Khi ngành du lịch Thái mở văn phòng tại Việt Nam
Hỏi chuyện bà Phornsiri Manoharn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT)
Hỏi chuyện bà Phornsiri Manoharn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT).
Thưa bà, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) mới khai trương văn phòng đầu tiên của mình tại Việt Nam. Bà có thể cho biết đôi nét về văn phòng và các hoạt động của nó?
Văn phòng TAT đầu tiên ở Việt Nam được đặt tại Tp.HCM, hiện tạm thời đặt tại Tổng lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3, Tp.HCM). Trong tương lai gần, văn phòng TAT sẽ có trụ sở khác. Chúng tôi được Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp giấy phép mở văn phòng này từ 25/4/2007.
Mục đích của văn phòng TAT là xúc tiến các quan hệ du lịch và lữ hành giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan ngày càng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Theo bà, hiện hợp tác du lịch Việt-Thái đang ở giai đoạn nào?
Việt Nam là đối tác quan trọng của Thái Lan trong các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội không chỉ song phương, mà còn trong khuôn khổ các tổ chức khu vực như Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) và ASEAN.
Chính vì thế, Thái Lan và Việt Nam đã có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp cả về lĩnh vực du lịch và lữ hành. Bản ghi nhớ thứ nhất giữa TAT và Tổng cục Du lịch Việt Nam ký ngày 16/3/1994 tại Hà Nội nhằm xúc tiến hợp tác du lịch, cập nhật quy định nhập cảnh và nâng cao nhân lực.
Kế hoạch thực hiện hợp tác du lịch chi tiết được hai bên ký kết tháng 11/2000 tại Hà Nội đã được thiết lập nhằm gia tăng số chuyến bay giữa hai nước, xúc tiến du lịch trên bộ, dọc sông Mê Kông và tạo điều kiện đi lại thuận lợi giữa hai nước.
Khách Việt Nam đến Thái Lan năm 2006 đã lên tới 251.838 lượt người, tăng 28,85%, và là mức tăng trưởng hạng tư trong vùng Đông Nam Á. Thời gian lưu trú trung bình của du khách Việt Nam tại Thái Lan là 4,61 ngày và chi tiêu trung bình 3.417 Baht/người/ngày.
Còn số lượng du khách người Thái Lan đến thăm Việt Nam cũng tăng cao. Việt Nam hiện là điểm đến phổ biến đứng hạng thứ hai trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, chỉ sau Lào. Trong 9 tháng đầu năm 2007, đã có 120.867 lượt khách Thái đến Việt Nam, chiếm 37,3% tổng số khách du lịch nước ngoài của Thái Lan.
Trong quan hệ hợp tác du lịch giữa hai nước, đã có những dự án nào được thực hiện? Bà có nhận xét gì về những dự án này?
Đã có nhiều dự án hợp tác được thực hiện để gia tăng các điểm du lịch trong cùng một lúc. Chúng ta đã thực hiện một số chương trình tiếp thị chung với Lào để tận dụng hệ thống xa lộ châu Á đang phát triển nhanh chóng.
Một dự án đặc biệt khác đã được lập để quảng cáo các địa điểm di sản thế giới của cả hai nước để kết hợp và các chương trình du lịch. Đặc biệt là dự án thiết lập làng hữu nghị Thái - Việt tại xã Nachok, huyện Nongyat, Muang, Nakornphanom, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc một thời gian ngắn.
Chúng ta cũng đã thực hiện các chuyến giới thiệu, trao đổi về du lịch, khuyến mãi và giới thiệu các điểm đến của cả hai nước. Đồng thời chúng ta là những đại biểu thường xuyên tham dự các sự kiện do từng nước tổ chức hàng năm.
Ví như Việt Nam tham dự sự kiện Chợ lữ hành Thái Lan cùng “Cửa ngõ Bất ngờ” đến Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Thailand Travel Mart Plus Amazing Gateway to Greater Mekong Subregion) do Thái Lan tổ chức; và Thái Lan tham dự “Hội chợ lữ hành quốc tế -ITA” do Việt Nam tổ chức...
Trong năm tới, chúng tôi có một số sự kiện lữ hành quan trọng mà các bạn không nên bỏ qua, đó là: Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2008), tổ chức tại Bangkok từ 18 đến 26/1/2008; Thách thức PATA CEO 2008, từ 29-30/4/2008; Chợ lữ hành cùng “Cửa ngõ Bất ngờ”, từ 5-8/6/2008.
Chúng tôi vẫn đang lạc quan trước mục tiêu 14,8 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2007 với thu nhập ước tính 547,5 tỷ Baht. Dự kiến số khách quốc tế năm 2008 là 15,7 triệu, tăng 6% so với năm 2007, và thu nhập đạt 600 tỷ Baht.
Chúng tôi đang kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Đức Vua, và để bày tỏ lòng tôn kính Đức Vua, chúng tôi đang xúc tiến 9 dự án “Khám phá Sáng kiến Hoàng gia” để du khách có thể trải nghiệm tính thích hợp của các dự án phát triển kinh tế-xã hội khác nhau do Đức Vua khởi xướng.
