Khi sữa rẻ hơn nước suối
Nhiều nông dân nuôi bò sữa đang đứng trước nguy cơ phá sản hoặc phải chuyển nghề vì giá thu mua sữa quá rẻ
Bà con nuôi bò sữa ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 (Tp.HCM) cho biết, hiện nay, giá thức ăn gia súc tăng lên gấp 2, 3 lần, nhưng giá sữa bà con giao cho Tổng công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) luôn bị trừ bị hạ xuống mức quá rẻ.
Giá sữa trên thị trường Việt Nam đang ở mức cao nhất, nhì thế giới, thế nhưng nông dân ở ngoại thành Tp.HCM làm ra nguồn sữa bò nguyên liệu lại đang phải giao bán sữa cho các doanh nghiệp với cái giá rẻ hơn cả nước suối!
Cách đây hơn 10 năm, khi ngành nông nghiệp Tp.HCM bắt tay vào thực hiện chương trình “2 cây, 2 con”, trong đó có con bò sữa, công ty Vinamilk đã cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho người nuôi bò sữa, tạo điều kiện phát triển đàn bò. Trải qua nhiều giai đoạn cam go, đàn bò sữa của Tp.HCM nay đã lên tới hơn 60.000 con.
Phải thừa nhận rằng con bò sữa cũng đã từng giúp cho nhiều gia đình ở ngoại thành thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên giờ đây, bên chuồng, nông dân chăn nuôi lo lắng, ngao ngán, chung tâm trạng chán nản khi giá thức ăn, chi phí đầu vào tăng mà giá thu mua sữa không tăng tương ứng.
Giá thu mua chưa hợp lý
Ông Út Tánh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, cho biết: “Giá sữa thu mua hiện nay là không hợp lý, đề nghị công ty sữa tính toán lại giá thu mua sữa. Giá 7.000 đồng/ký như hiện nay, đâu phải sữa lúc nào cũng đạt loại A, B. Trừ tiền thức ăn cho bò với giá bán như hiện nay thì chưa có lời, chưa tính tiền thuốc men khi bò bệnh”.
Chị Bảy, nuôi bò lâu năm ở phường Phước Long, Thủ Đức, cho biết: “Giá cám cho bò ăn thì tăng liên tục. Trước đây, giá của công ty mua là 5.500 đồng/ký, bao cám có 65.000 đồng. Bây giờ bao cám 120.000 đồng, tiền sữa 1 ký công ty cũng chỉ mua có 5.700 đồng.
Tính ra mức chi phí đầu vào tăng gần gấp đôi còn giá sữa vẫn như vậy. Theo tôi, công ty phải tăng lên khoảng 8.000 đồng/ký thì bà con mới sốt sắng nuôi. Vừa rồi tôi bán hết một nửa đàn 20 con, lấy vốn chuyển sang làm ăn khác”.
Ông Út nuôi bò sữa ở phường Thạnh Xuân, quận 12, cho biết: “Đem sữa đến bán, trạm thu mua nói không đạt, thành ra người nông dân ở đây rất bức xúc. Nuôi bò cũng đúng theo qui cách của công ty sữa qui định, nhưng giá sữa tại sao thấp tại sao không ổn định?
Người thu mua ở trạm trung chuyển đưa đủ điều kiện là sữa ít béo, rồi vi sinh, bà con ở đây rất bức xúc. Giá sữa thu mua hiện nay, người nuôi bò sữa phải chịu lỗ, vì thức ăn tăng. Hiện nay đã có một số hộ bán rẻ bò chuyển sang làm nghề khác. Bà con ở đây cho rằng gởi tiền ngân hàng lấy tiền lãi sướng hơn là nuôi bò”.
Giải pháp duy trì và phát triển đàn bò sữa
Từ năm 2007 đến nay, Vinamilk cũng đã tăng giá thu mua sữa tươi cho bà con. Tuy nhiên, kèm theo đó là các biện pháp xiết chặt chất lượng khiến bà con lúng túng, vì mức trừ độ khô, độ béo, chỉ số vi sinh quá cao. Nếu như trước đây, sữa của bà con giao cho công ty không đạt loại A, với độ khô là 12%, độ béo 3,5%, công ty chỉ trừ 50 đồng/ký.
