Khi giá cà phê “lao dốc”
Đầu tháng 6, giá cà phê xuất khẩu vượt ngưỡng 1.570 USD/tấn, kéo theo giá nguyên liệu trong nước lên trên 25.500 đồng/kg
Đầu tháng 6, giá cà phê xuất khẩu vượt ngưỡng 1.570 USD/tấn, kéo theo giá nguyên liệu trong nước lên trên 25.500 đồng/kg.
Đến giữa tháng 6 giá cà phê thế giới bất ngờ đảo chiều, khiến giới kinh doanh cà phê trong nước thua lỗ nặng khi mỗi tấn cà phê “bốc hơi” 4,2 triệu đồng. Đêm 15/6, giá cà phê bắt đầu tụt dốc: mỗi tấn cà phê đã giảm 69 USD/tấn từ mức 1.541 USD/tấn.
Bất ngờ…
Đến ngày 24/6, sự đảo chiều của thị trường cà phê thế giới đã khiến cho một tấn cà phê bán ra trong nước bị “bốc hơi” 4,2 triệu đồng. Sự biến động với biên độ lớn trong thời gian ngắn vừa diễn ra đã làm cả người trồng và giới kinh doanh cà phê trở tay không kịp.
Theo giới kinh doanh cà phê tại Gia Lai và Đắc Lắc, ước tính vụ mùa cà phê năm 2008, Việt Nam thu hoạch khoảng một triệu tấn nhưng mới chỉ xuất khẩu khoảng 650.000 tấn. Như vậy, lượng cà phê hiện đang còn tồn tại các nhà thu mua và trong dân khoảng 350.000 tấn.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Đắc Lắc cho biết: “Giá cà phê nhân xô trên thị trường Đắc Lắc những ngày cuối tuần qua chỉ còn 21.300 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng ba năm qua. Ngày nào cũng chứng kiến giá cà phê giảm. Nếu như giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam (FOB-HCM) ngày 15/6 là 1.450 USD/tấn thì đến ngày 24.6 giảm còn 1.330 USD/tấn khiến chúng tôi không thể nào đẩy hàng ra được”.
Sau đợt cà phê giảm giá vừa rồi, doanh nghiệp này mất gần 200 triệu đồng cho 50 tấn cà phê mua vào những ngày đầu tháng 6.
Ông Hoàng Phước Bính (Gia Lai), một chuyên gia am hiểu về nông sản cho rằng, cà phê hiện nay đang lưu tại các kho của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nông dân không còn hàng nữa nên việc giảm giá sẽ chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Dự báo sai?
Theo những người thạo tin thị trường cà phê, ngược lại với dự báo mất mùa đưa ra hồi đầu năm nay, thông tin cà phê được mùa ở cả châu Á và châu Mỹ lại rộ lên trong thời gian gần đây.
Sản lượng cà phê tại Brazil, nhà sản xuất lớn nhất thế giới có thể tăng 15 – 20% so với dự báo. Theo hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), sản lượng đã thu hoạch ước tính đạt 50 triệu bao chứ không phải là 45,5 triệu bao như dự đoán ban đầu của Chính phủ. Việc tăng sản lượng mùa vụ đã giúp lượng cà phê xuất khẩu trong năm tháng của Brazil lên tới 12,47 triệu bao (loại 60kg), tăng 12% so với 11,1 triệu bao cùng kỳ năm trước.
“Lượng cà phê của Brazil bán ra trong tháng 5/2009 cũng lên tới 2,23 triệu bao cà phê nhân, tăng so với mức 1,7 triệu bao cùng kỳ năm trước là nguyên nhân khiến thị trường có dấu hiệu dư thừa, tạo cớ cho giới đầu cơ quốc tế xuống giá”, một nguồn tin nhận định.
Tương tự, sản lượng cà phê Ấn Độ niên vụ 2008 – 2009 cũng dự báo ước tính sẽ giảm khoảng 5,2% xuống còn 262.300 tấn. Thế nhưng, mới đây, uỷ ban cà phê Ấn Độ lại thông tin, sản lượng cà phê của nước này vụ 2008 – 2009 dự kiến đạt 293.000 tấn, tương đương vụ mùa 2007/2008.
Giá cà phê vẫn chưa có tín hiệu ổn định. Trước những biến động thất thường vô cùng khó đoán của thị trường cà phê thế giới mấy tuần qua, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) khuyến cáo các doanh nghiệp cà phê hết sức thận trọng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu cà phê sáu tháng cuối năm.