Thưa bà, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) mới khai trương văn phòng đầu tiên của mình tại Việt Nam. Bà có thể cho biết đôi nét về văn phòng và các hoạt động của nó?
Văn phòng TAT đầu tiên ở Việt Nam được đặt tại Tp.HCM, hiện tạm thời đặt tại Tổng lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3, Tp.HCM). Trong tương lai gần, văn phòng TAT sẽ có trụ sở khác. Chúng tôi được Tổng cục Du lịch Việt Nam cấp giấy phép mở văn phòng này từ 25/4/2007.
Mục đích của văn phòng TAT là xúc tiến các quan hệ du lịch và lữ hành giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan ngày càng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Theo bà, hiện hợp tác du lịch Việt-Thái đang ở giai đoạn nào?
Việt Nam là đối tác quan trọng của Thái Lan trong các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội không chỉ song phương, mà còn trong khuôn khổ các tổ chức khu vực như Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) và ASEAN.
Chính vì thế, Thái Lan và Việt Nam đã có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp cả về lĩnh vực du lịch và lữ hành. Bản ghi nhớ thứ nhất giữa TAT và Tổng cục Du lịch Việt Nam ký ngày 16/3/1994 tại Hà Nội nhằm xúc tiến hợp tác du lịch, cập nhật quy định nhập cảnh và nâng cao nhân lực.
Kế hoạch thực hiện hợp tác du lịch chi tiết được hai bên ký kết tháng 11/2000 tại Hà Nội đã được thiết lập nhằm gia tăng số chuyến bay giữa hai nước, xúc tiến du lịch trên bộ, dọc sông Mê Kông và tạo điều kiện đi lại thuận lợi giữa hai nước.
Khách Việt Nam đến Thái Lan năm 2006 đã lên tới 251.838 lượt người, tăng 28,85%, và là mức tăng trưởng hạng tư trong vùng Đông Nam Á. Thời gian lưu trú trung bình của du khách Việt Nam tại Thái Lan là 4,61 ngày và chi tiêu trung bình 3.417 Baht/người/ngày.
Còn số lượng du khách người Thái Lan đến thăm Việt Nam cũng tăng cao. Việt Nam hiện là điểm đến phổ biến đứng hạng thứ hai trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, chỉ sau Lào. Trong 9 tháng đầu năm 2007, đã có 120.867 lượt khách Thái đến Việt Nam, chiếm 37,3% tổng số khách du lịch nước ngoài của Thái Lan.
Trong quan hệ hợp tác du lịch giữa hai nước, đã có những dự án nào được thực hiện? Bà có nhận xét gì về những dự án này?
Đã có nhiều dự án hợp tác được thực hiện để gia tăng các điểm du lịch trong cùng một lúc. Chúng ta đã thực hiện một số chương trình tiếp thị chung với Lào để tận dụng hệ thống xa lộ châu Á đang phát triển nhanh chóng.
Một dự án đặc biệt khác đã được lập để quảng cáo các địa điểm di sản thế giới của cả hai nước để kết hợp và các chương trình du lịch. Đặc biệt là dự án thiết lập làng hữu nghị Thái - Việt tại xã Nachok, huyện Nongyat, Muang, Nakornphanom, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc một thời gian ngắn.
Chúng ta cũng đã thực hiện các chuyến giới thiệu, trao đổi về du lịch, khuyến mãi và giới thiệu các điểm đến của cả hai nước. Đồng thời chúng ta là những đại biểu thường xuyên tham dự các sự kiện do từng nước tổ chức hàng năm.
Ví như Việt Nam tham dự sự kiện Chợ lữ hành Thái Lan cùng “Cửa ngõ Bất ngờ” đến Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Thailand Travel Mart Plus Amazing Gateway to Greater Mekong Subregion) do Thái Lan tổ chức; và Thái Lan tham dự “Hội chợ lữ hành quốc tế -ITA” do Việt Nam tổ chức...
Trong năm tới, chúng tôi có một số sự kiện lữ hành quan trọng mà các bạn không nên bỏ qua, đó là: Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2008), tổ chức tại Bangkok từ 18 đến 26/1/2008; Thách thức PATA CEO 2008, từ 29-30/4/2008; Chợ lữ hành cùng “Cửa ngõ Bất ngờ”, từ 5-8/6/2008.
Chúng tôi vẫn đang lạc quan trước mục tiêu 14,8 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2007 với thu nhập ước tính 547,5 tỷ Baht. Dự kiến số khách quốc tế năm 2008 là 15,7 triệu, tăng 6% so với năm 2007, và thu nhập đạt 600 tỷ Baht.
Chúng tôi đang kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Đức Vua, và để bày tỏ lòng tôn kính Đức Vua, chúng tôi đang xúc tiến 9 dự án “Khám phá Sáng kiến Hoàng gia” để du khách có thể trải nghiệm tính thích hợp của các dự án phát triển kinh tế-xã hội khác nhau do Đức Vua khởi xướng.