Khi dân hỏi Thứ trưởng “đi làm bằng taxi thật à?”
“Tôi thấy rất đơn giản, quan trọng là mình có muốn làm hay không”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói
“Có hôm đi làm về, người dân xung quanh nhìn thấy tôi xuống từ taxi, có người hỏi, ông đi làm bằng taxi thật à? Lúc đó tôi bảo, đi thật chứ giả gì!”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí đã có những trải lòng về việc sử dụng taxi đi làm theo chủ trương khoán xe công của Bộ Tài chính, trong một buổi họp báo thường kỳ mới đây.
“Việc mình đi làm bằng taxi là rất bình thường, chẳng có gì mà báo chí cứ đưa lên, xuống hoài”, ông Chí nói, và cho biết nhà ông cách cơ quan 10 km, nên được khoán kinh phí sử dụng xe công tương ứng 6,6 triệu đồng/tháng.
Vị Thứ trưởng cho biết, khoán xe công với mức chi phí nhất định là một chủ trương đã được đưa ra từ năm 2007, với lộ trình khoán dần với những lãnh đạo có có tiêu chuẩn định mức cho việc sử dụng xe công.
Tiếp đó, Chính phủ có hàng loạt các quyết định từ năm 2007 - 2015 về chủ trương khoán xe công, nhưng trên tinh thần “tự nguyện” là chính, nên được ít các cán bộ thực hiện.
Ông Chí kể, ngày đầu tiên Bộ Tài chính chính thức khoán xe công, ông được bắt gặp bước xuống cổng Bộ từ taxi. Có người hỏi, đi làm taxi có “vấn đề” gì không, ông trả lời, việc này rất bình thường. Thời còn làm Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, ông Chí cũng từng dùng xe máy, xe đạp để đi làm.
“Tôi đi làm từ 7 giờ sáng, hẹn taxi rồi mà không đến thì bắt xe khác đi. Tôi không nề hà gì, là chủ trương thì phải thống nhất thực hiện. Với các ý kiến sợ mất tài liệu, hay tư thế đi xe biển trắng, taxi vào cơ quan thì ai cho vào… đó chỉ là lý do thôi. Tôi thấy rất đơn giản, quan trọng là mình có muốn làm hay không”, Thứ trưởng nói.
Về việc mở rộng áp dụng mô hình này, ông Chí nói, Bộ Tài chính sẽ đánh giá kết quả thực hiện khoán xe công sau khi áp dụng một thời gian và báo cáo Chính phủ, nếu có hiệu quả, sẽ nhân rộng.
Từ 1/10 vừa qua, hàng loạt các thứ trưởng và tổng cục trưởng của Bộ Tài chính đã không còn sử dụng những chiếc xe biển xanh để di chuyển từ nhà lên cơ quan và ngược lại. Chính sách khoán xe công của Bộ Tài chính nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, trong bối cảnh ngân sách đang khó khăn.
Theo ghi nhận, các thứ trưởng đều lựa chọn taxi, hoặc đi nhờ người nhà, xe cá nhân khác… để di chuyển lên cơ quan đúng giờ làm việc.
Tùy theo khoảng cách giữa nhà riêng và cơ quan, các thứ trưởng Trần Văn Hiếu, Vũ Thị Mai có mức khoán là 5,3 triệu đồng/tháng. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải là gần 4 triệu đồng. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Xuân Hà được nhận khoán ở mức 9,9 triệu đồng.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh đánh giá, việc áp dụng thí điểm khoán xe công của Bộ Tài chính có ý nghĩa nhiều về việc đổi mới nhận thức và tư duy, còn tiết kiệm tiền bạc hiện chưa đáng kể. Tuy nhiên, nếu môi hình này được nhân rộng ra cả nước, với hàng nghìn lãnh đạo, ông Ánh ước tính, sẽ tiết kiệm mỗi năm khoảng 1.500 tỷ đồng.
Còn theo Cục trưởng Cục Quản lý công sản Trần Đức Thắng, việc khoán xe công sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với quy định cũ. Bộ Tài chính đi tiên phong trong việc này. Tuy nhiên để thận trọng, trước mắt Bộ áp dụng khoán xe đưa đón từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.
Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công. Chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng/năm (gồm chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Chi phí để nuôi xe công của cả nước hiện ngốn gần 13.000 tỷ đồng mỗi năm.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí đã có những trải lòng về việc sử dụng taxi đi làm theo chủ trương khoán xe công của Bộ Tài chính, trong một buổi họp báo thường kỳ mới đây.
“Việc mình đi làm bằng taxi là rất bình thường, chẳng có gì mà báo chí cứ đưa lên, xuống hoài”, ông Chí nói, và cho biết nhà ông cách cơ quan 10 km, nên được khoán kinh phí sử dụng xe công tương ứng 6,6 triệu đồng/tháng.
Vị Thứ trưởng cho biết, khoán xe công với mức chi phí nhất định là một chủ trương đã được đưa ra từ năm 2007, với lộ trình khoán dần với những lãnh đạo có có tiêu chuẩn định mức cho việc sử dụng xe công.
Tiếp đó, Chính phủ có hàng loạt các quyết định từ năm 2007 - 2015 về chủ trương khoán xe công, nhưng trên tinh thần “tự nguyện” là chính, nên được ít các cán bộ thực hiện.
Ông Chí kể, ngày đầu tiên Bộ Tài chính chính thức khoán xe công, ông được bắt gặp bước xuống cổng Bộ từ taxi. Có người hỏi, đi làm taxi có “vấn đề” gì không, ông trả lời, việc này rất bình thường. Thời còn làm Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, ông Chí cũng từng dùng xe máy, xe đạp để đi làm.
“Tôi đi làm từ 7 giờ sáng, hẹn taxi rồi mà không đến thì bắt xe khác đi. Tôi không nề hà gì, là chủ trương thì phải thống nhất thực hiện. Với các ý kiến sợ mất tài liệu, hay tư thế đi xe biển trắng, taxi vào cơ quan thì ai cho vào… đó chỉ là lý do thôi. Tôi thấy rất đơn giản, quan trọng là mình có muốn làm hay không”, Thứ trưởng nói.
Về việc mở rộng áp dụng mô hình này, ông Chí nói, Bộ Tài chính sẽ đánh giá kết quả thực hiện khoán xe công sau khi áp dụng một thời gian và báo cáo Chính phủ, nếu có hiệu quả, sẽ nhân rộng.
Từ 1/10 vừa qua, hàng loạt các thứ trưởng và tổng cục trưởng của Bộ Tài chính đã không còn sử dụng những chiếc xe biển xanh để di chuyển từ nhà lên cơ quan và ngược lại. Chính sách khoán xe công của Bộ Tài chính nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía, trong bối cảnh ngân sách đang khó khăn.
Theo ghi nhận, các thứ trưởng đều lựa chọn taxi, hoặc đi nhờ người nhà, xe cá nhân khác… để di chuyển lên cơ quan đúng giờ làm việc.
Tùy theo khoảng cách giữa nhà riêng và cơ quan, các thứ trưởng Trần Văn Hiếu, Vũ Thị Mai có mức khoán là 5,3 triệu đồng/tháng. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải là gần 4 triệu đồng. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Xuân Hà được nhận khoán ở mức 9,9 triệu đồng.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh đánh giá, việc áp dụng thí điểm khoán xe công của Bộ Tài chính có ý nghĩa nhiều về việc đổi mới nhận thức và tư duy, còn tiết kiệm tiền bạc hiện chưa đáng kể. Tuy nhiên, nếu môi hình này được nhân rộng ra cả nước, với hàng nghìn lãnh đạo, ông Ánh ước tính, sẽ tiết kiệm mỗi năm khoảng 1.500 tỷ đồng.
Còn theo Cục trưởng Cục Quản lý công sản Trần Đức Thắng, việc khoán xe công sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với quy định cũ. Bộ Tài chính đi tiên phong trong việc này. Tuy nhiên để thận trọng, trước mắt Bộ áp dụng khoán xe đưa đón từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.
Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công. Chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng/năm (gồm chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Chi phí để nuôi xe công của cả nước hiện ngốn gần 13.000 tỷ đồng mỗi năm.