Khi nào thì cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch?
Những điểm đáng chú ý trong quy chế niêm yết chứng khoán mới ban hành tại sàn Hà Nội
Ngày 31/12/2007, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã ký Quyết định số 420/QĐ-TTGDHN về việc ban hành quy chế niêm yết chứng khoán tại sàn Hà Nội.
Quy chế này hướng dẫn khá cụ thể quy trình đăng ký niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và quản lý các tổ chức niêm yết như: hoạt động đăng ký niêm yết lần đầu, thay đổi đăng ký niêm yết, kiểm soát và tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết, huỷ niêm yết, và nghĩa vụ của các tổ chức niêm yết.
Đây được xem là bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy định liên quan tới hoạt động quản lý thị trường tại sàn Hà Nội theo tinh thần của Luật Chứng khoán, đồng thời tạo cơ sở pháp lý giúp các hoạt động niêm yết chứng khoán và quản lý các tổ chức niêm yết trên sàn Hà Nội được tổ chức chặt chẽ và đi vào nền nếp.
Đáng chú ý, quy chế đã quy định về các trường hợp cụ thể khi Trung tâm xem xét tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Giá và khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
- Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng Quy chế công bố thông tin trên Trung tâm, đã bị đưa vào diện bị kiểm soát trong một tháng liên tục mà chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị kiểm soát hoặc chưa có báo cáo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán/Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các biện pháp khắc phục;
- Lợi nhuận sau thuế của tổ chức niêm yết là số âm trong hai năm liên tiếp;
- Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 120 ngày;
- Thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu;
- Tách, sáp nhập doanh nghiệp;
- Khi có thông tin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch chứng khoán của tổ chức niêm yết và cần có sự xác nhận của tổ chức niêm yết;
- Theo yêu cầu của tổ chức niêm yết, khi có thông tin chưa công bố có thể ảnh hưởng đến giao dịch chứng khoán của tổ chức niêm yết;
- Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường.
Ngoài ra, trong trường hợp thấy cần thiết phải tạm ngừng giao dịch, Trung tâm sẽ có công văn thông báo việc tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết và thực hiện công bố thông tin về việc tạm ngừng giao dịch trên các phương tiện công bố thông tin của Trung tâm.
Thời hạn tạm ngừng giao dịch, trừ trường hợp tách gộp cổ phiếu, không vượt quá 10 phiên giao dịch và có thể được Trung tâm giao dịch xem xét gia hạn trong những trường hợp Trung tâm giao dịch thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường.
Cũng theo quy chế, một số điều kiện cơ bản đối với việc niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bao gồm:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
- Cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
Quy chế này hướng dẫn khá cụ thể quy trình đăng ký niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và quản lý các tổ chức niêm yết như: hoạt động đăng ký niêm yết lần đầu, thay đổi đăng ký niêm yết, kiểm soát và tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết, huỷ niêm yết, và nghĩa vụ của các tổ chức niêm yết.
Đây được xem là bước tiếp theo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy định liên quan tới hoạt động quản lý thị trường tại sàn Hà Nội theo tinh thần của Luật Chứng khoán, đồng thời tạo cơ sở pháp lý giúp các hoạt động niêm yết chứng khoán và quản lý các tổ chức niêm yết trên sàn Hà Nội được tổ chức chặt chẽ và đi vào nền nếp.
Đáng chú ý, quy chế đã quy định về các trường hợp cụ thể khi Trung tâm xem xét tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán niêm yết, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Giá và khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
- Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng Quy chế công bố thông tin trên Trung tâm, đã bị đưa vào diện bị kiểm soát trong một tháng liên tục mà chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị kiểm soát hoặc chưa có báo cáo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán/Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các biện pháp khắc phục;
- Lợi nhuận sau thuế của tổ chức niêm yết là số âm trong hai năm liên tiếp;
- Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 120 ngày;
- Thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu;
- Tách, sáp nhập doanh nghiệp;
- Khi có thông tin có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch chứng khoán của tổ chức niêm yết và cần có sự xác nhận của tổ chức niêm yết;
- Theo yêu cầu của tổ chức niêm yết, khi có thông tin chưa công bố có thể ảnh hưởng đến giao dịch chứng khoán của tổ chức niêm yết;
- Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường.
Ngoài ra, trong trường hợp thấy cần thiết phải tạm ngừng giao dịch, Trung tâm sẽ có công văn thông báo việc tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của tổ chức niêm yết và thực hiện công bố thông tin về việc tạm ngừng giao dịch trên các phương tiện công bố thông tin của Trung tâm.
Thời hạn tạm ngừng giao dịch, trừ trường hợp tách gộp cổ phiếu, không vượt quá 10 phiên giao dịch và có thể được Trung tâm giao dịch xem xét gia hạn trong những trường hợp Trung tâm giao dịch thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường.
Cũng theo quy chế, một số điều kiện cơ bản đối với việc niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bao gồm:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
- Cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.