Đặng Hoàng - Trọng Hiền (SGTT)
Đến giữa tháng 6 giá cà phê thế giới bất ngờ đảo chiều, khiến giới kinh doanh cà phê trong nước thua lỗ nặng khi mỗi tấn cà phê “bốc hơi” 4,2 triệu đồng. Đêm 15/6, giá cà phê bắt đầu tụt dốc: mỗi tấn cà phê đã giảm 69 USD/tấn từ mức 1.541 USD/tấn.
Bất ngờ…
Đến ngày 24/6, sự đảo chiều của thị trường cà phê thế giới đã khiến cho một tấn cà phê bán ra trong nước bị “bốc hơi” 4,2 triệu đồng. Sự biến động với biên độ lớn trong thời gian ngắn vừa diễn ra đã làm cả người trồng và giới kinh doanh cà phê trở tay không kịp.
Theo giới kinh doanh cà phê tại Gia Lai và Đắc Lắc, ước tính vụ mùa cà phê năm 2008, Việt Nam thu hoạch khoảng một triệu tấn nhưng mới chỉ xuất khẩu khoảng 650.000 tấn. Như vậy, lượng cà phê hiện đang còn tồn tại các nhà thu mua và trong dân khoảng 350.000 tấn.
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Đắc Lắc cho biết: “Giá cà phê nhân xô trên thị trường Đắc Lắc những ngày cuối tuần qua chỉ còn 21.300 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng ba năm qua. Ngày nào cũng chứng kiến giá cà phê giảm. Nếu như giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam (FOB-HCM) ngày 15/6 là 1.450 USD/tấn thì đến ngày 24.6 giảm còn 1.330 USD/tấn khiến chúng tôi không thể nào đẩy hàng ra được”.
Sau đợt cà phê giảm giá vừa rồi, doanh nghiệp này mất gần 200 triệu đồng cho 50 tấn cà phê mua vào những ngày đầu tháng 6.
Ông Hoàng Phước Bính (Gia Lai), một chuyên gia am hiểu về nông sản cho rằng, cà phê hiện nay đang lưu tại các kho của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nông dân không còn hàng nữa nên việc giảm giá sẽ chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Dự báo sai?
Theo những người thạo tin thị trường cà phê, ngược lại với dự báo mất mùa đưa ra hồi đầu năm nay, thông tin cà phê được mùa ở cả châu Á và châu Mỹ lại rộ lên trong thời gian gần đây.
Sản lượng cà phê tại Brazil, nhà sản xuất lớn nhất thế giới có thể tăng 15 – 20% so với dự báo. Theo hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe), sản lượng đã thu hoạch ước tính đạt 50 triệu bao chứ không phải là 45,5 triệu bao như dự đoán ban đầu của Chính phủ. Việc tăng sản lượng mùa vụ đã giúp lượng cà phê xuất khẩu trong năm tháng của Brazil lên tới 12,47 triệu bao (loại 60kg), tăng 12% so với 11,1 triệu bao cùng kỳ năm trước.
“Lượng cà phê của Brazil bán ra trong tháng 5/2009 cũng lên tới 2,23 triệu bao cà phê nhân, tăng so với mức 1,7 triệu bao cùng kỳ năm trước là nguyên nhân khiến thị trường có dấu hiệu dư thừa, tạo cớ cho giới đầu cơ quốc tế xuống giá”, một nguồn tin nhận định.
Tương tự, sản lượng cà phê Ấn Độ niên vụ 2008 – 2009 cũng dự báo ước tính sẽ giảm khoảng 5,2% xuống còn 262.300 tấn. Thế nhưng, mới đây, uỷ ban cà phê Ấn Độ lại thông tin, sản lượng cà phê của nước này vụ 2008 – 2009 dự kiến đạt 293.000 tấn, tương đương vụ mùa 2007/2008.
Giá cà phê vẫn chưa có tín hiệu ổn định. Trước những biến động thất thường vô cùng khó đoán của thị trường cà phê thế giới mấy tuần qua, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) khuyến cáo các doanh nghiệp cà phê hết sức thận trọng trong việc ký hợp đồng xuất khẩu cà phê sáu tháng cuối năm.
Đặng Hoàng - Trọng Hiền (SGTT)