Á cũng gây ra không ít lo ngại. Trước khi Olympic Bắc Kinh diễn ra hồi năm 2008, một loạt khách sạn đã được đưa vào sử dụng, và khi sự kiện thể thao này kết thúc, tỷ lệ phòng trống tăng vọt.
Tại Thượng Hải, nơi triển lãm thế giới World Expo đang diễn ra, có khoảng 20 khách sạn cao cấp sẽ mở cửa trong năm nay. Số lượng khách sạn tăng mạnh như vậy làm gia tăng những lo ngại về tình trạng thừa phòng.
Tuy nhiên, các công ty kinh doanh khách sạn vẫn dám chấp nhận những rủi ro này. Mặc dù một tỷ lệ không nhỏ người Trung Quốc vẫn có nếp sống bình dân, nhưng quốc gia này đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường hàng hóa và dịch vụ cao cấp lớn nhất thế giới.
Theo một báo cáo do hãng nghiên cứu McKinsey thực hiện năm 2009, đến năm 2012, Trung Quốc sẽ có hơn 4 triệu hộ gia đình giàu có - theo định nghĩa của Trung Quốc là có thu nhập hàng năm trên 250.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 37.000 USD.
Trong thời gian suy thoái kinh tế vừa qua, niềm tin của người tiêu dùng châu Á đã suy giảm mạnh. Nhưng hiện nay, cùng với sự phục hồi kinh tế, hoạt động du lịch, giải trí của người dân tại khu vực này đã tăng nhanh trở lại. Giám đốc các khách sạn cho biết, doanh thu của họ đang trên đà tăng mạnh và kém so với trước khủng hoảng không bao nhiêu.
“Chúng tôi chưa thực sự đạt được mức doanh thu như của hai năm trước, nhưng cũng đã tiến gần tới mức đó”, ông Robert Murray, người đứng đầu chuỗi khách sạn Accor của Pháp tại thị trường Trung Quốc, nói với New York Times. Tỷ lệ đặt phòng đã phục hồi về mức trước khi xảy ra khủng hoảng, dù giá thuê phòng vẫn còn thấp hơn so với trước kia, do hoạt động giảm giá để giữ khách của các khách sạn.
Nhằm đón đầu sự tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á, ngành công nghiệp khách sạn của thế giới đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện ở khu vực này.
Mới có duy nhất một khách sạn ở Trung Quốc ở thời điểm 4 năm trước, nay Ritz Carlton lên kế hoạch xây thêm 8 khách sạn nữa ở đây. Ngoài khách sạn đang được hoàn thành ở Hồng Kông, tập đoàn này còn đang hoàn tất một khách sạn 285 phòng, có phòng họp rộng 1.135 m2 nữa ở Phố Đông, Thượng Hải.
Bên kia sông Hoàng Phố, khách sạn sang trọng Peace Hotel vốn là một trong những địa chỉ nổi bật của Thượng Hải đã nhiều năm cũng sẽ sớm mở cửa trở lại sau một thời gian tu sửa. Năm nay, tập đoàn khách sạn Accor - chủ sở hữu các thương hiệu khách sạn Mercure và Sofitel - dự kiến sẽ mở cửa 45 khách sạn mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ritz-Carlton cũng có kế hoạch mở thêm 10 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại châu Á trong vòng 5 năm tới. Trong đó, có 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng được xây dựng ở những thành phố hạng hai của Trung Quốc như Thành Đô và Thanh Đảo.
Sự nở rộ của các khách sạn hạng sang cho thấy niềm tin lớn mà các chuỗi khách sạn đặt vào thị trường Trung Quốc. New York Times cho rằng, tầng lớp giàu có ở Trung Quốc thường tin tưởng các thương hiệu nước ngoài, các dịch vụ xa xỉ, và muốn phô bày sự giàu có của mình chẳng hạn bằng cách đi ăn uống ở những nhà hàng sang trọng.
Tất cả những điểm này đều được xem là dấu hiệu về một thị trường giàu tiềm năng trong mắt các chuỗi khách sạn hạng sang và các hãng đồ hiệu.
“Thị trường Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay trên toàn cầu”, ông Van Cleef & Arpels, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của nhà cung cấp hàng trang sức cao cấp của Pháp Van Cleef & Arpels cho biết. Hiện công ty này đang mở rộng mạnh mẽ ở khu vực châu Á.
“Thế giới đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ bản trong sức mạnh chi tiêu về phía khu vực châu Á. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó”, ông Vuchot nói thêm, dù biết rằng những mặt hàng cao cấp mà công ty của ông cung cấp phải chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt 30% ở thị trường Trung Quốc.
Đây sẽ là tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông, đồng thời là khách sạn cao nhất thế giới, với quán bar trên tầng thượng của tòa nhà cách mặt nước biển 490m.
Tờ New York Times cho biết, còn cách ngày khai trương tới nửa năm, nhưng Ritz Carlton đã nhận được 20 hợp đồng đặt trước tổ chức tiệc cưới. Mỗi ngày, có khoảng 6 - 7 cuộc gọi tới ban quản lý khách sạn để tham khảo giá cả và dịch vụ.