Giờ đây số tiền công ty phạt trừ lên tới 700 đồng/ký, tức là gấp 14 lần, giá 1 ký sữa lẽ ra là 7.400 đồng và bà con chỉ nhận được 6.500 - 5.500 đồng, có khi xuống chỉ còn 2.500 đồng/ký. Ngay cả nhân viên của các trạm trung chuyển sữa cũng phải xót xa khi trừ tiền mà công ty đang áp dụng với bà con.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Phó tổng giám đốc Vinamilk, để có nguồn sữa sạch phục vụ người tiêu dùng, Vinamilk buộc phải áp dụng các biện pháp trừ tiền với những bà con chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Việc trừ tiền này cũng là nhằm nhắc nhở bà con phải chăm cho bò ăn đầy đủ cả về lượng, về chất, giữ gìn vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa, bảo quản sữa.
Trước những thiệt thòi mà người nông dân đang phải gánh chịu, ông Nguyễn Văn Tuổi, Phó ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân Tp.HCM, người đã nhiều năm gắn bó với bà con nuôi bò sữa, kiến nghị: “Chúng tôi đề nghị các ban ngành, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu có những giải pháp để làm sao ổn định lại giá của nguyên liệu đầu vào, như giá thức ăn, các nguyên liệu khác, đặc biệt là tăng được giá thu mua sữa, mà hạn chế tối đa việc trừ chất lượng sữa.
Nếu trừ chất lượng sữa thì phải tăng cường các giải pháp như đưa khoa học kỹ thuật để cho nông dân học hỏi làm cho chất lượng sữa đáp ứng theo nhu cầu chất của nhà máy. Bà con rất mong Vinamilk luôn bảo đảm cân đối hài hoà lợi ích của công ty với lợi ích của người chăn nuôi.
Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Tp.HCM cũng cần sớm đưa ra những chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người chăn nuôi. Có như vậy mới mong duy trì và phát triển đàn bò sữa quí giá của Tp.HCM”.
Giá sữa trên thị trường Việt Nam đang ở mức cao nhất, nhì thế giới, thế nhưng nông dân ở ngoại thành Tp.HCM làm ra nguồn sữa bò nguyên liệu lại đang phải giao bán sữa cho các doanh nghiệp với cái giá rẻ hơn cả nước suối!
Cách đây hơn 10 năm, khi ngành nông nghiệp Tp.HCM bắt tay vào thực hiện chương trình “2 cây, 2 con”, trong đó có con bò sữa, công ty Vinamilk đã cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho người nuôi bò sữa, tạo điều kiện phát triển đàn bò. Trải qua nhiều giai đoạn cam go, đàn bò sữa của Tp.HCM nay đã lên tới hơn 60.000 con.
Phải thừa nhận rằng con bò sữa cũng đã từng giúp cho nhiều gia đình ở ngoại thành thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên giờ đây, bên chuồng, nông dân chăn nuôi lo lắng, ngao ngán, chung tâm trạng chán nản khi giá thức ăn, chi phí đầu vào tăng mà giá thu mua sữa không tăng tương ứng.
Giá thu mua chưa hợp lý
Ông Út Tánh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, cho biết: “Giá sữa thu mua hiện nay là không hợp lý, đề nghị công ty sữa tính toán lại giá thu mua sữa. Giá 7.000 đồng/ký như hiện nay, đâu phải sữa lúc nào cũng đạt loại A, B. Trừ tiền thức ăn cho bò với giá bán như hiện nay thì chưa có lời, chưa tính tiền thuốc men khi bò bệnh”.