Cùng với sự phục hồi của kinh tế sau khủng hoảng và suy thoái, người tiêu dùng cũng trở nên sẵn sàng hơn với việc mở ví cho những dịch vụ và hàng hóa xa xỉ. Mà không ở đâu có thể cảm nhận được điều này rõ nét ở hơn ở Trung Quốc, nền kinh tế được xem là đầu tàu phục hồi của kinh tế thế giới.
“Thị trường khách sạn ở châu Á đang phục hồi mạnh hơn ở các khu vực khác trên thế giới, đi đầu chính là Trung Quốc”, ông Mark DeCocinis, Tổng giám đốc Ritz Carlton khu vực châu Á, nhận định.
Tuy nhiên, sức nóng của thị trường khách sạn hạng sang tại châu Á cũng gây ra không ít lo ngại. Trước khi Olympic Bắc Kinh diễn ra hồi năm 2008, một loạt khách sạn đã được đưa vào sử dụng, và khi sự kiện thể thao này kết thúc, tỷ lệ phòng trống tăng vọt.
Tại Thượng Hải, nơi triển lãm thế giới World Expo đang diễn ra, có khoảng 20 khách sạn cao cấp sẽ mở cửa trong năm nay. Số lượng khách sạn tăng mạnh như vậy làm gia tăng những lo ngại về tình trạng thừa phòng.
Tuy nhiên, các công ty kinh doanh khách sạn vẫn dám chấp nhận những rủi ro này. Mặc dù một tỷ lệ không nhỏ người Trung Quốc vẫn có nếp sống bình dân, nhưng quốc gia này đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường hàng hóa và dịch vụ cao cấp lớn nhất thế giới.
Theo một báo cáo do hãng nghiên cứu McKinsey thực hiện năm 2009, đến năm 2012, Trung Quốc sẽ có hơn 4 triệu hộ gia đình giàu có - theo định nghĩa của Trung Quốc là có thu nhập hàng năm trên 250.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 37.000 USD.
Trong thời gian suy thoái kinh tế vừa qua, niềm tin của người tiêu dùng châu Á đã suy giảm mạnh. Nhưng hiện nay, cùng với sự phục hồi kinh tế, hoạt động du lịch, giải trí của người dân tại khu vực này đã tăng nhanh trở lại. Giám đốc các khách sạn cho biết, doanh thu của họ đang trên đà tăng mạnh và kém so với trước khủng hoảng không bao nhiêu.
“Chúng tôi chưa thực sự đạt được mức doanh thu như của hai năm trước, nhưng cũng đã tiến gần tới mức đó”, ông Robert Murray, người đứng đầu chuỗi khách sạn Accor của Pháp tại thị trường Trung Quốc, nói với New York Times. Tỷ lệ đặt phòng đã phục hồi về mức trước khi xảy ra khủng hoảng, dù giá thuê phòng vẫn còn thấp hơn so với trước kia, do hoạt động giảm giá để giữ khách của các khách sạn.
Nhằm đón đầu sự tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á, ngành công nghiệp khách sạn của thế giới đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện ở khu vực này.
Mới có duy nhất một khách sạn ở Trung Quốc ở thời điểm 4 năm trước, nay Ritz Carlton lên kế hoạch xây thêm 8 khách sạn nữa ở đây. Ngoài khách sạn đang được hoàn thành ở Hồng Kông, tập đoàn này còn đang hoàn tất một khách sạn 285 phòng, có phòng họp rộng 1.135 m2 nữa ở Phố Đông, Thượng Hải.
Bên kia sông Hoàng Phố, khách sạn sang trọng Peace Hotel vốn là một trong những địa chỉ nổi bật của Thượng Hải đã nhiều năm cũng sẽ sớm mở cửa trở lại sau một thời gian tu sửa. Năm nay, tập đoàn khách sạn Accor - chủ sở hữu các thương hiệu khách sạn Mercure và Sofitel - dự kiến sẽ mở cửa 45 khách sạn mới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ritz-Carlton cũng có kế hoạch mở thêm 10 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại châu Á trong vòng 5 năm tới. Trong đó, có 5 khách sạn và khu nghỉ dưỡng được xây dựng ở những thành phố hạng hai của Trung Quốc như Thành Đô và Thanh Đảo.
Sự nở rộ của các khách sạn hạng sang cho thấy niềm tin lớn mà các chuỗi khách sạn đặt vào thị trường Trung Quốc. New York Times cho rằng, tầng lớp giàu có ở Trung Quốc thường tin tưởng các thương hiệu nước ngoài, các dịch vụ xa xỉ, và muốn phô bày sự giàu có của mình chẳng hạn bằng cách đi ăn uống ở những nhà hàng sang trọng.
Tất cả những điểm này đều được xem là dấu hiệu về một thị trường giàu tiềm năng trong mắt các chuỗi khách sạn hạng sang và các hãng đồ hiệu.
“Thị trường Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay trên toàn cầu”, ông Van Cleef & Arpels, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của nhà cung cấp hàng trang sức cao cấp của Pháp Van Cleef & Arpels cho biết. Hiện công ty này đang mở rộng mạnh mẽ ở khu vực châu Á.
“Thế giới đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ bản trong sức mạnh chi tiêu về phía khu vực châu Á. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó”, ông Vuchot nói thêm, dù biết rằng những mặt hàng cao cấp mà công ty của ông cung cấp phải chịu thuế suất tiêu thụ đặc biệt 30% ở thị trường Trung Quốc.