Chị Bảy, nuôi bò lâu năm ở phường Phước Long, Thủ Đức, cho biết: “Giá cám cho bò ăn thì tăng liên tục. Trước đây, giá của công ty mua là 5.500 đồng/ký, bao cám có 65.000 đồng. Bây giờ bao cám 120.000 đồng, tiền sữa 1 ký công ty cũng chỉ mua có 5.700 đồng.
Tính ra mức chi phí đầu vào tăng gần gấp đôi còn giá sữa vẫn như vậy. Theo tôi, công ty phải tăng lên khoảng 8.000 đồng/ký thì bà con mới sốt sắng nuôi. Vừa rồi tôi bán hết một nửa đàn 20 con, lấy vốn chuyển sang làm ăn khác”.
Ông Út nuôi bò sữa ở phường Thạnh Xuân, quận 12, cho biết: “Đem sữa đến bán, trạm thu mua nói không đạt, thành ra người nông dân ở đây rất bức xúc. Nuôi bò cũng đúng theo qui cách của công ty sữa qui định, nhưng giá sữa tại sao thấp tại sao không ổn định?
Người thu mua ở trạm trung chuyển đưa đủ điều kiện là sữa ít béo, rồi vi sinh, bà con ở đây rất bức xúc. Giá sữa thu mua hiện nay, người nuôi bò sữa phải chịu lỗ, vì thức ăn tăng. Hiện nay đã có một số hộ bán rẻ bò chuyển sang làm nghề khác. Bà con ở đây cho rằng gởi tiền ngân hàng lấy tiền lãi sướng hơn là nuôi bò”.
Giải pháp duy trì và phát triển đàn bò sữa
Từ năm 2007 đến nay, Vinamilk cũng đã tăng giá thu mua sữa tươi cho bà con. Tuy nhiên, kèm theo đó là các biện pháp xiết chặt chất lượng khiến bà con lúng túng, vì mức trừ độ khô, độ béo, chỉ số vi sinh quá cao. Nếu như trước đây, sữa của bà con giao cho công ty không đạt loại A, với độ khô là 12%, độ béo 3,5%, công ty chỉ trừ 50 đồng/ký.
Giờ đây số tiền công ty phạt trừ lên tới 700 đồng/ký, tức là gấp 14 lần, giá 1 ký sữa lẽ ra là 7.400 đồng và bà con chỉ nhận được 6.500 - 5.500 đồng, có khi xuống chỉ còn 2.500 đồng/ký. Ngay cả nhân viên của các trạm trung chuyển sữa cũng phải xót xa khi trừ tiền mà công ty đang áp dụng với bà con.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Phó tổng giám đốc Vinamilk, để có nguồn sữa sạch phục vụ người tiêu dùng, Vinamilk buộc phải áp dụng các biện pháp trừ tiền với những bà con chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Việc trừ tiền này cũng là nhằm nhắc nhở bà con phải chăm cho bò ăn đầy đủ cả về lượng, về chất, giữ gìn vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa, bảo quản sữa.
Trước những thiệt thòi mà người nông dân đang phải gánh chịu, ông Nguyễn Văn Tuổi, Phó ban Kinh tế - Xã hội Hội Nông dân Tp.HCM, người đã nhiều năm gắn bó với bà con nuôi bò sữa, kiến nghị: “Chúng tôi đề nghị các ban ngành, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước nghiên cứu có những giải pháp để làm sao ổn định lại giá của nguyên liệu đầu vào, như giá thức ăn, các nguyên liệu khác, đặc biệt là tăng được giá thu mua sữa, mà hạn chế tối đa việc trừ chất lượng sữa.
Nếu trừ chất lượng sữa thì phải tăng cường các giải pháp như đưa khoa học kỹ thuật để cho nông dân học hỏi làm cho chất lượng sữa đáp ứng theo nhu cầu chất của nhà máy. Bà con rất mong Vinamilk luôn bảo đảm cân đối hài hoà lợi ích của công ty với lợi ích của người chăn nuôi.
Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Tp.HCM cũng cần sớm đưa ra những chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người chăn nuôi. Có như vậy mới mong duy trì và phát triển đàn bò sữa quí giá của Tp.HCM”.